Các bệnh thường gặp ở cây sầu riêng và cách phòng trừ
Kích thước chữ
Các bệnh thường gặp ở cây sầu riêng là những loại bệnh nào, chúng gây hại cho cây trồng và ảnh hưởng đến mùa vụ, chất lượng của trái ra sao. Làm thế nào để phòng trừ hiệu quả các loại bệnh hại này, cho cây sầu riêng phát triển khỏe mạnh, ra trái tốt, đạt chất lượng nông sản.
Cây sầu riêng thuộc nhóm cây ăn quả lâu năm phổ biến tại Việt Nam. Để trồng được cây sầu riêng, nhà nông cần có một chế độ chăm sóc kỹ lưỡng. Nếu không được chăm sóc tóc, cây sẽ rất dễ bị nhiễm bệnh và làm giảm năng suất của cây. Vậy các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết hôm nay nhé!
Tổng quan về cây sầu riêng
Sầu riêng là loại cây ăn quả lâu năm phổ biến tại Malaysia và được trồng rất nhiều tại khu vực Nam bộ nước ta. Quả của cây sầu riêng có lớp vỏ gai nhọn và cứng nhưng bên trong lại chứa phần thịt mềm, ngọt và có mùi vị đặc trưng.
Để trồng và thu hoạch sầu riêng, người nông dân phải chăm sóc cây từ 5 đến 6 năm. Đây là khoảng thời gian mà nhà nông có thể thu hoạch được những quả sầu riêng có giá trị kinh tế cao.
Các bệnh thường gặp ở cây sầu riêng
Trong quá trình trồng sầu riêng, người trồng cũng nên lưu ý đến cách chăm sóc cây đúng cách. Nếu không được trồng đúng cách, cây sầu riêng rất dễ bị nhiễm các loại bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất của vụ mùa.
Sau đây, chúng tôi sẽ liệt kê các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng và các triệu chứng của từng loại bệnh.
Bệnh cháy lá cây sầu riêng
Đầu tiên sẽ là bệnh lá cây sầu riêng là hiện tượng xuất hiện các đốm nâu tạo thành mảng như bị cháy. Thông thường, bệnh cháy lá sầu riêng xảy ra vào mùa nắng hoặc thời điểm sầu riêng ra hoa, đầu trái. Tình trạng của bệnh cháy lá này xảy ra ở cả lá già và lá non trên cây sầu riêng.
Bệnh thán thư trên cây sầu riêng
Thán thư là tên gọi của loại bệnh phổ biến thường gặp tại các khu vườn trồng sầu riêng. Loại bệnh này thường tấn công lên bộ phận lá và lan dần sang hoa và trái non.
Khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn, cây sầu riêng sẽ phát triển kém và trở nên còi cọc. Đây có thể là loại bệnh gây tổn thất nặng nề nhất cho nhà nông khi trồng cây sầu riêng.
Bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
Khác với các loại bệnh trên, nứt thân xì mủ có thể ảnh hưởng đến các bộ phận của cây sầu riêng như rễ, lá, thân và quả. Bệnh này có thể xảy ra khi cây sầu riêng đang trong quá trình ươm mầm cho đến khi cây trường thành.
Bệnh thối trái ở cây sầu riêng
Bệnh thối trái sầu riêng thường không xảy ra khi cây ra quả mà chúng chỉ xuất hiện khi quả gần đến mùa thu hoạch. Lúc này, quả sẽ bị thối nhũn khiến nhà nông không thể sử dụng cho việc kinh doanh.
Bệnh đốm rong trên lá cây sầu riêng
Vào mùa mưa, cây sầu riêng thường xuất hiện bệnh đốm rong gây ảnh hưởng đến cây. Nếu bệnh này không được phòng ngừa sẽ gây hại đến các bộ phận khác và ngăn chặn sự phát triển cho cây.
Bệnh nấm hồng trên thân cây sầu riêng
Nầm hồng là loại bệnh gây hại cho các bộ phận trên cây sầu riêng. Cụ thể, khi nhiễm bệnh, nấm hồng sẽ ảnh hưởng lên lá cành và thân của cây. Khi chuyển sang nhiễm bệnh nặng sẽ gây chết cành và chết cây.
Bệnh vàng lá trên cây sầu riêng
Tại các khu vườn sầu riêng ở giai đoạn gần mùa thu hoạch, hiện tượng vàng lá sẽ dễ dàng xảy ra khi cây không được chăm sóc tốt. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng của quả khi thu hoạch.
Bệnh đốm mắt cua trên cây sầu riêng
Khi cây ở giai đoạn phát triển, bệnh đốm mắt cua sẽ xuất hiện và gây cản trở quá trình trưởng thành của cây. Tệ hơn nữa, quả của cây sầu riêng sẽ bị ảnh hưởng và giảm năng suất và chất lượng cho nhà nông.
Nguyên nhân gây ra các bệnh thường gặp ở cây sầu riêng
Qua những thông tin trên, nhà nông đã có thể biết được những bệnh gây hại phổ biến trên cây sầu riêng. Từ đó, hãy tìm hiểu thêm nguyên nhân của những loại bệnh này để có cách phòng ngừa hiệu quả cho cây trồng:
Nguyên nhân bệnh cháy lá: Nấm Rhizoctonia là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh cháy lá trên cây sầu riêng.
Nguyên nhân bệnh thán thư: Do một loại nấm mốc có tên Collectotrichum gloeosporioides.
Nguyên nhân bệnh nứt thân xì mủ: hiện tượng này do nấm Phytophthora palmivora gây ra.
Nguyên nhân bệnh thối trái cây sầu riêng: Do nấm Phytophthora tấn công vào các vùng bị sâu đục lỗ trước đó gây thối thối trái.
Nguyên nhân gây bệnh đốm rong trên lá: Khác với loại bệnh trên, bệnh đốm rong do một loại tảo Cephaleuros virescenns lây nhiễm trên lá.
Nguyên nhân bệnh nấm hồng: Do nấm Erythricium salmonicolor gây bệnh.
Nguyên nhân xảy ra bệnh vàng lá ở cây sầu riêng: Cây sầu riêng bị tấn công bởi nấm Phythophthora và Fusarium lây nhiễm. Điều này làm cản trở khả năng quang hợp của cây và gây ra bệnh vàng lá.
Nguồn gốc của bệnh đốm mắt cua: Bắt nguồn từ loại nấm mốc Phomopsis durionis khiến lá có nhiều đốm nâu trên mặt.
Biểu hiệu và tác hại của các bệnh thường gặp ở câu sầu riêng
Để nhà nông dễ dàng nhận biết loại bệnh trên cây sầu riêng, chúng tôi sẽ nêu rõ chi tiết các biểu hiện đặc trưng của bệnh.
Biểu hiện của cháy lá: Các lá trên cây sẽ xuất hiện các mảng nâu, khô héo. Biểu hiện này gần giống với bệnh thán thư nhưng chúng dễ nhiễm bệnh ở phần lá gần mặt đất.
Biểu hiện bệnh thán thư trên cây sầu riêng: Khi nhiễm bệnh, các lá già của cây sầu riêng sẽ bị khô héo từ giữa đến ngọn lá.
Dấu hiệu của bệnh nứt thân xì mủ: Nhận biết rõ nhất trên thân cây với những vết nứt dài và ngắn. Thêm vào đó là những nhựa và mủ của cây chảy ra tại các vết nứt.
Triệu chứng bệnh thối trái cây sầu riêng: Sau khi nhiễm bệnh, trái của cây sầu riêng sẽ bị thối ở cuống trái. Bạn có thể thấy rõ qua các đốm đen nhỏ trên trái và sẽ lớn dần theo thời gian.
Biểu hiện nhận biết bệnh đốm rong: Khi cây sầu riêng nhiễm bệnh đốm rong, phần là của cây sẽ có những đốm nhỏ li ti nằm rải rác trên mặt.
Dấu hiệu của bệnh nấm hồng: Loại bệnh này sẽ xảy ra trên vỏ cây và phổ biến ở những cách nhỏ phân nhánh. Ban đầu, những sới nấm sẽ phát triển trên lớp vỏ của cây, và dần chuyển sang dạng phần hồng.
Triệu chứng của bệnh vàng lá: Phần lá cây sẽ chuyển sang vàng và bị cháy ở phần chóp. Nếu không chữa bệnh kịp thời, cây sẽ trở nên còi cọc và gây chết lá trên cây.
Triệu chứng của bệnh đốm mắt cua: Nhà nông có thể phát hiện bệnh đốm mắt cua trên lá cây sầu riêng. Cụ thể, lá sẽ có những đốm nâu nhạt và tỏa vàng xung quanh đốm.
Cách phòng trị các bệnh thường gặp ở cây sầu riêng
Tiếp theo, chúng tôi sẽ hướng dẫn một số cách phòng trị – chữa các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng cho nhà nông. Cùng xem qua để biết cách phòng trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Cách phòng ngừa và trị bệnh cháy lá cây sầu riêng
Cắt tỉa phần lá bị nhiễm bệnh và tiêu hủy để ngăn bệnh lây lan.
Phòng trừ bệnh cháy lá do nấm bệnh gây ra bằng sản phẩm Chatomium AQ11 của AQ Bice.
Tạo không gian khoảng cách giữa các cây sầu riêng.
Xử lý rác thải xung quanh khu vực vườn sầu riêng.
Thường xuyên kiểm tra và đánh giá tình trạng cây sầu riêng, đặc biệt là thời điểm cây trưởng thành.
Phòng trị bệnh thán thư cho cây sầu riêng
Cắt tỉa và loại bỏ các bộ phận trên cây sầu riêng bị nhiễm bệnh.
Sử dụng các loại phân bón có nguồn dinh dưỡng và phù hợp cho cây sầu riêng.
Thường xuyên chăm sóc, tưới cây để giúp cây luôn khỏe và tốt.
Dọn dẹp vệ sinh đất trồng trước và sau mỗi vụ mùa để loại trừ các mầm bệnh.
Khuyến khích sử dụng các loại phân bón hữu cơ hoặc vi sinh để cây đạt được năng suất tốt nhất.
Dùng thuốc trừ bệnh Phy Fusaco để phòng và trị cho cây sầu riêng khi bị nhiễm bệnh thán thư.
Phòng ngừa và trị bệnh nứt thân xì mủ trên cây sầu riêng
Xử lý các lớp nhựa chảy ở vết nứt bằng giấy khô.
Cạo bỏ lớp vỏ bị thối đen bằng dao sạch.
Cân bằng các chất dinh dưỡng có trong đất như: độ pH, chất hữu cơ, vi sinh.
Hạn chế tưới quá nhiều nước và sử dụng phân hóa học cho cây sầu riêng.
Nên sử dụng phân bón vi sinh, hữu có và các chất dinh dưỡng để cây phát triển tốt và cho ra năng suất cao.
Hướng dẫn cách trị bệnh thối trái hiệu quả trên cây sầu riêng
Loại bỏ các quả bị nhiễm bệnh để tránh ảnh hưởng lây lan xung quanh.
Thiết lập hệ thống thoát nước tại khu vực trồng cây sầu riêng để phòng bệnh.
Lựa chọn các nguồn giống tốt để ngăn ngừa các loại nấm mốc tấn công.
Nghiên cứu chi tiết các loại phân bón phù hợp cho cây và bón với liều lượng vừa đủ để cây không bị nhiễm bệnh.
Vệ sinh thường xuyên đất trồng sầu riêng.
Cách phòng ngừa bệnh đốm rong cho cây sầu riêng
Chăm sóc và kiểm tra cây trồng thường xuyên để phát hiện bệnh kịp thời.
Nên dùng phân bón hữu cơ hoặc vi sinh để cây phát triển khỏe mạnh.
Cắt bỏ các phần nhiễm bệnh, lá già, khô trên cây sầu riêng.
Nâng cấp khả năng thoát nước tốt để hạn chế tại vườn sầu riêng khả năng ngập nước vào mùa mưa.
Phòng trừ bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng
Không nên trồng cây sầu riêng quá gần nhau để tránh lây lan bệnh giữa các cây.
Kiểm tra vườn sầu riêng hàng ngày để phát hiện bệnh nấm hồng trên cây sầu riêng.
Cắt, tỉa thường xuyên các nhánh cây bị nhiễm bệnh.
Bón phân, tưới nước thường xuyên và đúng liều lượng giúp cây phòng bệnh và phát triển tốt.
Giải pháp Antafungal sẽ giúp nhà nông trị bệnh nấm hồng cho cây sầu riêng mà không chịu ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây.
Cách khắc phục bệnh vàng lá cho cây sầu riêng
Không nên bón phân NPK khi cây sầu riêng bị nhiễm bệnh vàng lá.
Xử lý lại hệ thống thoát nước cho khu vực trồng sầu riêng.
Sử dụng thuốc để trị bệnh và phòng bệnh vàng lá cây sầu riêng hiệu quả hơn.
Loại trừ các cành cây bị vàng lá trên cây để không ảnh hưởng qua các bộ phận khác.
Phòng ngừa bệnh đốm mắt cua cây sầu riêng
Cắt tỉa cành thường xuyên để cây sầu riêng luôn được thoáng mát.
Phân bố đều khoảng cách giữa các cây để tránh lây nhiễm màm bệnh.
Nghiên cứu liều lượng phân bón và loại phân cung cấp nguồn dinh dưỡng phù hợp cho cây.
Phát hiện và xử lý kịp thời cây sầu riêng bị nhiễm bệnh.
Một số mẹo giúp hạn chế các bệnh thường gặp ở cây sầu riêng
Bên cạnh những giải pháp phòng trị các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng, chúng tôi sẽ chia sẻ một số mẹo hay để nâng cao năng suất cho cây trồng. Có 5 cách cơ bản sau:
Dọn vệ sinh khu vực trồng sầu riêng
Đầu tiên, nhà nông nên xử lý và dọn dẹp rác thải khu vực trồng sầu riêng trước và sau khi trồng để bảo vệ đất canh tác. Ngoài ra, việc này cũng ngăn ngừa được một số loại sâu và và nấm mốc gây bệnh cho cây.
Xử lý và chọn đất trồng sầu riêng phù hợp
Không giống với các loại cây ăn trái, sầu riêng cần được trồng trên các loại đất như: phù sa, đất đỏ bazan, đất thịt,… để phát triển tốt. Nếu trồng trên đất bị nhiễm mặn hoặc phèn sẽ làm giảm năng suất của cây.
Thêm vào đó, việc cân bằng lại độ pH và độ đạm có trong đất sẽ giúp người nông dân canh tác tốt hơn.
Bón phân và chăm sóc bằng các chất dinh dưỡng
Sử dụng phân bón hữu cơ hoặc vi sinh để hạn chế các tác dụng phụ khác như phân bón hóa học. Nhà nông cần đo lường liều lượng phân bón vừa đủ cho cây trước khi bón.
Lưu ý: Không nên bón phân NPK khi mới gieo trồng cây sầu riêng trong vòng 45 ngày và khi cây nhiễm bệnh vàng lá.
Trồng cây sầu riêng vào đúng thời điểm
Qua nhiều nghiên cứu và kinh nghiệm của người nông dân Việt Nam, sầu riêng thường được trồng trong khoảng thời gian từ tháng 5 – tháng 8. Đây là giai đoạn đầu mùa mưa và giữa mùa mưa giúp cây sầu riêng sinh trưởng tốt hơn và kết quả thu hoạch có giá trị kinh tế cao.
Sử dụng các loại thuốc phòng ngừa bệnh uy tín
Cuối cùng là những sản phẩm tốt giúp cây sầu riêng phát triển tốt và ngăn ngừa được các mầm bệnh có nguy cơ gây hại cho cây. Thêm vào đó, sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc uy tín sẽ giúp cho nhà nông yên tâm hơn về độ hiệu quả.
Trên đây là một số kiến thức nông nghiệp liên quan đến các bệnh thường gặp trên cây sầu riêng dành cho nông dân. Nếu còn thắc mắc về thông tin nông nghiệp hoặc cần tư vấn về sản phẩm thì hãy liên hệ đến Hotline 098 1355 180.
Xem và cập nhật thêm về các tin tức và kiến thức nông nghiệp tại Website nguyenlieusinhhoc.com