Bôi vôi vào mít có tác dụng gì? có hại sức khỏe không?

Bôi vôi vào mít có tác dụng gì? có hại sức khỏe không?

20/05/2024

Kích thước chữ

Bôi vôi vào mít được áp dụng với mục đích gì và nó có ảnh hưởng đến người tiêu dùng hay không? Cùng AQ tìm hiểu thông tin xoay quanh vấn đề này trong bài viết sau nhé!

Tìm hiểu về vấn đề bôi vôi vào mít là gì?

Bôi vôi vào mít: Cách làm này có mục đích gì?
Sau khi tiến hành cắt phần đầu quả để kiểm tra chất lượng trái, bà con thực hiện phương pháp bôi vôi cho quả để tránh làm hư hỏng, các nấm, vi khuẩn xâm nhập vào trái

Bôi vôi vào mít là hình thức thường gặp khiến người tiêu dùng e ngại vì chưa biết lý do tại sao thương lái lại dùng dao cắt phần đầu quả mít và bôi vôi như vậy. Một số thông tin cụ thể về vấn đề bôi vôi vào quả mít như sau:

Tại sao quả mít lại cắt đầu bôi vôi?

🔷 Để giải thích cho câu hỏi tại sao quả mít lại bị cắt phần đầu và bôi vôi, theo các chuyên gia thì mít Thái có đặc điểm hay bị xơ đen. Khi trồng mít người nông dân sẽ bao trái giúp chống côn trùng, ruồi vàng chích hút gây hư hỏng.

🔷 Khi quan sát bên ngoài khó để biết chất lượng bên trong. Để chắc chắn mua được sản phẩm tốt, nhiều thương lái sẽ tiến hành cắt một phần đầu quả mít ở vị trí gần cuống để kiểm tra chất lượng.

🔷 Sau khi cắt xong thì mít sẽ dễ bị hư hỏng, vì vậy họ sẽ tiến hành bôi vôi vào để bảo quản trong thời gian vận chuyển tới tay người tiêu dùng. Sử dụng vôi giúp sát khuẩn và hạn chế vi khuẩn xâm nhập.

Bôi vôi vào mít có gây hại sức khỏe con người?

Chất màu trắng sử dụng để bôi vào phần vai mít là vôi ăn trầu, và nó không gây ngộ độc cho người dùng. Và khi sử dụng mọi người chỉ cần cắt bỏ phần trắng đi sẽ không gây độc hại cho sức khỏe.

Mẹo làm mít chín nhanh đơn giản và hiệu quả

Bôi vôi vào mít: Cách làm này có mục đích gì?
Những phương pháp, mẹo để nhanh làm chín quả mít thường được nhiều hộ gia đình áp dụng

Để giúp mít chín ngon và an toàn, sau đây là tổng hợp các mẹo dân gian được nhiều gia đình áp dụng cho mít nhanh chín hơn, chi tiết như sau:

Phơi trái mít ở dưới ánh nắng trực tiếp

Khi hái mít xuống khỏi cây những quả chưa chín hẳn, mọi người có thể mang đi phơi nắng. Kiểm tra mít đã chín được chưa bằng hai cách như sau:

Cách 1: Tiến hành khoét 1 lỗ nhỏ trên quả mít, khi thấy quả chưa chín thì quét vôi lên chỗ đã khoét lỗ để tránh vi khuẩn, sâu bệnh xâm nhập. Sau đó bọc mít vào túi nilon và mang đi phơi nắng.

Cách 2: Quan sát phần gai có nở và mềm chưa, nếu chưa thì mang mít đi phơi. Với trái mít đã bổ đôi, thực hiện ép hai nửa vào và đem đi phơi nắng.

Bôi vôi vào vai mít

Bôi vôi vào mít có tác dụng gì thường là câu hỏi thắc mắc của nhiều người, với việc thử mít đã chín hay chưa, mọi người cắt vai thử xem múi mít có chuyển màu vàng chưa.

Quan sát thấy nếu mít còn xanh thì tiến hành quét vôi lên vết cắt để đốc hết phần mủ trong trái mít và giúp vết cắt mít không bị nhão do nhiễm nấm gây thối sau 1 đến 2 ngày. Sau vài ngày nếu thấy gai mít hơi mềm là biểu hiện mít đã chín.

Đóng cọc vào trái mít

Một cách làm chín mít tuy đơn giản nhưng còn xa lạ với nhiều người như sau:

Bước 1: Tìm một đoạn gỗ hoặc tre tươi đã vót nhọn, sau đó đem nung thật nóng ở trên lửa bếp.

Bước 2: Thực hiện đóng sâu đoạn gỗ, tre đã được nung này vào chính giữa phần dọc lõi của quả mít. Tiếp theo hãy vùi mít vào rơm khô hoặc các vật liệu thay thế để giữ nhiệt.

Bước 3: Để kiểm tra trái mít đã chín hay chưa, mọi người thực hiện vỗ tay vào thanh cây, nếu nghe tiếng bộp bộp và ấn vào trái mít thấy mềm thì mít đã chín.

Ủ mít chín đều tự nhiên trong nhiều ngày

Với hiện tượng mít rụng tự nhiên nhưng gai chưa mềm, chưa thơm thì mọi người có thể áp dụng ủ chín tự nhiên như sau: Bôi vôi vào đầu cuống, rồi để ủ trong chỗ râm mát tránh ánh nắng trực tiếp. Thời gian mít chín tùy điều kiện môi trường từ 2 – 5 ngày và đảm bảo an toàn cho người dùng.

Lợi ích tuyệt vời từ quả mít mang lại cho cơ thể con người

Bôi vôi vào mít: Cách làm này có mục đích gì?
Trái mít đem lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, ngăn ngừa được nhiều bệnh xảy ra ở cơ thể con người

Mít là một trong những loại quả mang lại nhiều dưỡng chất cho cơ thể con người, cùng các lợi ích cụ thể như sau:

🔷 Hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn: Hỗ trợ quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa, hạn chế rối loạn tiêu hóa, chống loét. Chất xơ trong mít giúp ngăn ngừa táo bón, loại bỏ mảng bám nhầy ở ruột, ngăn nguy cơ mắc các bệnh ung thư đại tràng.

🔷 Ngăn ngừa các bệnh về mắt, da: Vitamin A là nguồn khoáng chất với công dụng hiệu quả trong việc hỗ trợ, duy trì sức khỏe cho đôi mắt, làn da, ngăn ngừa bệnh lý thoái hóa điểm vàng, quáng gà.

🔷 Kiểm soát huyết áp, tim mạch: Nguồn kali có trong mít giúp điều trị tình trạng huyết áp cao, giảm nguy cơ đột quỵ, đau tim.

🔷 Tốt cho xương khớp: Magie trong mít là khoáng chất quan trọng giúp cơ thể hấp thụ canxi và hỗ trợ hệ xương chắc khỏe, ngăn ngừa rối loạn liên quan xương khớp như triệu chứng loãng xương.

🔷 Ngăn ngừa thiếu máu: Chất sắt trong mít giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, hỗ trợ cơ thể lưu thông máu tốt hơn. Trái mít là dinh dưỡng tuyệt vời cho người ăn kiêng bổ sung vào bữa ăn của mình giúp hạn chế thiếu sắt mà không sợ béo.

Cách phân biệt giữa mít chín cây và mít chín ép

Bôi vôi vào mít: Cách làm này có mục đích gì?
Phân biệt giữa mít chín cây và mín chín ép thông qua một số đặc điểm về múi, xơ, màu sắc, mủ, vỏ bên ngoài và mùi vị của quả

Một số đặc điểm của mít chín cây và mít chín ép mà mọi người có thể dựa vào để phân biệt dễ dàng như sau:

🔸 Mít chín cây: Có mùi thơm đặc trưng, múi mít vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi với xơ mít vàng nhạt hoặc trắng. Khi bổ ra thấy mít ít mủ, không có mủ trắng. Mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn trái xanh.

🔸 Mít chín ép: Bị tiêm thuốc nên không có mùi thơm, múi vàng nhưng ăn bị sượng, xơ mít màu vàng đậm giống múi mít. Mủ trắng chảy ra từ ruột mít do tác động từ thuốc. Mít chín ép sẽ có gai nhọn, gai dày hơn và cứng.

Xử lý nhựa mít bị dính vào tay và dao khi bổ mít

Khi bổ mít chẳng may bị dính mủ vào dao và tay thì mọi người có thể xử lý bằng các mẹo đơn giản sau:

🔸 Tiến hành rửa tay với nước ấm, sau đó dùng dao cắt đôi quả chanh rồi chà xát lên vị trí bị dính mủ trên tay hoặc dao. Sau đó rửa lại bằng nước sạch.

🔸 Dùng một lượng ít dầu hỏa để rửa tay hoặc dao giúp lấy đi phần nhựa bám dính rồi rửa lại bằng xà phòng và nước sạch.

🔸 Mọi người cũng có thể áp dụng cách nhai sống một ít hạt lạc (hạt đậu phộng) và dùng chúng để chà lên các vị trí dính nhựa mít, rồi cạo lớp nhựa bong ra.

🔸 Dao bị dính nhựa mít có thể mang đặt vào ngăn đá tủ lạnh, để nhựa mít cứng lại thì có thể dễ dàng gỡ chúng ra.

🔸 Hoặc dùng dầu ăn bôi lên lưỡi dao, dùng miếng cọ rửa chén để chà rồi rửa lại bằng nước sạch.

Bài viết đã giải thích về hiện tượng bôi vôi vào mít cũng như các thông tin hữu ích liên quan đến loại quả này. Đọc thêm các bài viết khác từ AQ hoặc gọi kỹ sư qua các số 028 8889 7322 – 0932 690 312 để AQ hỗ trợ bà con nhanh chóng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *