Cách phòng trừ bệnh lở cổ rễ cây lạc hiệu quả & Nguyên nhân

Cách phòng trừ bệnh lở cổ rễ cây lạc hiệu quả & Nguyên nhân

20/05/2024

Kích thước chữ

Bệnh lở cổ rễ cây lạc tấn công ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây lạc, gây thiệt hại nặng nề chủ yếu ở cây con. Loại bệnh này có thể bị nhiễm do sự tồn động mầm bệnh trong đất của vụ mùa trước hoặc bị nhiễm từ cây, hạt giống. Để tìm hiểu rõ hơn về loại bệnh này, kính mời bà con hãy cùng AQ theo dõi bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về bệnh lở cổ rễ cây lạc là gì?

Cách trừ bệnh lở cổ rễ cây lạc tận gốc, khỏe cây, phát triển tốt
Lở cổ rễ là tình trạng bệnh nguy hiểm cho cây lạc, bộ rễ bị thối đen, gốc thân bị bị lõm vào, dần teo đi, khiến cây bị héo và lá rụng dần

Bệnh lở cổ rễ cây lạc là loại bệnh nguy hiểm mà loại cây trồng nào cũng có thể bị nhiễm bệnh, bà con gặp nhiều khó khăn trong quá trình chăm sóc và điều trị bệnh cho cây. Bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ rễ của cây lạc, khiến rễ bị thối từ đó không thể tạo củ và dễ bị chết cây hàng loạt.

Nguyên nhân nào gây ra bệnh lở cổ rễ cây lạc?

Cách trừ bệnh lở cổ rễ cây lạc tận gốc, khỏe cây, phát triển tốt
Nguyên nhân chủ yếu khiến cây lạc bị bệnh lở cổ rễ là do sự xâm nhập của nấm Rhizoctonia solani Kuhn

Nguyên nhẫn khiến cho cây lạc bị mắc loại bệnh này là do tác động từ nhiều mặt:

🔶Nấm bệnh: Bệnh lở cổ rễ hình thành trên cây lạc bởi sự xâm nhập của nấm Rhizoctonia solani Kuhn. Các sợi nấm bệnh có màu trắng, hạch nấm khi mới xuất hiện sẽ có màu trắng, màu vàng nâu hoặc nâu đen khi bệnh phát triển nặng hơn. Chúng có kích thước từ 1 – 2mm, hình cầu có bề mặt trơn láng. Loại nấm bệnh sẽ tấn công ở bất kỳ giai đoạn nào của cây.

🔶Điều kiện thời tiết: Nhiệt độ nóng ẩm dao động từ 25 – 30 độ C, mưa nhiều, độ ẩm cao, sẽ là môi trường lý tưởng để nấm bệnh phát triển.

🔶Sự tồn đọng: Cây bị nhiễm bệnh do tàn dư của vụ mùa trước trong đất, không xử lý sạch mầm bệnh, khi trồng vụ mùa mới cây dễ bị nhiễm lại. Không chỉ vậy, cây có thể bị lây từ nguồn nước và gió.

🔶Tác động của con người: Trong quá trình canh tác, người chăm sóc vô tình gây ra các vết thương cho rễ, làm đứt rễ, lúc này nấm bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào các vết thương và tấn công sâu hơn làm cho cây bị nhiễm bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh lở cổ rễ cây lạc

Nhận biết bệnh qua một số triệu chứng của cây như sau mà bà con có thể phát hiện, nhanh chóng xử lý bệnh:

🔶Phần cổ thân bị úng, teo lại, cây có xu hướng ngã về phía nhưng phần lá chồi vẫn xanh tươi, sau một thời gian mới héo đi.

🔶Bộ phận mà bệnh thể hiện rõ nhất là phần gốc thân sát phần cổ rễ, các mô vỏ có hiện tượng thối đen hoặc thối nâu, các vết thối không đều, bộ rễ có màu nâu đỏ, phần bị nhiễm bệnh sẽ hơi lõm vào trong.

🔶Bệnh thường tấn công ở các cây con, mọi giai đoạn sinh trưởng của cây.

Tác hại do bệnh lở cổ rễ cây lạc gây ra cho cây trồng

🔶Thân cây bị nứt ra, lá cây khô héo dần và rụng đi.

🔶Cây bị nhiễm bệnh sẽ phát triển kém, khó hấp thụ các chất dinh dưỡng từ đó hệ miễn dịch của cây yếu dần và chết đi.

🔶Sức đề kháng yếu nên dễ bị xâm nhập các loại bệnh khác.

🔶Tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn, cây sẽ bị lụi tàn.

🔶Ảnh hưởng đến vụ mùa sau do nấm bệnh này tồn động trong đất rất lâu nếu không xử lý kỹ.

🔶Bộ rễ bị thối, rễ con, rễ lớn đều bị hư hại nặng không thể hấp thụ nước, dinh dưỡng cần thiết duy trì sự sống cho cây.

Một số cách phòng trừ bệnh lở cổ rễ cây lạc đơn giãn, hiệu quả

Cách trừ bệnh lở cổ rễ cây lạc tận gốc, khỏe cây, phát triển tốt
Cần nhanh chóng điều trị bệnh và áp dụng các kỹ thuật chăm sóc cây lạc bằng các biện biện pháp như: chọn giống tốt, lên luống cao, tưới cây, bón phân,…giúp cây phát triển khỏe mạnh, cho ra năng suất tốt

✅ Trước khi trồng lạc (đậu phộng) bà con tiến hành dọn sạch tàn dư của vụ mùa trước,cày ải phơi đất, khử khuẩn cho đất bằng vôi.

✅ Lên luống cao để đất trồng khô thoáng, tránh tình trạng ngập úng, đất quá ẩm, đọng nước.

✅ Bón phân cho cây, đặc biệt phân chuồng đã hoai mục giúp đất trồng tơi xốp, thoát nước tốt và cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho cây phát triển.

✅ Lựa chọn giống lạc có khả năng kháng bệnh tốt, không bị nhiễm bất kỳ mầm bệnh nào. Bà con lựa chọn nơi mua hạt, cây giống ở đơn vị, cửa hàng uy tín để hạn chế tình trạng mua phải hàng kém chất lượng.

✅ Trong quá trình chăm sóc cho vườn lạc, bà con tránh nhổ hay cuốc sâu đất sẽ khiến rễ bị đứt, những sây sát không may xảy ra.

✅ Tưới nước cho cây hợp lý, luôn giữ độ ẩm cho đất ở mức vừa phải, tránh tưới quá nhiều, độ ẩm cao, dễ úng nước cho cây, nấm bệnh hình thành. Dựa vào điều kiện thời tiết mà bà con điều chỉnh lượng nước cho cây.

✅ Thường xuyên thăm vườn để nhanh chóng phát hiện ra dấu hiệu của bệnh. 

✅ Nếu phát hiện cây nào nhiễm bệnh cần xử lý bằng cách nhổ bỏ và tiêu hủy để tránh lây lan sang các cây khác. Đặc biệt bà con lưu ý nhổ thật sạch bộ rễ ra khỏi đất, xử lý không sạch nấm bệnh sẽ vẫn còn. Sau đó tiến hành tưới nước vôi bột 4% để khử trùng, hạn chế sự lây lan diện rộng.

✅ Vệ sinh vườn, dọn cỏ liên tục để giảm bớt sự trú ngụ của nấm bệnh.

Thuốc phòng trị bệnh lở cổ rễ cây lạc Phy Fusaco an toàn cho cây

Cách trừ bệnh lở cổ rễ cây lạc tận gốc, khỏe cây, phát triển tốt
Tiêu diệt nhanh chóng nấm gây bệnh bằng thuốc Phy Fusaco được điều từ các chế phẩm sinh học giúp tăng cường sức đề kháng, an toàn về chất lượng nông sản

 

Sử dụng thuốc sinh học để điều trị bệnh lở cổ rễ cây lạc sẽ giúp cây phát triển tốt hơn, không bị nhiễm các chất tồn đọng của chất hóa học, giúp cải tạo đất tốt, hiệu quả trị bệnh nhanh chóng. AQ giới thiệu đến quý bà con chế phẩm sinh học Phy Fusaco chuyên tiêu diệt nấm bệnh, an toàn, thân thiện với môi trường, được nhiều hộ nhà vườn sử dụng tốt.

Thành phần của thuốc trị bệnh lở cổ rễ ở cây lạc Phy Fusaco

Vi sinh tổng số gồm: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×108CFU/ml (Công nghệ kết hợp Bào tử gốc các chủng nấm đối kháng Trichoderma, Chaetomium, các hoạt chất Enzym ngoại bào – hoạt chất kháng sinh sinh học và Nano chitosan).

Công dụng của thuốc trị bệnh lở cổ rễ ở cây lạc Phy Fusaco

✅  Tiêu diệt và giảm thiểu sự xuất của các loại nấm bệnh như: Collectotricum, Fusarium, Phytopthora….gây ra các bệnh lở cổ rễ, nứt thân, xì mủ, thán thư, thối thân, thối gốc, thối nhũn, chết dây, ghẻ loét, sương mai…

✅  Tăng khả năng chống chịu các nấm bệnh gây hại như nấm hồng, ghẻ sẹo, đốm lá, héo rũ, sương mai, loét vi khuẩn.

✅ Tăng sức đề kháng, hệ miễn dịch vượt trội cho cây,  phổ tác động rộng, hiệu lực nhanh và thời gian kéo dài.

✅ Đảm bảo chất lượng nông sản, an toàn không độc hại.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh lở cổ rễ ở cây lạc Phy fusaco

Phun trị bệnh lở cổ rễ cây lạc: Pha Chai 250ml/400-600 lít phun kỹ lá – cành -thân và vùng dưới gốc, cách nhau 5-7 ngày/lần.

Phun phòng bệnh lở cổ rễ cây lạc: Chai 250ml/800-1000 lít nước phun định kỳ 15-30 ngày/lần.

Phía trên là những thông tin cần thiết về bệnh lở cổ rễ cây lạc, bài viết đã chỉ rõ những nguyên nhân gây ra bệnh, các dấu hiệu nhận biết, hậu quả và biện pháp ngăn ngừa bệnh. Để hạn chế nấm gây hại hình thành, bệnh không xuất hiện trên cây bà con cần chăm sóc vườn lạc thật kỹ và áp dụng cách phòng trừ đã chia sẻ phía trên, giúp vườn lạc khỏe mạnh và phát triển tốt.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
250.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *