Tổng hợp các bệnh trên cây vải & Biện pháp phòng trừ

Tổng hợp các bệnh trên cây vải & Biện pháp phòng trừ

22/06/2024

Kích thước chữ

Bệnh trên cây vải thường có những bệnh nào? do nguyên nhân nào gây ra và Cách phòng ngừa, xử lý như thế nào? Để hạn chế tối đa thiệt hại từ bệnh ở cây vải, mời bà con cùng AQ tìm hiể qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về các bệnh trên cây vải

Tổng hợp các bệnh trên cây vải & Biện pháp phòng trừ
Vải được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong và ngoài nước, kiểm soát dịch bệnh tốt nâng cao giá trị thương phẩm của cây vải Việt Nam

Trước khi tìm hiểu bệnh trên cây vải, chúng ta sẽ điểm qua một vài nét đặc trưng của loại cây ăn quả này:

  1. Là cây ăn quả thân gỗ sống ở vùng nhiệt đới. Tại Việt Nam, vải được trồng nhiều nhất tại Bắc Giang.
  2. Cây vải sinh trưởng tốt từ 16 – 28°C, chịu lạnh và chịu hạn giỏi. Thích ứng tốt với đất phù sa và chua nhẹ.
  3. Phân loại: vải tu hú, vải nhỡ và vải ngọt. Theo đó, vải thiều Lục Ngạn (giống vải Thanh Hà) là loại vải cho trái đều, vỏ mỏng, cơm dày, mùi vị ngọt thơm.

Vải được ưa chuộng từ nguồn tiêu thụ nội địa và thị trường ngoài nước, cơ hội xuất khẩu vải Việt Nam đã rộng mở hơn sang các quốc gia như Singapore, Trung Quốc, Nhật Bản, Úc, Mỹ, v.v. Trở thành một trong những cây ăn quả chủ lực tại Việt Nam, mang lại nguồn thu nhập cho bà con nông dân và nâng cao giá trị nông sản Việt.

Vì thế, việc quản lý tình hình dịch hại ở các vườn vải cần được thực hiện nghiêm chỉnh. Đảm bảo đầu ra nông sản đạt chuẩn chất lượng, sự tồn đọng của các loại bệnh trên cây vải gây thách thức, khó khăn cho bà con chuyên canh vườn vải.

Một số bệnh trên cây vải thường gặp và Nguyên nhân

Nhằm hỗ trợ bà con có thêm kiến thức về bệnh hại trên cây vải, từ đó chuẩn bị sẵn phương án phòng ngừa và xử lý khi thời tiết diễn biến phức tạp. Sau đây là 6 loại bệnh thường gặp ở cây vải mà AQ đã tổng hợp được.

Bệnh bạc lá trên cây vải

Tên tiếng anh: Leaf Blight of Litchi. Bệnh có xu hướng xảy ra ở các vườn ươm cây vải giống. Dấu hiệu bệnh ban đầu khá giống với tình trạng thiếu kali, gây nhầm lẫn trong quá trình xác định loại bệnh.

Đối tượng gây bệnh bạc lá ở cây vải

Nấm Alternaria alternata được cảnh báo về mức độ gây hại lên tới 35 – 44% tại các vườn vải ở một số quốc gia năm 2016. Đây là loài mang tính độc cao, gây rụng lá ở các loại cây trồng như cây ăn quả, cây công nghiệp, v.v.

Nhiệt độ sinh trưởng: 25 – 30°C, tốt nhất ở 28°C.

Khu vực gây bệnh: vườn ươm cây giống vải, vườn vải mới trồng ngoài trời.

Chúng lây lan qua đường không khí, gió và nước, tạo thành các bào tử vô tính xâm nhập trên lá vải. Khi gặp điều kiện thích hợp, bào tử nấm Alternaria alternata bắt đầu sinh trưởng và tấn công.

Dấu hiệu bệnh bạc lá cây vải

Lá già là nơi đầu tiên nhiễm bệnh bạc lá. Gần mép lá xuất hiện các đốm nhỏ màu nâu đen, có quầng sáng vàng xung quanh. Về sau, đốm bệnh phát triển thành các vòng tròn đồng tâm rải rác và dọc theo gân lá. Bệnh trở nặng là lúc các đốm bệnh liên kết thành mảng đen lớn gây héo khô và chết lá.

Ở giai đoạn ra hoa đậu quả, nấm mốc tấn công khiến hoa bị teo và khô héo. Phần cuống quả bị hoại tử khiến lớp vỏ vải cháy khô. Trên vỏ trái có các đốm bệnh nhỏ màu đen, gây thối quả bên trong.

Thông thường biểu hiện bệnh bạc lá ở quả vải xảy ra sau khi thu hoạch, gây thiệt hại không nhỏ đến phẩm chất của trái.

Bệnh sương mai trên cây vải

Tổng hợp các bệnh trên cây vải & Biện pháp phòng trừ
Độ ẩm trong đất kéo dài từ 3 tiếng giúp nấm sương mai sinh sản mạnh mẽ

Tên tiếng anh: Litchi downy blight. Đây là căn bệnh thường gặp trên cây vải, tuy nhiên việc xác định bệnh gặp khó khăn do bệnh sương mai cây vải thường khởi phát giai đoạn thu hoạch và vận chuyển.

Nhiệt độ sinh trưởng: 22 – 27°C.

Khu vực gây bệnh: quả vải gần trưởng thành, quả vải thu hoạch.

Đối tượng gây bệnh sương mai ở cây vải

Nấm Peronophythora litchii tấn công chính vào quả thay vì lá. Chúng sinh sản và phát triển ở môi trường ẩm ướt kéo dài, độ ẩm trong đất cao từ 3 tiếng trở lên là thời điểm gây hại mạnh của nấm trên trái vải.

Dấu hiệu bệnh sương mai ở cây vải

Ban đầu, trên vỏ có các đốm màu nâu nằm rải rác. Về sau vết bệnh bắt đầu rõ dần, màu nâu sẫm, tập trung thành các tổn thương lớn, xuất hiện lớp mốc trắng xen kẽ các gai. Cuối cùng, nấm sương mai lây nhiễm lên toàn bộ trái vải, bên trên phủ lớp mốc trắng đặc trưng gây thối quả.

Bệnh cháy lá vải (bệnh xém mép lá vải)

Tên tiếng anh: Twig Blight of Litchi. Cháy xém mép lá vải là một trong các loại bệnh trên cây vải gây thiệt hại nghiêm trọng về sinh trưởng và chất lượng quả. Bệnh này cũng khá phổ biến ở các giống sầu riêng.

Khu vực gây bệnh: khởi phát vào tháng 7 – 9 và tấn công mạnh từ tháng 2 – 4.

Đối tượng gây bệnh trên cây vải

Nấm Gloeosporium sp là nguyên nhân chính của căn bệnh này. Chúng ưa thích môi trường ẩm ướt, ẩm độ cao và mưa nhiều. Thông thường, nấm ngừng quá trình nhiễm bệnh khi cây vải bước vào giai đoạn thu hoạch.

Dấu hiệu bệnh cháy lá cây vải

Tấn công chính trên lá vải. Ở mép lá xuất hiện vết bệnh có màu nâu đến đen, về sau chuyển dần sang nâu nhạt. Các vết bệnh này sẽ liên kết thành mảng lớn phủ kín từ đỉnh lá, khiến lá cháy khô và rụng.

Cây vải không kịp ra lá mới ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp, cây thiếu dinh dưỡng không thể nuôi trái đạt chất lượng.

Bệnh đốm rong ở cây vải

Tên tiếng anh: Aceria Litchi. Bệnh đốm rong hay còn gọi là bệnh gỉ sắt trên cây vải, nguyên nhân là do màu sắc của vết bệnh hình thành trên lá. Bà con lưu ý đây không phải bệnh đốm mắt cua.

Nhiệt độ sinh trưởng: 24 – 35°C; Độ ẩm không khí: 40 – 93%.

Đối tượng gây bệnh đốm rong trên cây vải

Nấm Cephaleuros virescens – một loại tảo lục có phạm vi ký chủ rất lớn, ví dụ như cây cà phê, hồ tiêu, chè, dừa, táo, cacao, vải, v.v. Bào tử của nấm phát tán qua nước bắn và đường gió, cư trú ở nơi có lá rụng và lá nhiễm bệnh. Chúng chuyên sống ở khu vực có khí hậu nhiệt đới ví dụ như Việt Nam, vì thế nấm có thể duy trì sự sống quanh năm, gây hại cây vải ở mọi thời điểm.

Dấu hiệu bệnh đốm rong cây vải

Mặt trên lá có các đốm xám đen đến rỉ sét đỏ, đốm bệnh thường nhô lên. Bào tử nấm chủ yếu tấn công các lá giá nằm ở tầng lá cuối cùng.

Bệnh trở nặng gây thủng lá, rụng hàng loạt và chết thân cây vải. Ảnh hưởng đến hoạt động quang hợp của cây, quả phát triển kém do thiếu dinh dưỡng.

Bệnh thán thư trên cây vải

Tổng hợp các bệnh trên cây vải & Biện pháp phòng trừ
Cây vải nhiễm bệnh thán thư khi trời nóng ẩm, gây khó khăn trong nhận diện bệnh hại

Tên tiếng anh: Litchi Anthracnose. Bệnh thán thư thường ảnh hưởng xấu đến phẩm chất trái, xét về sản lượng – chất lượng – thẩm mỹ. Tác động xấu đến nguồn thu nhập của bà con nông dân, làm giảm tổng quan giá trị nông sản Việt.

Khu vực tấn công: lá, quả trưởng thành.

Đối tượng gây bệnh trên cây vải

Nấm Colletotrichum gloeosporioides chuyên gây hại vào thời điểm nhiệt độ tăng cao có mưa phùn kéo dài. Trời nóng ẩm là môi trường ưa thích của loài nấm này.

Dấu hiệu bệnh thán thư cây vải

Trên lá: xuất hiện các đốm nâu sẫm, sau đó chuyển dần sang màu nâu đỏ, viền lá màu trắng xám.

Trên quả: cũng có một đốm bệnh nâu sẫm, dần dần tập hợp thành tổn thương lớn gây thối quả.

Bệnh chết rũ ở cây vải

Bệnh chết rũ cây vải thường xảy ra ở cây vải từ 5 – 10 năm tuổi. Thời gian phát bệnh khá nhanh (15 – 20 ngày), nếu không phát hiện kịp thời rất khó để cải thiện sức khỏe ban đầu cây vải.

Nhiệt độ sinh trưởng: 9 – 34°C.

Khu vực gây bệnh: cây vải trưởng thành.

Đối tượng gây bệnh trên cây vải

Nấm Fusarium solani có dạng sợi màu trắng/kem, cư trú ở ao, hồ, hệ thống cống rãnh và đường dẫn nước nhiễm khuẩn. Loại nấm này có tính độc rất cao, ngoài cây trồng chúng còn gây hại đến sức khỏe con người, ví dụ như bệnh viêm màng mắt.

Dấu hiệu bệnh chết rũ cây vải

Lá cây vải chuyển dần sang nâu vàng, sau đó rụng theo thời gian. Phần thân cây sau lớp vỏ có màu tím hồng.

Đầu rễ và các chóp rễ phụ chuyển màu nâu đen, lan rộng dần đến hết bộ rễ. Khi gặp điều kiện thích hợp, bệnh phát triển nhanh khiến cây chết hoàn toàn, lá rụng và rễ hư hại.

Hướng dẫn cách phòng trị bệnh trên cây vải hiệu quả

Nhằm hỗ trợ bà con trong công tác kiểm soát dịch bệnh ở vườn vải, hạn chế tối đa nguy cơ thất thu vụ mùa và nâng cao giá trị kinh tế của cây vải, AQ xin chia sẻ một số biện pháp trong nông nghiệp giúp ngăn ngừa các loại bệnh trên cây vải xảy ra.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa cây vải bị bệnh hại

Tổng hợp các bệnh trên cây vải & Biện pháp phòng trừ
Các biện pháp canh tác hữu hiệu ngăn chặn bệnh hại trên cây vải
  • Mật độ trồng tương thích với tình trạng đất. Đất xấu không nên trồng nhiều, đất trung du chỉ trồng khoảng 160 – 170 cây/ha.
  • Lựa chọn giống vải chống chịu sâu bệnh tốt, thích nghi với điều kiện môi trường phức tạp.
  • Tạo hệ thống thoát nước trong vườn, tránh gây úng đất khi mưa liên tục.
  • Tỉa cành thường xuyên, dọn vườn sạch sẽ, tưới tiêu và phân bón hợp lý.
  • Thường xuyên thăm vườn để sớm phát hiện dấu hiệu bệnh thường gặp trên cây vải.
  • Sử dụng bẫy sinh học xử lý sâu bệnh, côn trùng tấn công vườn vải.
  • Thu dọn sạch tàn dư của vụ trước, xử lý đất trồng trước khi qua vụ tiếp theo.
  • Phát hiện cây vải bệnh lập tức cách lý và xử lý nhanh chóng, cắt bỏ bộ phận nhiễm bệnh và tiêu hủy.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý cây vải bị bệnh hại

Một số loại thuốc hóa học vẫn được sử dụng theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên thuốc chỉ mang tính tạm thời và không thể xử lý tận gốc. Mặt khác nếu lạm dụng thuốc hóa học sẽ gây hại đến sức khỏe cây trồng và người sử dụng.

Vì thế AT khuyến khích bà con kết hợp các kỹ thuật canh tác với thuốc bảo vệ thực vật sinh học để nâng cao hiệu quả phòng trị bệnh trên cây vải, hạn chế khả năng tái bệnh ở vụ sau.

Thuốc đặc trị bệnh trên cây vải hiệu quả và an toàn cho cây

Ở đây là 2 sản phẩm thuốc đặc trị các loại bệnh hại cây vải được nhiều nhà vườn tin dùng nhờ hiệu quả cao, gia tăng năng suất vườn vải, không gây hại đến người trồng.

Phy FusaCO phòng trị bệnh sương mai, đốm lá, héo rũ trên cây vải

Tổng hợp các bệnh trên cây vải & Biện pháp phòng trừ
Phy FusaCo chứa nấm đối kháng gây ức chế hoạt động của nấm bệnh, tăng cường sức đề kháng cho vườn vải

Sản phẩm Phy FusaCo có khả năng tiêu diệt tận gốc các loại nấm mốc và vi khuẩn gây hại vườn vải. Kích hoạt cơ chế phòng vệ, tăng cường sức chống chịu thời tiết và sâu bệnh hiệu quả. Thuốc được sản xuất dựa trên công nghệ ứng dụng các chủng vi sinh hữu ích kết hợp phân tách nano, tác động sâu tới nguồn gốc mầm bệnh gây hại vải.

Thành phần: vi sinh tổng số như Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis (1.5 x 10^8 CFU/ml); bào tử gốc của nấm ChaetomiumTrichoderma; hoạt chất enzyme ngoại bào.

Phun thuốc trị cây vải bị bệnh hại: 250ml Phy FusaCo + 400 – 600 lít nước. Phun đều và kỹ vùng dưới gốc, lá, thân, cành. Mỗi lần phun cách 5 – 7 ngày.

Phun thuốc phòng ngừa nấm hại cây vải: 250ml Phy FusaCo + 800 – 1000 lít nước. Phun định 1 – 2 lần/tháng.

Funge King phòng trừ nấm bệnh trong đất gây hại cây vải

Tổng hợp các bệnh trên cây vải & Biện pháp phòng trừ
Ngoài xử lý đất, Funge King còn được dùng để điều trị một số bệnh như thối rễ trên cây vải

Việc xử lý đất sau mỗi vụ mùa là hoạt động bắt buộc, nhất là đối với những cây ăn quả chủ lực như cây vải. Funge King đảm nhiệm vai trò cải tạo cấu trúc đất, giúp đất thêm màu mỡ, tơi xốp nhờ quần thể vi sinh có lợi tăng cao. Bảo vệ bộ rễ trước tác nhân gây thối lở cổ, cung cấp dinh dưỡng giúp cây vải phát triển khỏe mạnh, trái ra năng suất, chất lượng ổn định.

Thành phần: vi sinh tổng số như Paecilomyces sp, Chaetomium spp, Trichoderma spp (1 x 10^7 CFU/g); vi khuẩn lên men cải tạo đất; axit humic, axit fulvic và vi lượng dạng EDTA.

Xử lý đất trồng vải: rải đều bột Funge King lên đất trước khi làm đất, hoặc trộn cùng phân bón để lên hố trồng/mặt luống.

Xử lý cây vải giống: rải sản phẩm Funge King lên cây giống để tạo lớp bảo vệ cây, hoặc trộn cùng đất mịn/ cát rồi rải đều lên cây vải giống.

Báo giá thuốc đặc trị bệnh trên cây vải mới nhất năm 2024

Đây là bảng giá chi tiết các sản phẩm thuốc trị bệnh ở cây vải tại Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ. Bà con tham khảo để tránh mua nhầm hàng kém chất lượng.

SẢN PHẨM KHỐI LƯỢNG GIÁ TIỀN
Phy FusaCo 500g 250.000VNĐ
Funge King 500g 220.000VNĐ
Đặc biệt: Ưu đãi chiết khấu 10 – 25% cho đơn hàng số lượng lớn. 

Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ độc quyền nghiên cứu, sản xuất và phân phối thuốc đặc trị bệnh hại cây vải Phy FusaCo và Funge King. Với 15 năm kinh nghiệm, AQ tự tin mang đến những loại thuốc bảo vệ thực vật dành riêng cho từng loại cây, đạt hiệu quả tốt tổng hợp về phòng trị bệnh, cải thiện sức khỏe đất và cây trồng.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về các bệnh thường gặp ở cây vải và nguyên nhân gây bệnh. Mong rằng bài viết đã giúp bà con hiểu hơn về tình trạng bệnh hại trên cây, từ đó chuẩn bị phương hướng ngăn ngừa nhằm nâng cao năng suất vườn vải.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
Công dụng: 🔹 Xử lý nấm bệnh đang tồn tại trong đất trồng và tồn dư sau thu hoạch, 🔹…
5.00 out of 5
220.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *