Các bệnh trên cây quế thường gặp và cách phòng trị hiệu quả

Các bệnh trên cây quế thường gặp và cách phòng trị hiệu quả

19/02/2024

Kích thước chữ

Bệnh trên cây quế có những bệnh nào thường xảy ra, những bệnh này thường có dấu hiệu ban đầu như thế nào và do nguyên nhân nào gây. Cách phòng ngừa và xử lý bệnh ở cây quế ra sao. Xin mời bà con cùng AQ tìm hiểu qua bài viết dưới đây về các bệnh thường gặp ở cây quế, cũng như cách phòng trị hiệu quả.

Tìm hiểu về các bệnh trên cây quế thường gặp

Các bệnh trên cây quế thường gặp và cách phòng trị hiệu quả
Trong quá trình phát triển cay quế thường dễ gặp phải một số bệnh hại như bệnh khô lá, bệnh tua mực, bệnh đốm vằn,….

Bệnh trên cây quế với điều kiện thời tiết diễn biến phức tạp, những mầm bệnh gây hại mạnh trên cây quế sẽ lây lan nhanh chóng, gây tổn thất nếu bà con không phòng trừ kịp thời. Vì vậy bà con cần sớm phát hiện mầm bệnh, chủ động phòng trừ để hạn chế mức thấp nhất thiệt hại do bệnh phấn trắng gây ra.

Cây quế thường xuất bị những bệnh nào, cách nhận biết, nguyên nhân và các phòng ngừa, xử lý như thế nào? AQ xin chia sẻ cho bà con qua nội dung bài viết dưới đây.

Đặc điểm hình dáng của cây quế

  • Quế là loại cây thân gỗ, có đời sống lâu năm và chiều cao của cây trưởng thành lên tới 20m, đường kính thân 40cm. Rễ cây quế dạng rễ cọc, cắm sâu vào đất và đan chéo lan rộng xung quanh.
  • Cây quế có thân tròn đều, vỏ nhẵn màu xám với các vết rạn nứt thường chạy dọc thân. Lá cây mọc so le với cuống ngắn, giòn và cứng. Đầu lá quế nhọn, hơi tù với 3 gân hình cung. Mặt trên của lá có màu xanh bóng, mặt dưới xanh đậm.
  • Hoa quế màu trắng, mọc thành từng chùm xen ở kẽ lá, đầu cành. Cây quế có quả hạch hình trứng, chứa hạt hình bầu dục, trong hạt có chứa dầu. Toàn bộ cây quế có tinh dầu thơm đặc biệt là phần vỏ thân.

Công dụng tuyệt vời từ cây quế mang lại

Các bệnh trên cây quế thường gặp và cách phòng trị hiệu quả
Đối với sức khỏe con người cây quế mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời
  • Thành phần chính ở trong quế là tinh dầu cinamaldehyd (70 – 95%). Theo nghiên cứu của y học hiện đại, quế mang lại nhiều lợi ích như kích thích hệ tiêu hóa, tăng nhu động ruột, hỗ trợ hệ hô hấp, hệ tuần hoàn, ngăn cản oxy hóa, chống khối u,…
  • Cành quế đầu nhỏ vót được gọi là quế tiêm, cành nhỏ là quế chi, vỏ là quế thông. Quế thông được gọt vỏ bỏ thô lấy lớp trong là quế tâm. Quế bóc ở phần thân, cành to dày và nhiều đầu phân rõ gọi là quế nhục. 
  • Theo y học cổ truyền, quế nhục có vị cay, ngọt, với tính đại nhiệt nên được dùng chữa những bệnh do lạnh trong người như tay chân lạnh, đau bụng lạnh, tiêu chảy, phong tê bại.
  • Quế chi có vị ngọt, tính ấm, với tác dụng như ra mồ hôi chữa cảm lạnh, bị sốt không ra mồ hôi. Phần tinh dầu cất từ cành, lá cũng được sử dụng để làm thuốc và làm hương liệu.

Một số bệnh trên cây quế thường gặp và nguyên nhân

Bệnh trên cây húng quế khiến nhà vườn phải đau đầu, lo lắng tìm cách xử lý, trong đó phổ biến một số bệnh và nguyên nhân như sau:

Bệnh đốm lá, khô cành ở cây quế

Các bệnh trên cây quế thường gặp và cách phòng trị hiệu quả
Bệnh thường phát triển mạnh trong điều kiện môi trường ẩm ướt

Bệnh đốm lá, khô cành rất thường gặp trên các bộ phận như lá, quả và cành. Một số dấu hiệu nhận biết đốm lá như sau:

  • Trên lá và quả của cây, xuất hiện các đốm tròn có màu nâu sẫm. Khi lá non bị bệnh sẽ có biểu hiện xoăn lại. Lâu ngày thì trên đốm bệnh sẽ xuất hiện các chấm nhỏ có màu đen là đĩa bào tử.
  • Trên cành non có các đốm hình bầu dục, bị khô héo đi, đốm bệnh sẽ phát triển từ màu nâu tím dần dần chuyển sang màu đen. Tại vì trí mắc bệnh thường bị lõm xuống, dần sẽ nối liền nhau và làm cho cành cây quế bị khô héo.
  • Điều kiện ẩm ướt thuận lợi cho các đốm bệnh cành non và lá dễ xuất hiện các khối bào tử nhầy màu hồng. Vào thời điểm mùa xuân, trên đốm bệnh dần hình thành vỏ túi thể hiện đang bước vào giai đoạn hữu tính.

Bệnh khô lá ở cây quế

Các bệnh trên cây quế thường gặp và cách phòng trị hiệu quả
Ở mép lá quế xuất hiện đốm vàng nhỏ, bệnh nặng sẽ phát triển thành mảng lớn như vết bị cháy khô

Bệnh khô lá trên cây quế do nấm đĩa gai mang tên Pestalotiopsis funerae Penz. gây ra. Loài nấm này sẽ phát triển trong điều kiện nhiệt độ 26 đến 30 độ C, và độ ẩm cao trên 80% là điều kiện có lợi cho đĩa bào tử nở ra và phát tán bào tử bay ra ngoài.

Khô lá quế thường gặp trên cây vào các tháng 4 đến tháng 11 với các biểu hiện cụ thể như sau:

Trên lá quế ban đầu sẽ xuất hiện những đốm vàng nhỏ, dần lớn lên đến mép lá, phần bị bệnh sẽ khô dần và chuyển sang màu nâu xám. Nấm bệnh lây lan đến lá khỏe và hình thành những vết đốm khác.

Nấm còn tấn công cả trên cành non và gây ra hậu quả của bệnh khô lá ở cây rau quế nghiêm trọng như lá rụng, cây chết khô.

Bệnh tua mực ở cây quế

Các bệnh trên cây quế thường gặp và cách phòng trị hiệu quả
Lúc đầu ở lớp vỏ cây quế xuất hiện những khối u, sau hình thành những tua có độ dài ngắn khác nhau
  • Bệnh tua mực ở cây quế do tác nhân gây bệnh là nấm mammaria cetasiLacelinopsis sp. Vi khuẩn Pseudomonas. Môi giới lây truyền bệnh có bọ trĩ và rầy lưng đỏ. Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng cây bị nhiễm bệnh như sau:
  • Ban đầu trên thân cây sẽ xuất hiện một số khối u ở vỏ. Trên khối u này sẽ lan dần và hình thành các tua dài ngắn cùng số lượng khác nhau.
  • Đối với những cây ra nhiều tua, chúng thường dễ bị các sinh vật khác tấn công, xâm nhiễm ở phần trên tua gồm có mọt, nấm mốc, mọt. Từ đó gây ra hiện tượng là tua héo dần, khi xác định sẽ phát hiện ra các vi khuẩn và nấm mốc.

Bệnh phấn trắng ở cây quế

Các bệnh trên cây quế thường gặp và cách phòng trị hiệu quả
Nấm phấn trắng tạo vòi ăn sâu vào bào tử của cây quế, chúng bắt đầu hút hết chất dinh dưỡng, làm cây chậm phát triển
  • Bệnh phấn trắng do loại nấm ký sinh gây hại với các sợi nấm thường xuất hiện với dạng bột màu trắng bám trên 2 mặt lá, phần ngọn, chồi non,…
  • Ban đầu thì các đốm vàng xuất hiện trên lá làm mất đi màu xanh của lá, bao phủ cả mặt trên và dưới lá thành từng đám, lan rộng dần khắp phiến lá. Khi lá của cây quế nhiễm nấm sẽ bị quăn lại, khô héo, hoại tử rồi rụng dần.
  • Nấm tấn công và tạo vòi đâm sâu tế bào để hút hết dinh dưỡng làm cây chậm phát triển. Hậu quả của nấm hại là gây biến dạng lá, khiến cho thân còi cọc, bệnh phát triển nặng có thể gây ra hiện tượng chết cây.

Cách phòng trị các bệnh trên cây quế hiệu quả và an toàn

Bệnh thường gặp trên cây quế cần được phát hiện và xử lý ngay để bảo vệ mùa vụ của bà con tránh thiệt hại nặng nề với các thông tin cụ thể như sau:

Phòng trừ bệnh đốm lá, khô cành ở cây quế

  • Để phòng trừ tình trạng đốm lá, khô cành trên cây rau quế, bà con cần thực hiện biện pháp canh tác hiệu quả sau:
  • Loại bỏ ngay những cành lá bị bệnh để giảm tình trạng lây nhiễm sang cây khỏe mạnh.
  • Thực hiện trồng cây ở những nơi thoát nước tốt, có nhiều mùn, và gieo trồng với mật độ hợp lý.
  • Có thể tiến hành trồng hỗn giao theo đám cũng như xúc tiến khép tán sớm để giảm tình trạng bệnh.

Phòng trừ bệnh khô lá ở cây quế

Để phòng trừ hiệu quả tình trạng khô lá quế, bà con cần thực hiện những kỹ thuật canh tác như sau:

  • Tiến hành loại bỏ ngay những lá bị bệnh khi mới xuất hiện đốm bệnh, cắt bỏ tiêu hủy những lá tiếp sau nếu còn có đốm bệnh.
  • Thực hiện cắt bỏ cành bị bệnh, và nhặt hết lá rụng trên luống để tránh lây lan mầm bệnh sang những cây khỏe.
  • Tăng cường việc bón phân, tưới nước đầy đủ, cũng như chăm sóc hiệu quả bằng việc che bóng, che gió cho cây.

Phòng trừ bệnh tua mực ở cây quế

Để phòng trừ bệnh tua mực ở cây rau quế, bà con cần lưu ý một số biện pháp canh tác cụ thể như sau:

  • Tăng cường quá trình chăm sóc, cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, điều này góp phần tăng sức khỏe cho cây, tránh tình trạng cây dễ bị nấm, vi khuẩn hay địa y tấn công trong trường hợp cây trồng có sức sống kém.
  • Lựa chọn giống cây trồng khỏe mạnh để canh tác, với khả năng kháng bệnh tốt.
  • Tiến hành chặt bỏ những cây, và những cành đã bị nhiễm bệnh, chặt bỏ, tiêu hủy cả những phần thân và cành có búi tua mực.
  • Khi bà con quan sát thấy cây quế có xuất hiện các tua mực, cần tiến hành xử lý kịp thời, tiêu hủy bằng cách thu gom và đốt, cây quế sẽ sinh chồi, phát triển và mọc tiếp.

Phòng trừ bệnh phấn trắng ở cây quế

Để bảo vệ vườn nhà, bà con thực hiện việc thường xuyên kiểm tra đồi, rừng quế, để sớm phát hiện bệnh cũng như áp dụng kỹ thuật cho cây như sau:

  • Trồng đúng mật độ cho vườn quế, không trồng quá dày để đảm bảo độ thông thoáng cho đồi quế.
  • Bà con tập trung chăm sóc cây, phát dọn thực bì và tiến hành việc bón phân cân đối tạo điều kiện cho vườn cây thuận lợi sinh trưởng và phát triển tốt, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh.

Thuốc đặc trị nấm gây bệnh trên cây quế Phy Fusaco hiệu quả, an toàn

Các bệnh trên cây quế thường gặp và cách phòng trị hiệu quả
Phy Fusaco giúp kiểm soát nấm khuẩn phổ rộng, phòng ngừa và xử lý tận gốc các bệnh hại ở cây quế

Mua ngay thuốc đặc trị bệnh cây quế tại đây

Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã nghiên cứu và phát triển thành công thuốc sinh học chuyên đặc trị các loại bệnh ở cây quế. Đây là dòng sản phẩm sinh học tuyệt đối an toàn cho cây trồng, đất canh tác và người sử dụng.

Xin mời bà con cùng AQ tim hiểu về công dụng cũng như cách sử dụng thuốc đặc trị bệnh hại ở cây quế qua nội dung dưới đây.

Thành phần của thuốc trị bệnh cây quế Phy FusaCo do nấm khuẩn gây ra

Vi sinh tổng số có trong sản phẩm gồm: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml (Phy FusaCo được sản xuất theo công nghệ kết hợp các bào tử gốc chủng nấm đối kháng ChaetomiumTrichoderma, với các hoạt chất Enzym ngoại bào – hoạt chất kháng sinh sinh học và Nano chitosan).

Công dụng của thuốc trị bệnh cây quế Phy FusaCo do nấm khuẩn gây ra

  • Phòng trừ các loại nấm gây bệnh trong đó có nấm Colletotrichum, Fusarium, Phytophthora….gây ra các tình trạng ở vườn như nứt thân, xì mủ, bệnh thán thư, bệnh thối nhũn, thối thân, thối gốc, ghẻ loét, chết dây, sương mai…
  • Tăng tính kháng chịu cho cây chống lại các loại nấm bệnh gây hại như loét vi khuẩn, nấm hồng, đốm lá, héo rũ, ghẻ sẹo, sương mai.
  • Tăng sức miễn dịch cho cây với thời gian kéo dài, hiệu lực nhanh, và phổ tác động rộng.

Cách dụng thuốc trị bệnh cây quế Phy FusaCo do nấm khuẩn gây ra

Sử dụng Phy Fusaco phun trị nấm và vi khuẩn gây bệnh hại ở cây quế: Pha chai Phy FusaCo 250ml hòa tan vào 400-600 lít. Thực hiện phun kỹ các bộ phận như lá – cành – thân và vùng ở dưới gốc, mỗi lần áp dụng cách nhau 5-7 ngày.

Sử dụng Phy Fusaco phun phòng nấm và vi khuẩn gây bệnh hại ở cây quế: Pha chai Phy FusaCo 250ml hòa tan vào 800-1000 lít nước, thực hiện phun định kỳ 15-30 ngày/lần.

Mua thuốc đặc trị bệnh trên cây quế ở đâu uy tín, giá tốt

Cùng đồng hành với nhà nông trong suốt mùa vụ, Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, tin tưởng từ bà con. Chúng tôi tự hào là đơn vị cung cấp các sản phẩm sinh học chất lượng, hiệu quả và an toàn khi sử dụng.
 
Bà con không còn phải lo lắng về các bệnh trên cây quế với lựa chọn thuốc đặc trị nấm khuẩn Phy FusaCo đến từ AQ. 
 
Kỹ sư AQ đồng hành cùng bà con và hỗ trợ nhanh nhất qua tổng đài 028 8889 7322. Sản phẩm sinh học được giao thẳng từ nhà máy đến nhà vườn, đảm bảo chất lượng, với giá thành phù hợp, cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.

Bài viết đã cung cấp những thông tin về bệnh trên cây quế cũng như phương pháp xử lý hiệu quả, an toàn. Bà con liên hệ 028 8889 7322 để kỹ sư AQ tư vấn nhanh chóng, giải đáp các thắc mắc cho bà con nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *