Bệnh thối khô quả na: Nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả

Bệnh thối khô quả na: Nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả

16/01/2024

Kích thước chữ

Bệnh thối khô quả na là một loại bệnh phổ biến tại các vườn trồng. Bệnh làm ảnh hưởng quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, kéo theo sự giảm sút giá trị kinh tế. Vậy trái na bị thối khô do nguyên nhân nào gây ra và có cách phòng trừ hiệu quả hay không? Bà con hãy cùng AQ tìm hiểu thông tin dưới đây nhé!

Tìm hiểu về bệnh thối khô quả na

Bệnh thối khô quả na: Nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả
Bệnh thối khô quả là loại bệnh hại thường gặp ở nhiều nhà vườn, bệnh gây ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch của bà con nông dân

Là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, nên cây na được trồng nhiều tại các tỉnh trung du và miền núi. Trong quá trình phát triển đến khi ra quả thì cây na sẽ gặp nhiều loại bệnh hại khác nhau, nhưng bệnh thối khô trái na là loại bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng. 

Ở một số nơi, nhiều nhà vườn còn gọi là bệnh quả na điếc. Bệnh thối khô trái na gây hại trực tiếp trên quả na và có thể làm chết cây, bà con có thể mất trắng cả mùa vụ. 

Nguyên nhân gây ra bệnh thối khô quả na

Bệnh thối khô quả na: Nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả
Nấm Lasiodilodia thobromae gây hại nặng nề trên cây na khi thời tiết khô, mưa nắng xen kẽ
  • Trái na bị thối khô do một loại nấm có tên khoa học là Lasiodilodia thobromae gây ra. Bệnh sẽ gây hại trong suốt quá trình phát triển của cây na.
  • Những vườn trồng cây dày và bị khô hạn thì nấm sẽ gây hại nặng hơn. Thời tiết khô, mưa nắng thất thường là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát triển.
  • Bệnh thường xuất hiện và gây hại vào mùa vụ hè thu (từ tháng 6 đến tháng 8 dương lịch).

Nhận biết bệnh thối khô quả na ban đầu qua dấu hiệu nào?

Những dấu hiệu để bà con nhận biết bệnh thối khô trái na như:

  • Đối với lá cây: Sẽ xuất hiện những đốm đen, có viền vàng xung quanh, bệnh sẽ khiến lá cháy vàng và rụng sớm. 
  • Đối với nụ hoa: Nụ bị thâm đen, rụng nhiều, khả năng thụ phấn kém. 
  • Đối với quả na: Vào giai đoạn đầu, nấm bệnh sẽ tấn công trực tiếp vào quả, xảy ra hiện tượng khô quả, quả bị điếc. Thịt quả sẽ chuyển thành nâu đen và quả sẽ bị rụng sớm. 

Bệnh thối khô quả na gây tác hại như thế nào

Trái na bị thối khô luôn là nỗi lo lắng của bà con nông dân, bởi khi bị nấm bệnh tấn công sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cây na như:

  • Khi bị nấm hại tấn công quả na sẽ rụng lớn, ảnh hưởng lớn đến năng suất thu hoạch của bà con. 
  • Khi mắc bệnh thì quả na sẽ bị giảm chất lượng, không đảm bảo được tính thẩm mỹ, khó tiêu thụ khi đưa ra thị trường. 
  • Nếu không phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời thì bệnh sẽ lây lan nhanh chóng gây thiệt hại lớn cho nhà vườn.

Một số cách phòng trừ bệnh thối khô quả na hiệu quả nhất

Bệnh thối khô quả na: Nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả
Bà con cần phải có các biện pháp để trị bệnh thối khô quả, tránh tình trạng bệnh gây hại trên diện rộng

Mùa thu hoạch sắp đến, bà con đang tất bật chăm sóc cây na để có một mùa vụ tốt. Tuy nhiên, lại gặp phải loại nấm bệnh hại khiến cho trái na bị thối khô này. Hiểu rõ được sự lo lắng đó, AQ chia sẻ đến bà con nhà vườn về các biện pháp nhằm phòng trị dứt điểm bệnh thối khô trái na để mang lại một mùa thu hoạch thu bội. 

Phương pháp canh tác phòng trừ bệnh thối khô trái na

✅ Lựa chọn những giống na có khả năng chống chịu nấm bệnh tốt. 

✅ Cần trồng, canh tác các cây na với mật độ hợp lý, đảm bảo thông thoáng, hạn chế tình trạng bị ẩm thấp.

✅ Sau khi thu hoạch cần cắt cành, tạo tán lá để cây sinh trưởng phù hợp và hạn chế các loại nấm bệnh hại.

✅ Tưới tiêu, bón phân với mật độ phù hợp. 

✅Cần theo dõi cây na thường xuyên, khi xuất hiện các hiện tượng nhiễm bệnh thì cần có biện pháp khắc phục kịp thời. 

Phòng trừ bệnh thối khô trái na bằng biện pháp sinh học

Để phòng trừ bệnh thối khô trái na đã có nhiều bà con đã lựa chọn sử dụng các loại thuốc sinh học. Bởi thuốc được sáng chế ra với các vi sinh vật có lợi để tiêu diệt nấm bệnh. Với ưu điểm là không mùi, không gây ảnh hưởng đến cây trồng, đất đai và sức khỏe con người nên được nhiều nhà vườn tin tưởng và sử dụng. 

Sử dụng thuốc hóa học xử lý bệnh thối khô trái na

Khi phát hiện trong vườn có trái na bị thối khô thì nhiều bà con đã tìm mua và sử dụng thuốc hóa học để trị bệnh. Được sản xuất ra với các thành phần có tác dụng mạnh nên trị dứt điểm được bệnh do nấm gây thối khô trái na. 

⚠️Cảnh báo: Bà con không nên lạm dụng thuốc hóa học để xử lý các bệnh của cây trồng. Vì có tác dụng nhanh, hiệu quả trong thời gian ngắn nên sẽ gây ảnh hưởng đến cây trồng, đất đai và sức khỏe con người. Trước khi sử dụng, bà con nên đọc kỹ hướng dẫn để đảm bảo an toàn. 

Bộ đôi thuốc đặc trị bệnh thối khô quả na Phy Fusaco + Nano Cu Gold 

Bệnh thối khô quả na: Nguyên nhân và cách phòng trị hiệu quả

Bộ đôi Phy Fusaco + Nano Cu Gold có tác dụng tăng sức đề kháng cho cây, sau khi bị nấm gây bệnh khô thối trái tấn công

Bộ đôi Phy Fusaco + Nano Cu Gold đã được Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nghiên cứu và sáng tạo ra để hỗ trợ bà con phòng trừ bệnh thối khô trái na. Bộ đôi sinh học được sản xuất ra với hệ thống nhà máy hiện đại, các thiết bị công nghệ hàng đầu và đội ngũ nhân viên, kỹ sư nông nghiệp tâm huyết giám sát, kiểm định nghiêm ngặt. Đã đồng hành cùng bà con trên 63 tỉnh thành trị tận gốc bệnh thối khô trái na

Tác dụng của Phy FusaCo trong bộ đôi thuốc đặc trị bệnh thối khô trái na

Để hiểu chi tiết hơn về sản phẩm Phy FusaCo trong bộ đôi thuốc trị bệnh thối na thì mời bà con cùng AQ tìm hiểu thêm thông tin dưới đây. 

Thành phần của Phy FusaCo trong bộ đôi thuốc đặc trị bệnh thối khô na: Trong mỗi ml của Phy FusaCo có chứa các vi sinh bao gồm: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×108 CFU, được sản xuất trên công nghệ bào tử gốc các chủng nấm đối kháng với những hoạt chất Enzyme.

Công dụng của Phy FusaCo trong bộ đôi thuốc đặc trị bệnh thối khô na:

Phòng trừ các bệnh do các nấm hại gây ra như: Phytophthora, Fusarium, Colletotrichum,… gây các bệnh như thối trái, nứt thân xì mủ, thán thư, …

Tăng sức đề kháng cho cây để chống chịu lại các loại nấm bệnh gây hại.

Nâng cao chất lượng năng suất cây trồng sau mỗi mùa vụ. 

Công dụng của Nano Cu Gold trong bộ đôi đặc trị bệnh thối khô trái na

Mời bà con cùng xem thông tin dưới đây để hiểu chi tiết hơn về thành phần, công dụng của sản phẩm Nano Cu Gold.

Thành phần của Nano Cu Gold trong bộ đôi thuốc đặc trị bệnh thối khô quả na: Trong mỗi lít của sản phẩm Nano Cu Gold có chứa 15.000 mg Đồng (Cu), có tỷ trọng 1,1. 

Công dụng của Nano Cu Gold trong bộ đôi thuốc đặc trị bệnh thối khô quả na:

Loại bỏ các loại nấm mốc ở cây trồng, giúp cây xanh tốt và khỏe mạnh.

Phòng trừ, tiêu diệt các loại nấm bệnh hại cây.

Cung cấp các vi lượng để cây phát triển tốt sau thời gian nhiễm nấm bệnh. 

Hướng dẫn sử dụng thuốc đặc trị bệnh thối trái na Phy Fusaco + Nano Cu Gold

Để phát huy được tác dụng của bộ đôi thuốc đặc trị bệnh thối trái na Phy Fusaco + Nano Cu Gold, bà con cần đọc kỹ hướng dẫn để áp dụng quy trình xử lý:

Sử dụng bộ đôi Phy Fusaco + Nano Cu Gold để trị bệnh thối khô quả na do nấm: Pha bộ đôi sản phẩm Phy FusaCo 250ml và Nano Cu 500ml với 400 ml nước để phun định từ 5 – 7 ngày/lần. 

Sử dụng bộ đôi Phy Fusaco + Nano Cu Gold để phòng bệnh thối khô quả na do nấm: Cách thức pha thuốc giống như cách pha để trị nấm. Nhưng bà con thực hiện mỗi lần phun thuốc cách nhau từ 10 – 15 ngày/lần. 

Mua thuốc đặc trị bệnh thối khô quả na ở đâu uy tín, giá tốt?

Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ là công ty đi đầu trong hành trình nghiên cứu và sản xuất ra các sản phẩm sinh học, đạt chất lượng tiêu chuẩn, an toàn và thân thiện với môi trường. Các sản phẩm sinh học được phân phối từ nhà máy đến tay người dân mà không qua bất kỳ trung gian nào. 

Bà con hoàn toàn yên tâm khi mua và sử dụng các sản phẩm tại công ty chúng tôi. Đội ngũ kỹ sư sẽ tư vấn, hỗ trợ tận tình cho bà con trong quá trình xử lý bệnh. Nếu cần thêm thông tin hoặc muốn đặt bộ đôi thuốc đặc trị bệnh thối khô quả na Phy Fusaco + Nano Cu Gold thì mời bà con liên hệ qua Hotline: 028 8889 7322 để được tư vấn cụ thể hơn nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *