Bệnh sương mai trên cây trồng, cách nhận biết và phòng trừ

Bệnh sương mai trên cây trồng, cách nhận biết và phòng trừ

02/02/2023

Kích thước chữ

Bệnh sương mai là loại bệnh phổ biến gây tổn hại và giảm năng suất của cây trồng. Nhà nông thường rất đau đầu khi phải tìm cách khắc phục tình trạng bệnh gây ra. Vậy đâu là cách để giúp nhà nông trị bệnh sương mai khi canh tác? Cùng xem bài viết hôm này nhé!

Bệnh sương mai là gì?

Bệnh sương mai là một loại bệnh gây hại cho cây trồng phổ biến ở khu vực có nhiệt độ ẩm thấp cao. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đã đặt tên cho loại bệnh này là Downy Mildew.

Bệnh sương mai trên cây trồng, cách nhận biết và phòng trừ
Bệnh sương mai trên cây trồng là gì?

Tác hại gây ra của loại bệnh này sẽ hút các chất dinh dưỡng trên lá cây và gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Sau một thời gian, cây sẽ chết hoặc sản lượng thu hoạch của nhà nông sẽ bị giảm đi nhiều.

Nguyên nhân gây bệnh sương mai

Từ tháng 11 đến tháng 3 là thời điểm thường xuyên xảy ra bệnh sương mai cho cây trồng. Nguyên nhân là do một loại nấm mốc có tên là Peronospora parasitica gây ra. Loại vi khuẩn nấm này được phát triển trong môi trường ẩm ướt trên 80%. Chúng thường xuyên gây nhiễm bệnh sương mai lên một số cây trồng như: hoa hồng, dưa hấu, dưa leo, cây ớt, lan, bầu bí,…

Triệu chứng bệnh sương mai

Khi cây trồng bị nhiễm bệnh, nhà nông vẫn có thể nhận biết dễ dàng qua phần mặt trên của lá. Các đường gân trên lá sẽ bị khô lại và tạo ra các hình đa giác không đều nhau. Cùng với đó là những đốm vàng nhỏ xuất hiện dọc theo các đường gân trên lá.

Tác hại của bệnh sương mai với cây trồng ra sao?

Không chỉ gây giảm năng suất cho người nông dân, bệnh sương mai còn gây hại cho cây trồng:

✅ Ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cây như: thân, cành, hoa, lá,…

✅ Mặt lá sẽ xuất hiện các vệt xám trắng do lớp nấm mốc bám vào khi gặp thời tiết ẩm ướt.

✅ Khi bệnh phát triển nặng hơn, lá sẽ bị biến dạng và dễ rách hơn so với bình thường hoặc tệ hơn sẽ dẫn đến chết cây.

Phân biệt bệnh sương mai và giả sương mai trên cây trồng

Qua những thông tin ở phần trên, sương mai là một loại bệnh hại cây trồng gây giảm năng suất của người nông dân. Tuy nhiên, bệnh được phân thành 2 loại là sương mai và giả sương mai.

Điểm giống nhau của 2 loại bệnh này là chúng đều xuất phát từ một loại nấm mốc Peronospora parasitica gây ra.

Điều kiện để bệnh sương mai phát triển là gì?

Đối với bệnh sương mai nay, chúng có thể phát triển mạnh khi chúng ở điều kiện thời tiết ẩm trên 80% và nhiệt độ thấp. Chính vì vậy, miền Bắc là nơi thường xuyên xuất hiện bệnh sương mai trên cây trồng.

Thêm vào đó là những nơi có hiện tượng mưa phùn, sương,… sẽ là điều kiện lý tưởng cho loại nấm mốc Peronospora parasitica phát sinh.

Triệu chứng bệnh sương mai trên từng loại cây trồng

Để nhà nông có thể hiểu rõ hơn về tác hại của loại bệnh này, chúng tôi sẽ nêu rõ tác hại cho một số loại cây trồng phổ biến.

Bệnh sương mai trên cây bầu bí

Bầu bí là một trong số các loại cây trồng rất dễ nhiễm bệnh sương mai. Khi nhiễm bệnh, lá cây bầu bí sẽ có những đốm xanh nhạt và dần chuyển sang màu vàng rồi thành nâu.

Hơn thế nữa, bầu bí sẽ có thể chết khi bị nhiễm nặng hoặc quả thu hoạch được sẽ nhỏ và có vị nhạt.

Bệnh sương mai trên dưa hấu

Bệnh sương mai trên cây trồng, cách nhận biết và phòng trừ
Cây dưa hấu bị bệnh sương mai biểu hiện trên lá

 

Khi cây dưa hấu bị nhiễm bệnh sương mai, lá của chúng sẽ có những đốm vàng hình đa giác dọc theo các gân lá. Nếu thời tiết tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát sinh, lá dưa hấu sẽ bị vàng, khô và dần lan ra các bộ phận khác.

Bệnh sương mai trên hoa hồng

Khác với 2 loại cây trên, hoa hồng nhiễm bệnh sương mai sẽ có đốm màu đỏ tía hoặc nâu trên lá. Trường hợp nhiễm nặng hơn, hoa hồng sẽ chậm phát triển hơn, khó bật chồi và ra hoa.

Bệnh sương mai trên cà chua

Với cây cà chua, bệnh sương mai có thể xảy ra trên các bộ phận của cây trồng. Tuy nhiên, mỗi bộ phận sẽ có những dấu hiệu khác nhau:

Phần trên lá: các đốm sẽ có hình bán nguyệt hoặc hình tròn và có màu xanh tối. Khi chuyển sang giai đoạn nặng hơn, lá sẽ chuyển dần sang màu nâu đen và khô lại.

Phần thân: xuất hiện các đốm dọc theo thân cây và có hình bầu dục nhỏ. Hơn thế nữa, các phần nhiễm bệnh sẽ bị lõm và gãy khi không xử lý kịp thời.

Phần hoa: khi nhiễm bệnh sương mai, các đốm sẽ lan dần theo thứ tự từ đài hoa sang phần cánh hóa rồi nhị hoa.

Phần quả: biểu hiện rõ nhất là cuốn quả có đốm nâu nhạt hoặc trên lớp vỏ của quả. Sau một thời gian, quả cà chua sẽ chuyển thành màu đen và thịt quả bị cứng, thối.

Bệnh sương mai trên cây ớt

Tương tư cà chua, cây ớt nhiễm bệnh sương mai cũng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận thân lá, quả. Tuy nhiên, khi đủ điều kiện phát triển trong môi trường thích hợp, mầm bệnh này sẽ lan rộng đến hạt gây ảnh hưởng đến mùa vụ sau.

Bệnh sương mai trên cây dưa leo

Dưa leo cũng là một loại cây rất dễ nhiễm bệnh sương mai. Khi nhiễm bệnh, cây sẽ thường có những vệt nâu hoặc xanh vàng chạy dọc theo gân lá. Bên cạnh đó, cây dưa leo còn là cây có độ ẩm cao và cần bổ sung NPK thường xuyên nên rất dễ bị nhiễm bệnh.

Biện pháp phòng trừ bệnh sương mai hiệu quả

Qua những thông tin biểu hiện của một số loài cây trồng khi mắc bệnh sương mai, chúng tôi cũng sẽ đưa ra một số giải pháp cho nhà nông hạn chế được rủi ro nhiễm bệnh trên cây trồng. Cùng xem qua một số giải pháp mà chúng tôi đã nghiên cứu dưới đây nhé!

Bệnh sương mai trên cây trồng, cách nhận biết và phòng trừ
Phòng trừ bệnh sương mai hiệu quả với Antafungal

Phòng trị bệnh sương mai trên bầu bí

  • Sử dụng các loại phân bón hữu cơ, ít đạm.
  • Phân bố cây trồng ở khoảng cách phù hợp, không quá hẹp để cây
  • Nâng cao khả năng thoát nước cho bầu bí bằng cách làm luống.
  • Theo dõi và loại bỏ các bộ phận bị nhiễm bệnh trên cây.

Phòng trị bệnh sương mai trên dưa hấu

Hình thành các đường rãnh thoát nước và lấp luống cho nơi canh tác dưa hấu giúp cây không bị ẩm thấp và luôn được khô thoáng.

Sử dụng các loại thuốc phòng trị như thuốc đặc trị bệnh sương mai Antafungal để giúp cây luôn tươi tốt và không bị nhiễm bệnh.

Phòng trị bệnh sương mai trên hoa hồng

✅ Trồng cây hoa hồng ở điều kiện vườn thoáng mát và ít bị ẩm thấp.

✅ Theo dõi và cắt bỏ các lá bị sâu bệnh tấn công để cây không bị nhiễm bệnh.

✅ Phòng bệnh cho cây trồng bằng cách theo dõi thường xuyên dự báo thời tiết.

Phòng trị bệnh sương mai trên cà chua

Cà chua là một loại cây leo, nhà nông có thể sử dụng các cách dưới đây để phòng trị bệnh sương mai cho cây trồng:

Tận dụng phân gà hoặc sử dụng các loại phân hữu cơ để phân bón trước khi gieo mầm cho vụ mùa mới.

Áp dụng kỹ thuật luân canh cây trồng khác trừ cây khoai tây.

Loại bỏ các rác thải, mầm bệnh và theo dõi tình trạng đất trước khi gieo trồng.

Sử dụng giàn để hạn chế độ ẩm cho khu vực đất trồng cà chua.

Thường xuyên kiểm tra và cắt tỉa các lá già trên cây cà chua để tránh nguy cơ lây lan sang các bộ phận khác.

Không nên trồng cà chua và khoai tây trên đất canh tác 2 năm liên tiếp. Nên trồng các loại cây khác như: bắp, mía,… Việc này sẽ giảm các nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cây.

Tạo khoảng cách giữa các cây để cho cây luôn được thoáng mát.

Phân luống cao để hạn chế đọng nước khi trời mưa.

Phòng trị bệnh sương mai trên cây ớt

✅ Lấp luống cao để gia tăng khả năng thoát nước cho khu đất trồng cây ớt.

✅ Theo dõi thường xuyên và loại các cây bị nhiễm bệnh để tránh ảnh hưởng đến các cây xung quanh.

Phòng trị bệnh sương mai trên cây dưa leo

Như đã nói trên, cây dưa leo là loài cây có độ ẩm cao và rất dễ nhiễm bệnh khi phải cung cấp nhiều NPK cho cây. Chính vì vậy, nhà nông nên chọn các loại giống tốt, không có sâu bệnh và có khả năng xử lý hạt giống bằng chất hóa học khi tiến hành trồng.

Việc xử lý lại đất và khu vực trồng trọt sau vụ mùa sẽ giúp ngăn ngừa mầm bệnh cho vụ mùa mới.

Nghiên cứu liều lượng phân bón và chất lượng của phân phù hợp với cây dưa leo.

Sử dụng phân đạm qua lá trước thời gian cây ra hoa 1 tuần và sau 14 ngày tiếp theo.

Từ những thông tin trên đây, nhà nông đã có thể phòng ngừa được bệnh sương mai trên các loại cây trồng. Tuy nhiên, khi cây bị nhiễm bệnh nặng, bạn có thể sử dụng sản phẩm Antafungal để trị bệnh cho cây.

Một số cách phòng trừ bệnh sương mai trên cây trồng

Thêm vào đó, nhà nông cũng có thể sử dụng các cách phổ biến qua kinh nghiệm trồng trọt của người Việt Nam chúng ta dưới đây.

Lựa chọn giống

Các loại giống tốt và được lấy từ các nguồn uy tín sẽ hạn chế được số lượng cây nhiễm bệnh khi gieo trồng. Ngoài ra, các loại giống này đã qua quá trình xử lý và kiểm duyệt chất lượng nên nhà nông có thể yên tâm về năng suất của cây trồng sau vụ mùa.

Luân canh cây trồng

Thay vì trồng một giống cây liên tiếp trên một khu đất, nhà nông có thể áp dụng kỹ thuật lành canh cây trồng để phòng bệnh sương mai. Hơn thế nữa, luân canh sẽ giúp cho đất sẽ giữ được cấu trúc và các lớp hữu cơ có trong đất.

Tuy nhiên, nhà nông cũng nên lưu ý chọn các loại giống cây phù hợp để luân canh.

Thời điểm trồng

Việc chọn thời điểm gieo trồng vụ mùa mới cũng rất quan trọng, đặc biệt là thời tiết. Vì khi nhà nông dựa vào thời tiết để quyết định gieo trồng sẽ giúp cây phát triển tốt và giảm bớt các loại sâu bệnh tấn công.

Vệ sinh đồng ruộng

Ngoài sâu bệnh, cây trồng vẫn có thể bị các loại khác như nấm mốc và vi khuẩn tấn công. Nhà nông phải thường xuyên kiểm tra đất và dọn dẹp rác thải xung quanh khu vực trồng trọt.

Sau mỗi vụ mùa, nhà nông nên vệ sinh lại khu vực trồng để loại bỏ các nguy cơ nhiễm bệnh cho vụ mùa tiếp theo.

Xử lý đất và dụng cụ trước khi trồng

Trước và sau mỗi vụ mùa, nhà nông cần tiến hành xử lý và đánh giá tình trạng đất canh tác. Khi kiểm tra, nhà nông cần đánh giá một số các tiêu chí sau:

  • Đất không bị nhiễm bệnh và các loại sâu gây hại cho cây.
  • Nồng độ pH trong đất phù hợp với cây trồng.
  • Đất không bị nhiễm các chất độc hại và chứa các kim loại nặng từ vụ mùa trước.
  • Khả năng thoát nước của đất canh tác vẫn hoạt động tốt.

Chăm sóc cắt tỉa cành lá

Trong quá trình canh tác cây trồng, hãy thường xuyên thực hiện kiểm tra cây trồng để xử lý các cây bị nhiễm bệnh. Đối với bệnh sương mai, lá cây là nơi rất dễ bị nhiễm bệnh nên cần phải loại bỏ ngay nếu phát hiện kịp thời.

Tưới nước bón phân

Thiết lập một chế độ tưới tiêu hợp lý cho cây trồng để hạn chế ẩm thấp. Nhà nông cũng cần nghiên cứu thêm về liều lượng phân bón và loại phân có chứa nồng độ đạm phù hợp với cây canh tác.

Sử dụng thuốc trị bệnh sương mai Antafungal

Ngoài những cách trên, nhà nông có thể sử dụng các loại thuốc phòng ngừa – trị bệnh sương mai Antafungal. Để phát huy hiệu quả của sản phẩm này, nhà nông nên sử dụng đúng liều lượng và thời điểm thích hợp dưới đây:

Phòng bệnh: pha 250g dung dịch Antafungal với 400 lít nước, sử dụng hỗn hợp này lên cây trồng cách 2-3 ngày/lần.

Trị bệnh: pha hỗn hợp 250g Antafungal với 200 lít nước, phun kỹ lên phần lá của cây và góc với tần suất 5-10 ngày/lần.

Sau khi thực hiện phun thuốc lên cây, khu vực canh tác và cây nhiễm bệnh sẽ ngừa được mầm bệnh và phát triển tốt. Không chỉ vậy, đất trồng cũng được cân bằng vi sinh và hệ sinh thái.

Từ những thông tin trên, nhà nông đã có thể biết cách phòng bệnh sương mai theo các hướng dẫn của chúng tôi. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm Antafungal của trung tôi thông qua Website nguyenlieusinhhoc.com. Chúng tôi còn nhận hỗ trợ tư vấn từ xa cho bạn thông qua Hotline 0981 355 180028 8889 7322.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *