Phòng trị bệnh khô ngọn khô cành cao su hiệu quả và an toàn

Phòng trị bệnh khô ngọn khô cành cao su hiệu quả và an toàn

24/05/2024

Kích thước chữ

Bệnh khô ngọn khô cành cao su là căn bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng mủ cao su thu hoạch. Đây là mối đe dọa hàng đầu ở các vườn cao su, cần có hướng xử lý phù hợp để giảm thiểu tối đa nguy cơ xuất hiện bệnh hại. Để rõ hơn về căn bệnh khô cành khô ngọn trên cây cao su, cùng AQ theo dõi qua bài viết sau.

Tìm hiểu về bệnh khô ngọn khô cành cao su là gì?

Bệnh khô ngọn khô cành cao su: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Ngoài nấm, đất suy thoái, bạc màu, cằn cỗi do sử dụng nhiều chất hóa học cũng khiến cây cao su bị khô ngọn khô cành

Bệnh khô ngọn khô cành cao su xuất hiện tại Việt Nam năm 1999, tấn công chủ yếu các giống cao su như: RRIC 104, RRIV 2, RRIV 3, PB 260, RRIC 110. Chúng gây những ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây cao su, cây phát triển kém, mủ cao su thu hoạch không đạt chất lượng.

Mặt khác, việc sử dụng thuốc hóa học để xử lý tình trạng khô cành khô ngọn cao su cũng khiến đất trồng nhanh suy thoái, bạc màu. Điều này tạo cơ hội để bệnh tiến triển nhanh hơn so với đất trồng cao su khỏe mạnh.

Nguyên nhân gây ra bệnh khô ngọn khô cành cao su

Nấm Corynespora cassiicola là tác nhân chính gây ra bệnh khô cành khô ngọn ở cao su. Phổ ký chủ của loại nấm bệnh này lên tới 530 loài thực vật, bao gồm: đậu đũa, đu đủ, dưa chuột, đậu tương, cà chua, cao su, v.v.

Môi trường gây hại lý tưởng của loài nấm này là các quốc gia có khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới. Các khu vực có độ ẩm môi trường cao (kéo dài liên tục) kết hợp nhiệt độ tăng cao góp phần thúc đẩy sự sinh sôi mạnh mẽ của nấm bệnh khô cành khô ngọn.

🔸 Đường lây nhiễm: gió

🔸 Bộ phận gây hại: rễ, thân, lá cây.

Đặc biệt, nấm Corynespora cassiicola được ghi nhận có tồn tại trên da người, gây ra một số tổn thương như phồng rộp. Vì thế bà con lưu ý về căn bệnh khô ngọn khô cành cao su nhà mình. Mặc dù tỷ lệ nấm tồn tại trên da rất thấp, tuy nhiên cũng cần đề phòng nhằm giảm thiểu rủi ro về sức khỏe.

Triệu chứng của bệnh khô ngọn khô cành cao su

Bệnh khô ngọn khô cành cao su: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh khô ngọn khô cành cao su

Cây cao su con và cây mới chớm nở là hai đối tượng bị tấn công mạnh mẽ nhất. Trên lá xuất hiện một số đốm bệnh nhỏ màu vàng, phần rìa màu nâu và có quầng vàng.

Theo thời gian, đốm bệnh phát triển gây thủng lá, có thể ở dạng lỗ bắn. Khi đó, lá chuyển vàng và rụng sớm gây khô cành, khô ngọn do thiếu chất dinh dưỡng và nước.

Bệnh khô ngọn khô cành cao su trở nặng có thể gây chết cây cao su con do số lượng lá rụng quá nhiều.

Tác hại do bệnh khô ngọn khô cành cao su gây ra

Lá rụng khiến hoạt động quang hợp của cây cao su bị gián đoạn, không thể tổng hợp chất diệp lục để nuôi cây.

Từ tình trạng khô cành, khô ngọn chuyển sang chết cây cao su. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn kinh tế của bà con nông dân. Nếu không sớm phát hiện và kịp thời xử lý thì khả năng lây lan bệnh khô cành rất cao.

Một số cách phòng trị bệnh khô ngọn khô cành ở cao su an toàn, hiệu quả

Sau đây, AQ xin chia sẻ một số hoạt động canh tác hữu ích, hỗ trợ bà con trồng và chăm sóc vườn cao su hiệu quả hơn, nâng cao năng suất cây trồng và phòng ngừa bệnh khô ngọn khô cành diễn ra.

Phương pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh khô ngọn khô cành ở cây cao su

Bệnh khô ngọn khô cành cao su: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Thường xuyên thăm vườn cao su để kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh khô ngọn khô cành

✅ Chọn lọc những cây giống cao su khỏe mạnh, kiểm tra kỹ trên lá non có dấu hiệu của bệnh khô cành khô ngọn.

✅ Quản lý vườn trồng cao su sạch sẽ, tránh để cỏ dại mọc um tùm, thu gom lá rụng giúp giảm thiểu mầm bệnh trú ẩn.

✅ Bón phân theo định kỳ, đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.

✅ Trồng xen canh với các cây ngắn ngày để tạo tủ gốc giữ ấm cho vườn cao su trong ngày nắng.

✅ Luân canh với những loại cây trồng không phải cây ký chủ của nấm Corynespora cassiicola (ít nhất 3 năm).

✅ Tiến hành đốn bỏ các bộ phận nhiễm bệnh khô ngọn khô cành cao su, yêu cầu tiêu hủy càng xa vườn càng tốt.

✅ Lưu ý thăm vườn cao su thường xuyên những ngày nắng nóng sau mưa, kịp thời phát hiện dấu hiệu bệnh hại từ sớm.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý  bệnh khô ngọn khô cành ở cây cao su

Hiện tại,trong “Danh mục thuốc BVTV cho phép sử dụng tại Việt Nam” chưa có thuốc BVTV hóa học chuyên điều trị bệnh khô ngọn khô cành cây cao su. AQ khuyến cáo bà con nếu có nhu cầu phun thuốc hóa học nên tham khảo tư vấn từ NSX. Sử dụng đúng liều, không lạm dụng thuốc nhằm hạn chế tối đa rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thuốc đặc trị bệnh khô ngọn khô cành cao su – Phy FusaCo an toàn cho cây

Bệnh khô ngọn khô cành cao su: Nguyên nhân & Cách phòng trừ
Phy FusaCo chứa các vi nấm chuyên xử lý bệnh khô ngọn khô cành cao su, giúp cây luôn khỏe mạnh, cho năng suất ổn định

Nhằm hỗ trợ bà con chấm dứt tình trạng khô ngọn khô cành trên cao su do nấm Corynespora cassiicola, AQ xin giới thiệu một sản phẩm sinh học thế hệ mới: Thuốc đặc trị bệnh khô ngọn khô cành cao su Phy FusaCo chuyên dùng xử lý các loại nấm đất gây hại cây trồng.

*Sản phẩm do Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sản xuất và phân phối trên toàn nước.

Thành phần thuốc trị bệnh khô ngọn khô cành cây cao su Phy FusaCo

Phy FusaCo là tổ hợp các chủng vi sinh, vi khuẩn khỏe mạnh chiếm 1,5 x 108 CFU/ml.

  • Chaetomium spp;
  • Trichoderma spp;
  • Bacillus subtilis;

Kết hợp với các hoạt chất enzyme ngoại bào và chitosan dạng nano.

Công dụng thuốc trị cây cao su bị khô ngọn khô cành Phy FusaCo

✔️ Rút ngắn thời gian xử lý nấm gây bệnh khô ngọn khô cành cao su nhờ trực khuẩn Bacillus subtilis.

✔️ Phòng trừ một số bệnh hại liên quan như thán thư, sương mai, thối thân – gốc – rễ, chết dây, nứt thân xì mủ, v.v.

✔️ Tăng cường sức chống chịu và hệ miễn dịch cho vườn cao su trước sự thay đổi thời tiết thất thường.

✔️ Góp phần nâng cao chất lượng mủ cao su thu hoạch, mang lại nguồn sống ổn định cho bà con nông dân.

✔️ Phy FusaCo tác động phổ rộng đến toàn vườn khi sử dụng đúng liều lượng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh khô ngọn khô cành cây cao su Phy FusaCo

🔹 Phun thuốc điều trị bệnh khô ngọn khô cành ở cao su: 250ml Phy FusaCo + 400 – 600 lít nước. Xử lý miệng cạo bị khô 5 – 7 ngày/lần

🔹 Phun thuốc phòng ngừa cây cao su bị khô ngọn khô cành: 250ml Phy FusaCo + 800 – 1000 lít nước. Phun phòng vườn cao su 15 – 30 ngày/lần.

🔹 Kỹ thuật phun: Tập trung phun ở khu vực lá – cành – thân – vùng dưới gốc cây cao su.

Bài viết đã chia sẻ một số thông tin cần thiết, liên quan đến bệnh khô ngọn khô cành cao su mà bà con đang thắc mắc. Hy vọng những giải đáp từ phía AQ đã giúp mọi người hiểu hơn về bản chất bệnh hại, kết hợp canh tác hiệu quả và phun phòng sâu bệnh hại, nâng cao năng suất thu hoạch mủ trên vườn cao su.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
250.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *