Hướng dẫn trồng lựu trong chậu ra nhiều trái, ít bị sâu bệnh

Hướng dẫn trồng lựu trong chậu ra nhiều trái, ít bị sâu bệnh

10/05/2024

Kích thước chữ

Trồng lựu trong chậu vừa có thể làm cây cảnh cũng có thể thu hoạch được quả. Nên được rất nhiều hộ gia đình quan và tìm hiểu đến. Chi tiết cách trồng và chăm sóc cây lựu trong chậu sẽ được AQ chia sẻ trong bài viết bên dưới, mời bà con cùng tìm hiểu qua nhé.

Tìm hiểu về cách trồng lựu trong chậu

Hướng dẫn trồng lựu trong chậu ra nhiều trái, ít bị sâu bệnh
Cách trồng cây lựu trong chậu được nhiều người tìm hiểu đến nhờ tiết kiệm được thời gian và công sức mà cây lựu vẫn được sinh trưởng và phát triển tốt nhất

Cây lựu hay còn được gọi là thạch lựu, được đặt tên khoa học là Punica granatum nằm trong họ Lythraceae. Cây lựu có nguồn gốc đến từ các nước vùng Tây Nam Á, các nước Địa Trung Hải.

Hiện nay, cây lựu được trồng ở nhiều nơi trên thế giới trong đó có ở Việt Nam (Tây Nguyên, Lâm Đồng,…)

Lựu là loại cây thực vật có thân gỗ, rất ưa thích ánh sáng mặt trời. Nên được nhiều hộ gia đình trồng trong chậu kiểng ngoài sân vườn để làm cây cảnh hoặc trang trí các góc trong không gian sống,…

Lợi ích khi thực hiện cách trồng cây lựu trong chậu

Dưới đây là những ưu điểm của việc trồng và chăm sóc cây lựu trong chậu như:

✅ Có thể di chuyển chậu cây lựu đi bất cứ nơi nào. Giúp bà con tối ưu hóa không gian.

✅ Dễ dàng thay đổi vị trí theo sở thích hoặc điều kiện ánh sáng phù hợp.

✅ Trồng cây lựu trong chậu phù hợp với những gia đình sống trong căn hộ hoặc có sân vườn nhỏ,…

✅ Trồng trong chậu giúp cây lựu có thể kiểm soát được lượng đất, nước, các chất dinh dưỡng,… Để cây lựu được phát triển tốt, giảm nguy cơ về các bệnh hại.

✅ Cây lựu trồng trong chậu giúp tạo điểm nhấn cho ngôi nhà, còn có ý nghĩa phong thủy cho gia chủ.

Ý nghĩa phong thủy của việc trồng lựu trong chậu

Ngoài những công dụng chính như: lấy quả, trang trí, làm thuốc,… thì cây lựu còn có một ý nghĩa sâu sắc về phong thủy. Màu đỏ của cây lựu tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng cho chủ nhà.

Ngoài ra, màu sắc của cây lựu còn giúp xua đuổi những điều xui xẻo, giúp mang lại một cuộc sống bình yên và tốt đẹp.

Vì thế, việc trồng và chăm sóc cây lựu trong chậu được rất nhiều hộ gia đình quan tâm và chú ý đến.

Chuẩn bị gì trước khi thực hiện trồng lựu trong chậu?

Hướng dẫn trồng lựu trong chậu ra nhiều trái, ít bị sâu bệnh
Những nguyên liệu mà bà con cần chuẩn bị trước khi tiến hành trồng cây lựu trong chậu

Để kỹ thuật trồng cây lựu trong chậu được diễn ra thuận lợi thì trước khi tiến hành trồng bà con cần chuẩn bị đầy đủ, kỹ lưỡng những đồ dùng cần thiết sau đây:

Chuẩn bị giống cây lựu khỏe mạnh, sạch bệnh

Hiện nay, có 2 cách để bà con chọn được giống lựu tốt, khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh đó là: chiết cành và gieo hạt.

Ở phương pháp chiết cành thì bà con có thể tìm hiểu và mua những cây giống có sẵn tại các cửa hàng cây kiểng uy tín. Bà con nên lựa chọn những giống cây có lá xanh tốt, thân và lá cây không bị sâu hại tấn công.

Còn ở phương pháp gieo hạt thì bà con nên chọn những hạt giống tươi và khỏe, không bị nứt hoặc bị mốc. Tuy nhiên gieo bằng hạt thì tốn rất nhiều thời gian và công sức chăm sóc nên rất ít người trồng lựa chọn phương pháp này.

Chuẩn bị đất để thực hiện trồng lựu trong chậu

Lựu có thể sinh trưởng và phát triển trong nhiều loại đất trồng như: đất sét, đất mùn, đất cát,… với điều kiện thông thoáng và thoát nước tốt.

Đất có độ pH phù hợp để trồng cây lựu đó là từ 5,5 – 7. Bà con có thể chuẩn bị thêm các loại phân chuồng đã hoai mục để hòa trộn chung với đất trồng để tăng cường độ dinh dưỡng trong đất.

Các loại đất trồng cần được phơi ải khoảng 7 – 10 ngày để tiêu diệt hết các mầm bệnh.

Chuẩn bị chậu trồng cây lựu phù hợp

Lựa chọn chậu có kích thước và màu sắc tùy vào mục đích cũng như sở thích của bà con.

Nếu trồng để làm cảnh thì AQ khuyên bà con nên chọn những loại chậu có kích cỡ nhỏ, có kiểu dáng đẹp, phù hợp với không gian.

Bà con có thể lựa chọn chậu với nhiều chất liệu khác nhau như: chậu nhựa, chậu gốm sứ, xi măng,..

Chuẩn bị các phụ kiện để trang trí gốc cây lựu 

Để cây lựu trồng trong chậu được bắt mắt hơn thì bà con có thể sử dụng thêm các loại phục kiện trang trí như: đá sỏi, đôn cây, giá đỡ, để làm nổi bật lên cây lựu,…

Hướng dẫn trồng lựu trong chậu đơn giãn qua từng bước

Hướng dẫn trồng lựu trong chậu ra nhiều trái, ít bị sâu bệnh
AQ chia sẻ đến bà con cách trồng cây lựu trong chậu chi tiết từng bước đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được

Sau khi đã chuẩn bị xong những dụng cụ cần thiết thì dưới đây AQ sẽ hướng dẫn bà con chi tiết từng bước cách trồng cây lựu trong chậu nhé.

✅ Bước 1: Cho đất đã chuẩn bị trước vào ⅔ chậu. Trước đó, bà con nên lót trước vào chậu một lớp than hoặc đất nung để tạo được độ thông thoáng và giữ đất cho cây được tốt hơn.

✅ Bước 2: Sau khi mua cây giống về bà con cần tiến hành gỡ lớp nilon ra và đặt nhẹ nhàng cây con vào chậu đất. Giữ cây được thẳng không nghiêng, để tránh bị đổ ngã.

✅ Bước 3: Cần lấp đất vào chậu và nén xung quanh gốc cây. Có thể sử dụng các cọc cây để đỡ cho cây con được đứng thẳng và chắc chắn hơn.

✅ Bước 4: Cuối cùng, bà con cần tưới ướt đẫm cây trong lần đầu để cây có đủ độ ẩm. Nên tưới nhẹ nhàng, tránh tưới mạnh và nhiều sẽ làm xói đất.

Đối với phương pháp gieo hạt, thì trước khi gieo trồng bà con cần ủ ngâm hạt trước. Gieo xung quanh thành chậu và cần tưới nước ẩm cho đất thường xuyên. Sau khi hạt nảy mầm thành cây con thì mới tách ra chậu lớn để chăm sóc.

Chăm sóc cây lựu trồng trong chậu lớn nhanh, ra trái nhiều

Để cây lựu được phát triển tốt, ra trái nhanh thì cách chăm sóc cây lựu trồng trong chậu đóng vai trò rất quan trọng. Bà con còn thực hiện đúng và đủ để cây lựu được phát triển và sinh trưởng tốt nhất nhé.

✅ Cần thực bón phân, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây lựu. Cây lựu rất dễ bị vàng lá nên bà con cần bổ sung thêm kẽm cho cây khi thấy lá cây có dấu hiệu chuyển sang vàng.

✅ Nên tưới nước với mật độ hợp lý, tránh để cây quá khô, sẽ khiến cây bị còi cọc, không thể phát triển được. Khi tưới thì tránh tưới trực tiếp lên tán của lá cây.

✅ Vào giai đoạn ra hoa đậu quả thì cây lựu rất dễ bị những loại côn trùng như: rệp sáp, ruồi giấm, nhện đỏ,.. gây hại. Và vào các mùa mưa, ẩm ướt thì cũng có thể bị nấm bệnh tấn công.

✅ Để dáng cây lựu được đẹp và phát triển theo sở thích thì bà con nên tiến hành cắt tỉa thường xuyên cho cây và nên uốn cây khi cây còn non1

✅ Cần loại bỏ bớt những cành yếu, có dấu bệnh do côn trùng tấn công.

Thuốc đặc trị côn trùng gây hại cây trồng chậu Mebe Pa

Hướng dẫn trồng lựu trong chậu ra nhiều trái, ít bị sâu bệnh
Sản phẩm thuốc sinh học Mebe Pa giúp xua đuổi, tiêu diệt các loại côn trùng gây hại đến cây lựu được nhiều bà con ưa chuộng

Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ hân hạnh giới thiệu đến quý bà con sản phẩm: Mebe Pa – Thuốc tiêu diệt côn trùng gây hại trên cây lựu.

Mebe Pa được nghiên cứu và phát triển ra với các thành phần chính đó là 4 loại nấm màu, các loại nấm này xâm nhập vào bên trong côn trùng mọc tơ và đốt bụng chúng, khiến cho côn trùng ngưng hoạt động và chết cứng đi.

Đây là dòng sản phẩm được nhiều bà con ưa chuộng nhất bởi có tác dụng hiệu quả trong việc xua đuổi và tiêu diệt côn trùng tấn công cây trồng, giúp bảo vệ cây được khỏe mạnh, phát triển tốt hơn.

Ở bài viết trên, AQ đã chia sẻ đến bà con những cách trồng lựu trong chậu, chăm sóc cây được khỏe, ra trái nhiều và cách xử lý khi cây lựu bị côn trùng tấn công. Hy vọng sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình trồng cây lựu cảnh để trang trí trong không gian sống của mình nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *