Hướng dẫn trồng cà tím trong chậu tại nhà sai trĩu quả

Hướng dẫn trồng cà tím trong chậu tại nhà sai trĩu quả

19/12/2023

Kích thước chữ

Trồng cà tím trong chậu là cách trồng được nhiều gia đình sống tại những thành phố, thị trấn hoặc những hộ gia đình không có đất lựa chọn cách trồng này. Khi trồng trong chậu sẽ giúp tiết kiệm không gian sống, để ở bất cứ nơi nào mà bạn muốn như sân thượng, hành lang, ban công…

Không chỉ vậy, bà con còn có nguồn rau sạch do chính tay tự trồng, tự chăm sóc đem lại nhiều niềm vui trong cuộc sống. Vậy cách trồng cà tím trong chậu cũng như cách chăm sóc sau trồng như thế nào? Bài viết dưới đây, AQ sẽ chia sẻ cho bà con để có một chậu cà tím thật khỏe và sai quả nhé!

Tìm hiểu về trồng cà tím trong chậu

Hướng dẫn trồng cà tím trong chậu tại nhà sai trĩu quả
Cách trồng cây cà tím ở trong chậu hiệu quả, sai trái

Trồng cà tím trong chậu là một phương pháp trồng cây tiết kiệm không gian và có được nguồn rau sạch do chính tay tự trồng. Giúp thúc đẩy tinh thần sáng tạo và trải nghiệm tuyệt vời trong việc làm vườn.

Đặc điểm hình dạng của cà tím

Hướng dẫn trồng cà tím trong chậu tại nhà sai trĩu quả
Những đặc điểm bên ngoài của cây cà tím

Cà tím là loại cây ưa nhiệt, có thân thảo hàng năm, cao từ 50 đến 150 cm, thường có gai nhỏ.

Lá cà tím rộng, lớn, có màu xanh, ở mặt dưới có lông tơ bao phủ. Hoa cà tím có màu trắng đến tím nhạt, có năm cánh, nhụy màu vàng.

Quả cà có hình dạng thuôn dài, vỏ bóng, quả mọng bên trong nhiều cùi thịt, mềm và ít hạt, có màu tím nhạt đến tím sẫm, được dùng để chế biến nhiều món ăn ngon.

Giá trị dinh dưỡng của cà tím

Cà tím chứa nhiều loại vitamin như Vitamin C, Vitamin K, Vitamin A, Vitamin B6 và các loại khoáng chất như magie, canxi, photpho, sắt

Có các loại vitamin và các khoáng chất tốt cho cơ thể nhưng giá trị dinh dưỡng không cao như các loại rau củ khác do hàm lượng nước cao.

Tuy vậy, nó lại có lượng chất xơ cao tốt cho hệ tiêu hóa và không gây béo phì.

Cần chuẩn bị những gì để trồng cà tím trong chậu?

Để thực hiện các bước trồng cà tím ở trong chậu thì việc chuẩn bị những dụng cụ cần thiết là rất quan trọng.

Cách chọn chậu trồng cà tím phù hợp

✅Nên chọn những chậu lớn để trồng, chậu có dung tích tối thiểu là 5 gallon (20 lít)

✅Cây ưa nhiệt nên dùng nồi đất để giữ nhiệt tốt hơn là chậu nhựa.

✅Chậu cần có nhiều lỗ thoát nước để cây không bị tình trạng thối rễ vì lượng nước dư thừa để lại.

Các bước chuẩn bị trồng cà tím trong chậu

✅Cần làm sạch chậu trước khi trồng để tránh các loại côn trùng và vi khuẩn có hại làm hại cây.

✅Chuẩn bị hạt giống và đất trồng (đất chuyên trồng rau, đất thịt nhẹ)

✅Sử dụng phân bón hữu cơ (vỏ cây, xơ dừa, than bùn, phân bò, phân gà vi sinh,…)

✅Những công cụ cần thiết như xẻng, bình xịt nước

Hướng dẫn trồng cà tím trong chậu đúng kỹ thuật

Hướng dẫn trồng cà tím trong chậu tại nhà sai trĩu quả
Hướng dẫn chi tiết về cách trồng cây cà tím ở trong chậu đạt hiệu quả cao

Sau bước chuẩn bị dụng cụ, hạt giống, phân bón và chọn chậu phù hợp thì sau đây là hướng dẫn chi tiết về cách trồng cà tím ở trong chậu.

Chọn hạt giống cà tím phù hợp

Khi chọn hạt giống cần chú ý như: hạt cà tím tròn, đều, múp, không bị sâu bệnh và nấm, số lượng hạt giống đủ cho diện tích đất như dự tính.

Ngâm ủ hạt và ươm hạt

Trước khi gieo trồng, cần ngâm hạt trong thời gian từ 24-32 giờ vì hạt cà có vỏ tương đối dày và cứng. Sau khi ngâm đủ thời gian, vớt ra và ngâm tiếp với nước ấm (45 độ C) trong vòng 1 giờ. Cách làm này giúp loại bỏ nấm gây bệnh và kích cho hạt nảy mầm nhanh.

Sau bước ngâm ủ hạt, bạn cần chuẩn bị đất dinh dưỡng hoặc phân bón hữu cơ trộn với các giá thể như xơ dừa,… để bắt đầu ươm hạt.

Gieo hạt cần đều tay, khoảng cách giữa các hạt thưa nhau. Cung cấp đủ nước sau khi gieo từu 3-4 lần để giữ độ ẩm cho cây.

Chọn cây để trồng cà tím trong chậu

Khi hạt ươm đã nảy mầm và ra những cây con đủ tiêu chuẩn để trồng vào chậu thì cần loại bỏ những cây nhỏ không đạt. Chọn những cây khỏe mạnh đã mọc từ 6 đến 7 lá thật, cao từ 7 đến 8cm, thân cây mập mạp, không còi cọc để đem đi trồng.

Làm đất trồng cà tím trong chậu

Ở bước này, bà con nên chọn những loại đất cát pha, đất giàu chất mùn, tơi xốp, dễ thoát nước. Nồng độ pH từ 6,5 – 7 đây là nồng độ trung tính phù hợp để làm đất trồng cây cà tím trong chậu.

Tiến hành trồng cà tím trong chậu

Cần chọn những chậu lớn để đủ diện tích trồng cây cà tím. Có thể sử dụng những chậu đã qua sử dụng để trồng cây.

Chú ý đục lỗ ở đáy nhiều hơn vì để cho cây dễ dàng thoát nước. Đặt cây giống đã chọn vào chậu, sau đó đổ đất từ từ vào chậu.

Làm hốc từ 8 đến 12 cm rồi mới đặt cây con xuống để tránh tình trạng đặt sâu quá thì kém phát triển, đặt nông quá thì cây dễ bị đổ.

Sau khi trồng xong, tiếp tục tới bước tưới nước cho đất, tưới nước kỹ cho cây, không hình thành những vũng nước trên mặt đất.

Chăm sóc hiệu quả sau khi thực hiện trồng cà tím trong chậu

Hướng dẫn trồng cà tím trong chậu tại nhà sai trĩu quả
Các bước chăm sóc sau trồng bà con cần lưu ý

Để đạt hiệu quả cao trong quá trình phát triển của cây cà tím, bạn nên tiến hành ngay vào việc chăm sóc cây trồng để đem lại hiệu quả cao nhất.

Tưới nước định kỳ

Số lần tưới nước cho cây trong tuần phụ thuộc vào loại đất, phương pháp tưới và mùa. Mục tiêu là cung cấp đủ nước cho cây.

Nên tưới nước ở gốc cây mà không làm ướt lá. Kiểm tra độ ẩm của đất khi tưới, vì quá nhiều hoặc quá ít nước sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sự ra hoa, quả của cây.

Bón phân cho cây

Một số những lưu ý khi bón phân như sau:

✅Bón phân lỏng một lần trong một hoặc hai tuần.

✅Tưới nước cho đất ẩm trước khi bón phân, không bón trên phần đất khô.

✅Tuân thủ đúng lượng phân bón, cách sử dụng ở phần nhãn sản phẩm phân bón.

✅Có thể bón thêm phân nếu thấy lá cà bắt đầu héo đi.

✅Để cây hấp thụ phân bón một cách tốt nhất, bạn cần kết hợp với việc dọn cỏ và lấp phân

✅Nên ưu tiên chọn phân hữu cơ, tránh sử dụng quá nhiều phân bón hóa học.

Ngăn ngừa sâu bệnh

Trong quá trình phát triển của cây cà tím đến khi ra trái, việc xuất hiện một số loại sâu bọ như: sâu ăn lá, sâu xám, bệnh đỏm bệnh rệp,… là điều không thể tránh khỏi.

Vậy nên, để phòng ngừa bạn cần kiểm tra thường xuyên xuất hiện sâu bệnh hay chưa để có cách phòng chống kịp thời. Mỗi buổi sáng, nên dành ra ra tầm 15 phút để ra vườn bắt sâu.

Hạn chế việc sử dụng phun thuốc hóa học, nên chuyển qua sử dụng thuốc sinh học để an toàn với sức khỏe của mình và môi trường xung quanh.

Kiểm tra đất

✅Liên tục kiểm tra độ pH của đất.

✅Nếu độ pH cao hơn mức khoảng từ 5,8-6,5, sử dụng vôi để làm giảm.

✅Nếu độ pH thấp hơn mức khoảng 5,8-6,5, cần bổ sung thêm dưỡng chất cho cây bằng việc bón phân.

Vị trí đặt cây cà tím

Để cây cà tím phát triển tốt nhất, nên để cây ở vị trí có ánh sáng, thoáng mát như để ở ban công, sân thượng.

Nếu không muốn cây của bạn bị nhiễm sâu bệnh hay bị chết thì tránh để ở những nơi ẩm ướt, râm không có ánh sáng.

Cách thu hoạch cây cà tím

Thu hoạch cà được khi có những dấu hiệu sau: da cà trông bóng, ngừng phát triển một thời gian. Thường thu hoạch được khoảng 59 đến 70 ngày sau khi gieo hạt.

Dùng dao hoặc kéo cắt phần cuống để thu hoạch trái cà.

Không nên để trái quá già mới thu hoạch sẽ làm giảm chất lượng trái cà.

Bài viết trên đã hướng dẫn bà con trồng cà tím trong chậu cũng như cách chăm sóc, thu hoạch cây cà tím. AQ hy vọng qua bài viết này bà con có thêm thật nhiều kiến thức, cảm ơn đã quan tâm và dành thời gian tìm hiểu. Xin chúc quý bà con sẽ thực hiện thành công phương pháp cà tím trồng chậu tại nhà.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *