Cách phòng trừ sâu đục thân ngô hiệu quả, an toàn và nhanh
Kích thước chữ
Sâu đục thân ngô là một trong những đối tượng dịch hại nghiêm trọng tại các ruộng ngô Việt Nam. Các tỉnh thành ở miền Bắc là nơi xuất hiện mật độ sâu đục thân rất cao, thiệt hại không nhỏ đến chất lượng và sản lượng thu hoạch. Gây khó khăn cho bà con nông dân trong công tác chữa trị do tốc độ sinh trưởng nhanh. Để giải quyết và khắc phục hậu quả do sâu đục thân cây ngô gây ra, mời bà con cùng AQ theo dõi qua bài viết sau.
Tổng quan về loài sâu đục thân ngô
Sâu đục thân ngô gọi chung là sâu đục thân. Chúng có khả năng thích nghi tốt với điều kiện môi trường địa phương. Điều này dẫn đến số lượng sâu và thế hệ thay đổi theo từng năm, gây khó khăn trong công tác kiểm soát bệnh hại.
Theo lý thuyết, loài sâu này được chia thành loại là sâu đục thân châu Âu và sâu đục thân châu Á. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 1999 đã chỉ ra rằng giữa hai loài này không có sự khác biệt đáng kể. Mức tác động trên cây ngô theo khu vực có nét tương đồng, vì thế việc phân loại giúp bà con rõ hơn về mặt hình thức của sâu đục thân bắp.
Chúng có phạm vi ký chủ rất rộng, ưa thích các cây thân thảo khỏe mạnh, ví dụ như cây ngô thời kỳ phun râu, trổ cờ.
Năm 1917, sâu đục thân gây hại cây ngô được phát hiện lần đầu tại Bắc Mỹ. Theo đó, tại khu vực Bắc Bộ nước ta ghi nhận sự tấn công của sâu đục thân ở 104 ha/65.000 ha ruộng ngô (năm 2021). Mặc dù diện tích vườn ngô hư hại chiếm rất ít, tuy nhiên nếu người trồng không ứng phó kịp thời, khả năng cao sẽ thất thu toàn ruộng.
- Tên tiếng Anh: European Corn Borer – Asian Corn Borer.
- Tên khoa học: Ostrinia nubilalis – Ostrinia furnacalis.
Đặc điểm hình dáng và vòng đời của sâu đục thân ngô
Vòng đời sinh trưởng của loài sâu đục thân ở cây ngô phát triển qua 4 giai đoạn: trứng – ấu trùng – nhộng – pha trường thành. Ấu trùng tuổi 6 và sâu trưởng thành là hai đối tượng gây hại chủ yếu tại ruộng bắp.
1/ Trứng của loài sâu đục thân gây hại ở cây ngô
Đẻ theo cụm từ 15 – 20 trứng ở mặt dưới lá. Trứng có hình bầu dục, bề mặt dẹt và óng ánh. Ban đầu trứng có màu trắng lem, về sau chuyển thành màu be hoặc nâu cam.
Trứng sâu đục thân có kích thước 1 x 0,75mm, xếp chồng lên nhau, tạo thành hình vảy cá hay mái nhà ngói. Trứng nở sau 4 – 9 ngày ở nhiệt độ là 15°C.
2/ Ấu trùng của sâu đục thân gây hại ở cây ngô
Ấu trùng có 6 tuổi, phát triển ở nhiệt độ khoảng 11°C. Tổng thời gian sinh trưởng trung bình là 50 ngày.
Ở mặt lưng ấu trùng có màu nâu nhạt hoặc xám hồng, đầu có màu nâu đến đen, riêng ngực màu nâu vàng. Trên mỗi đoạn cơ thể có những đốm đen tròn xếp ngang dọc đều nhau.
Kích thước cơ thể ấu trùng tuổi 6: dài 19,9mm và rộng 2,19mm. Chúng có xu hướng ăn lá cây ngô theo vòng xoắn, sau đó di chuyển xuống khu vực cuống và tai ngô để tiếp tục vòng đời.
3/ Nhộng sâu đục thân gây hại ở cây ngô
Giai đoạn thành nhộng cơ thể màu nâu vàng. Chúng ẩn mình trong thân ngô được bao bọc bởi chiếc kén mỏng. Chiều dài dao động từ 13 – 17mm, chiều rộng từ 2 – 4mm tùy thuộc nhộng đực hay nhộng cái. Nhộng của sâu đục thân hại ngô sinh trưởng ở nhiệt độ 13°C.
4/ sâu đục thân trưởng thành gây hại ở cây ngô
Hóa nhộng thành bướm đêm. Cơ thể bướm cái có màu vàng nhạt đến nâu nhạt, trên cánh có các đường ngoằn ngoèo sẫm màu. Bướm đực có màu nâu nhạt đến nâu xám, có các đường trên lưng tương tự con cái. Bướm hại cây ngô đẻ từ 20 – 50 trứng mỗi ngày, trung bình 1 cuộc đời đẻ từ 400 – 600 trứng.
Nhận biết sâu đục thân ngô xuất hiện qua dấu hiệu nào?
Về cách nhận diện sâu đục thân hại ngô có nguy cơ xuất hiện tại ruộng vườn, AQ sẽ chia thành 2 phần: môi trường và sâu bệnh.
Môi trường sâu đục thân bắp phát triển
Sâu đục thân xuất hiện quanh năm, sinh trưởng và gây hại chủ yếu vào mùa hè và mùa thu do điều kiện môi trường thích hợp. Tại Đồng bằng sông Cửu Long, sâu bệnh khởi phát ở vụ Hè Thu (tháng 5 – tháng 9).
- Ruộng ngô trồng liên tục từ vụ này sang vụ khác.
- Cây ngô trong giai đoạn trổ hoa, trổ cờ, phun râu, phát triển bắp.
- Nhiệt độ môi trường 25 – 30°C, độ ẩm không khí > 80%.
Dấu hiệu của sâu đục thân ngô xuất hiện gây hại
Lá non: sâu non đục thân bắp cắn phá lá khi cây có từ 4 – 5 lá, đục thủng lá bằng sức cắn của mình, khi lá phát triển thì các vết đục xuất hiện rõ hơn thành một đường thẳng, ngang nhau, lá hơi vàng và nhăn nhó.
Thân cây ngô: sâu đục từ nách lá, chui vào thân cây làm hang trú ẩn, cây dễ mất sức, ngã đổ và gãy do vết đục rỗng. Ở miệng vết đục có bã như mùn cưa, thực chất đó là phân của của sâu
đục thân ngô.
Bông cờ: tương tư như thân cây ngô, bông cờ bị cắn thường ít tung phấn và gãy, héo.
Bắp ngô: sâu trưởng thành đục phá xuyên qua cuống bắp, ăn hạt và cắn vào lõi bắp.
Xuất hiện độc tố nấm mốc trên hạt bắp gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Điều này bắt nguồn từ Zearalenone và Fumonisin (tạo ra bởi nấm Fusarium). Khi độ ẩm hạt đạt 24%, nhiệt độ môi trường dao động 7 – 21°C kết hợp sự thay đổi ấm – lạnh liên tục thời tiết tạo điều kiện cho Fusarium tiết độc tố. Tác nhân của bệnh trạng này là do sâu đục thân trưởng thành cắn phá hạt bắp.
Cách thức gây hại của sâu đục thân ngô
Ấu trùng sâu đục thân bắp ngủ đông trong tàn dư thực vật và hoạt động lại vào mùa xuân. Theo đó sinh trưởng thành pha trưởng thành.
Bướm sâu hoạt động mạnh về đêm. Ngày 1 chúng tiến hành giao phối và đẻ trứng từ ngày 2. Sâu thường đẻ trứng ở mặt dưới lá cây ngô bánh tẻ gần gân chính.
Sau một thời gian, trứng nở thành ấu trùng, ăn sạch vỏ trứng và chất keo phủ bao quanh. Khoảng 13 ngày khi ấu trùng được 6 tuổi, chúng bắt đầu tấn công trên lá cây ngô. Vết cắn của sâu tạo thành các lỗ đục thấy rõ, không có hình dạng nhất định.
Tới giai đoạn đẫy sức, ấu trùng tuổi 6 di chuyển vào đường đục bên trong cây ngô và hóa nhộng. Thường là ở lõi bắp, bẹ lá, lá bao (trời mưa nhiều thì hóa nhộng tại vết cắn phá).
Sâu đục thân ở cây ngô trưởng thành cắn phá chính ở trái bắp, gây tổn thất đáng kể về sản lượng và chất lượng trái thu hoạch.
Biện pháp canh tác phòng trừ sâu đục thân ngô tại ruộng
Khi ruộng ngô bước vào giai đoạn trổ cờ, phun râu, phát triển bắp trong điều kiện thời tiết giảm mạnh (ở miền Bắc rét đậm hoặc rét hại), bà con cần thực hiện một số kỹ thuật canh tác sau để ngăn ngừa sâu đục thân hại bắp sinh trưởng mạnh mẽ.
✅ Chọn các giống ngô chống chịu sâu bệnh (ngô Bt), thời tiết tốt và không nên gieo vụ ngô muộn.
✅ Sử dụng các loài thiên địch như bọ rùa, bọ cánh ren xanh, ong ký sinh.
✅ Vệ sinh đồng ruộng sạch trước – trong – sau thời gian trồng ngô.
✅ Trồng luân canh với cây lúa hoặc cây họ đậu như lạc, đậu tương (đậu nành), đậu xanh, v.v.
✅ Mật độ ruộng khô vừa phải, tránh trồng dày đặc, chồng chéo.
✅ Cân đối hàm lượng N – P – K trong phân bón, phối hợp giữa phân hữu cơ và phân dinh dưỡng để cấp đủ dưỡng chất cho cây ngô.
✅ Duy trì độ ẩm ruộng từ 70 – 75%, tưới tiêu phù hợp theo giai đoạn sinh trưởng tránh để ruộng ngô thiếu nước.
✅ Kiểm tra ruộng thường xuyên để kịp thời phát hiện dấu hiệu gây hại của sâu đục thân gây hại ở cây ngô.
✅ Khi phát hiện ổ trứng của sâu, cần ngắt bỏ và tiêu hủy. Đối với sâu non thì phải phun thuốc bảo vệ thực vật khi còn ở tình trạng sâu ăn lá.
Thuốc đặc trị sâu đục thân ngô Ola Insect in99 an toàn, hiệu quả
Do sự tàn phá trên diện rộng của sâu đục thân trên ruộng ngô, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để xử lý và ngăn chặn là một trong những phương án hữu hiệu cho đến thời điểm hiện tại. AQ xin giới thiệu một sản phẩm sinh học đặc trị sâu đục thân trên các loại cây trồng, đặc biệt và ruộng ngô tại Việt Nam: Thuốc đặc trị sâu đục thân ngô Ola insect in99.
Thành phần thuốc trị sâu đục thân hại ngô Ola insect in99
Ola insect in99 ứng dụng công nghệ Bt kháng côn trùng sâu bệnh thông qua vi khuẩn đất Bacillus thuringiensis (Bt). Sau khi xâm nhập vào ấu trùng qua đường tiêu hóa, vi khuẩn Bt tiến hành tổng hợp protein độc tố gây tê liệt sâu đục thân gây hại ở cây ngô. Bằng cách này, ruột giữa của sâu bị chọc thủng ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động cắn phá.
- Bacillus thuringiensis: 1 x 108 CFU/ml.
- Phối trộn trên nền tổ hợp vi sinh hữu ích: Metarhizium spp, Beauveria sp, Paecilomyces sp, Verticillium sp, v.v kết hợp giấm gỗ Axit Pyroligneous.
Công dụng thuốc trị sâu đục thân cây ngô Ola insect in99
- Ức chế và tiêu diệt hoàn toàn từ trứng, ấu trùng và sâu đục thân cây ngô trưởng thành ẩn dưới lá, đất trồng.
- Không gây hại đến các loài thiên địch ở ruộng ngô.
- Không gây ô nhiễm nguồn nước, bị phân hủy dưới ánh nắng mặt trời nên không gây độc tố cho đất ruộng.
- Tăng cường hệ miễn dịch cho cây ngô, chống chịu tốt sâu bệnh hại.
- Cải thiện môi trường sống cho hệ vi sinh hữu ích trong đất, kích hoạt cơ chế phòng vệ cho ruộng ngô.
- Nâng cao chất lượng trái thu hoạch, đảm bảo năng suất cây trồng.
- Ola insect in99 không gây hại cho gia súc, vật nuôi và con người.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu đục thân cây ngô Ola insect in99
Chế phẩm sinh học Ola insect in99 phát huy tối đa công dụng khi được sử dụng đúng liều lượng theo tình trạng sâu đục thân cây ngô trong ruộng.
✔️ Phun thuốc trị sâu đục thân cây bắp: 100ml Ola insect in99 + 100 lít nước, mỗi lần phun thuốc cách từ 3 – 5 ngày.
✔️ Phun thuốc phòng sâu đục thân ở cây ngô: 100ml Ola insect in99 + 200 lít nước, phun định kỳ sau 15 – 30 ngày.
✔️ Kỹ thuật phun: phun kỹ vùng dưới tán, thân, cành và lá cây ngô.
Mua thuốc đặc trị sâu đục thân ngô ở đâu uy tín, giá tốt?
Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng. Mang đến giải pháp xử lý tận gốc sâu bệnh hại trong thời gian ngắn nhất.
Chế phẩm sinh học đặc trị sâu bệnh, nấm hại được nghiên cứu và sản xuất với công nghệ hiện đại, tiên tiến, ứng dụng các chủng vi sinh, vi khuẩn khỏe mạnh nhằm tiêu diệt đối tượng gây hại cây trồng.
Ola insect in99 – Thuốc đặc trị sâu đục thân hại ngô là sản phẩm do Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nghiên cứu sản xuất, sản phẩm được sản xuất tại nhà máy và phân phối trực tiếp đến tay bà con nông dân.
Sản phẩm đã đạt các yêu cầu kiểm định về an toàn cho người sử dụng.
Trên đây là toàn bộ thông tin về sâu đục thân ngô mà AQ muốn chia sẻ đến bà con. Mong rằng qua bài viết này đã giúp mọi người hiểu hơn về đặc tính của loài sâu hại ngô này, cách nhận diện và hướng xử lý phù hợp. Chủ động trong công tác phòng ngừa ngay từ đầu, giảm thiếu tối đa nguy cơ sâu đục thân cây bắp xuất hiện tại ruộng vườn.