Sâu đục thân hai chấm hại lúa: Đặc điểm và Cách phòng trừ
Kích thước chữ
Sâu đục thân hai chấm hại lúa là loại sâu bệnh cực kỳ nguy hiểm, chúng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng lúa. Khi bà con phát hiện các triệu chứng trên cây lúa thì cũng là lúc sâu đục thân lúa đã chui sâu vào bên trong thân, cây lúa đã bị tổn thương nặng, rất khó để phòng trừ và tiêu diệt triệt để. Tùy theo mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây lúa mà sâu đục thân sẽ có các hình thức gây hại khác nhau. Vậy làm thế nào để phòng trừ sâu đục thân hai chấm gây hại cây lúa? Hãy cùng Sinh học AQ tìm câu trả lời về cách phòng trừ loài côn trùng gây hại lúa trồng, cải thiện mùa vụ qua nội dung bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về sâu đục thân hai chấm hại lúa

Sâu đục thân hai chấm hại lúa là loài sâu thuộc nhóm sâu đục thân, gây hại nghiêm trọng ở các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa. Chúng chui vào thân lúa, cắn phá bên trong khiến cây héo lá, đổ gãy hoặc trổ bông trắng, làm giảm năng suất rõ rệt. Đây là đối tượng dịch hại nguy hiểm cần được phát hiện và phòng trừ kịp thời để bảo vệ ruộng lúa.
Sâu đục thân hai chấm là gì?
Sâu đục thân lúa hai chấm là một loài côn trùng hại lúa phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt trong các vụ lúa mùa và lúa Đông Xuân. Loài này có tên khoa học là Scirpophaga incertulas Walker, thuộc họ Pyralidae (bướm đêm), bộ Lepidoptera (cánh vảy), nhóm sâu đục thân.
Đặc điểm nổi bật của loài này là khi trưởng thành, con cái có hai đốm đen rõ rệt ở góc cánh trước. Ấu trùng thường đục phá ở thân lúa, phá hoại từ bên trong khiến cây mất khả năng dịch chuyển dinh dưỡng nuôi bông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất.
Các loại sâu đục thân lúa hai chấm phổ biến
Theo các nghiên cứu của các kỹ sư nông nghiệp thì có 4 loại sâu đục thân lúa hai chấm phổ biến như sau:
- Sâu đục thân bướm hai chấm
- Sâu đục thân năm vạch đầu nâu
- Sâu đục thân năm vạch đầu đen
- Sâu bướm Cú mèo
Trong 4 loại nêu trên thì sâu đục thân lúa hai chấm là loại được phát hiện nhiều nhất với tỉ lệ lên đến 95 – 98%. Vậy nên các bà con nông dân đều tập trung các phương pháp để phòng ngừa và xử lý triệt để loài sâu hại này.
Đặc điểm hình thái và vòng đời sâu đục thân hại lúa

Ở mỗi giai đoạn tiến hóa của loài sâu đục thân hai chấm gây hại cây lúa (ngài sáng), thích hợp sinh trưởng ở điều kiện nhiệt độ khoảng 26 – 30 độ C và chúng sẽ có những đặc điểm riêng để người dân nhận dạng.
▶️ Vào thời kỳ đầu của trứng (7 ngày), chúng thường có màu trắng như hạt gạo. Dần về sau, trứng sâu đục thân hai chấm sẽ chuyển sang màu vàng và đen ở cuối kỳ phát triển.
▶️ Sâu non (25 – 33 ngày) là quá trình phát triển của sâu đục thân hai chấm khi thoát khỏi vỏ trứng. Kích thước của loài sâu này sẽ từ 21 – 25mm và thân hình màu trắng. Phần đầu của sâu đục thân hai chấm có màu vàng nâu.
▶️ Nhộng (8 – 10 ngày) của sâu đục thân hai chấm có màu vàng nhạt và thường nằm trong thân cây lúa.
▶️ Ngài trưởng thành (3 ngày) sẽ có màu vàng hoặc vàng nhạt tùy vào điều kiện thời tiết. Mắt ngài sáng thuốc dạng mắt kép đen và to. Phần cánh trước hình tam giác và có đốm đen đặc trưng ở mỗi cánh.
Tập quán sinh sống và đặc điểm gây hại của sâu đục thân hại lúa
- Trước khi vũ hóa thành nhộng thì các con sâu con sẽ đục trước các lỗ ở thân cây, chỉ giữ lại một lớp biểu bì mỏng. Việc này sẽ hỗ trợ cho sau khi vũ hóa, chúng sẽ dễ dàng chui ra ngoài hơn.
- Thông thường, quá trình hóa nhộng sẽ diễn ra trong thân cây lúa, ở phần gốc cây cách mặt đất khoảng 1 – 2cm.
- Nhiệt độ giao động trong khoảng 23 – 30 độ C và độ ẩm trên 90% sẽ là môi trường lí trưởng để sâu đục thân 2 chấm phát triển.
- Thời kỳ cây lúa đẻ nhánh, nhất là ở giai đoạn làm đòng, trổ là thời điểm dễ bị sâu đục thân tấn công nhiều nhất.
- Trong một năm, sâu đục thân 2 chấm hại lúa sẽ có tổng cộng 7 lứa phát triển và gây hại mạnh mẽ.
Thời điểm sâu đục thân hai chấm hại lúa gây hại mạnh trên đồng ruộng
Thời điểm sâu phát sinh và gây hại mạnh nhất là vào vụ Đông Xuân và Hè Thu, giai đoạn đẻ nhánh đến làm đòng. Đây là giai đoạn cây lúa đang phát triển thân lá, dễ bị sâu tấn công và ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cuối vụ.
Ngoài ra, loài sâu này sẽ gia tăng mật độ khi gặp điều kiện thuận lợi như: Ruộng lúa gieo sạ không đúng lịch thời vụ, gieo sớm hoặc trễ. Mưa ẩm xen nắng nóng – thời tiết thuận lợi cho sâu nở rộ. Ruộng lúa bón nhiều đạm, sạ dày, không luân canh.
Sâu đục thân hai chấm hại lúa ở từng giai đoạn phát triển của cây
Sâu đục thân hai chấm gây hại trên lúa ở hầu hết các giai đoạn phát triển, với mỗi giai đoạn khác nhau, thì dấu hiệu nhận biết cũng khác nhau. Bà con có thể tham khảo một số dấu hiệu sau đây:
▶️ Ở giai đoạn gieo mạ (làm đòng): Ở giai đoạn này thì sâu đục thân lúa tấn công trực tiếp vào mạ non, khiến mạ dễ bị chết khô, dảnh lúa bị héo đi. Lúc này, sâu đục thân 2 chấm sẽ đục từ ngoài vào đến phần nõn ở giữa mà hút các dưỡng chất từ đó.
▶️ Ở giai đoạn mạ lúa đã lớn: Ở thời điểm này nếu bị sâu đục thân tấn công thì rất dễ bị đứt gốc khi nhổ mạ.
▶️ Ở giai đoạn đẻ nhánh: Ở giai đoạn này, sâu đục thân hai chấm sẽ tấn công vào phần thân dưới của cây lúc và sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng truyền dẫn các dưỡng chất, khiến lá non không thể phát triển tốt được. Ở thời điểm đầu thì lá non sẽ bị cuốn dọc lại rồi chuyển từ màu xanh mạ sang xanh sẫm, sau đó chuyển sang màu vàng và héo khô đi.
▶️ Ở giai đoạn lúa đứng làm đòng: Thì những con sâu non sẽ tập trung tấn công mạnh vào phía trong bẹ và đục vào phần ống.
▶️ Ở giai đoạn trổ bông: Đây là giai đoạn rất quan trọng, nếu sâu đục thân hai chấm tấn công ở thời điểm này thì bông lúa sẽ không thể trổ được hoặc nếu trổ thì sẽ bị bạc bông, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng và năng suất lúa.
Các triệu chứng khi sâu đục thân hai chấm hại lúa mới xuất hiện trên ruộng

Những triệu chứng ban đầu mà sâu đục thân lúa hai chấm gây ra thường chỉ xuất hiện lẻ tẻ, khó nhận biết nên rất dễ bị bỏ qua. Vậy nên cần nhận biết những dấu hiệu này từ sớm để kiểm soát tránh mật độ sâu lan rộng.
➡️ Lá héo đột ngột (khô búp): Một vài dảnh lúa có biểu hiện lá ngọn bị héo, khô từ đầu lá vào trong, nhưng phần gốc vẫn còn tươi. Khi rút nhẹ sẽ thấy lá dễ tuột ra – dấu hiệu điển hình cho sâu non đang đục bên trong thân. Các bông lúa trổ ra bị trắng hoàn toàn, không có hạt hoặc chỉ có hạt lép do sâu cắn phá đường dẫn dinh dưỡng bên trong thân.
➡️ Lúa phát triển không đồng đều: Một số khóm sinh trưởng kém hơn hẳn so với ruộng xung quanh, biểu hiện còi cọc, màu lá hơi úa vàng, dễ bị nhầm với thiếu dinh dưỡng. Các bông lúa trổ ra bị trắng hoàn toàn, không có hạt hoặc chỉ có hạt lép do sâu cắn phá đường dẫn dinh dưỡng bên trong thân.
➡️ Có vết đục nhỏ ở thân lúa: Nếu quan sát kỹ sẽ thấy các vết đục nhỏ hoặc lỗ tròn li ti trên thân, có thể rỉ dịch. Đây là cửa ngõ nơi sâu non chui vào thân. Bổ dọc phần thân cây lúa sẽ thấy rỗng phần lõi hoặc có vết đục dài do sâu non ăn phá. Có thể xác sâu hoặc phân sâu khô bên trong thân.
➡️ Phân sâu đùn ra từ lỗ đục: Ở một số trường hợp, có thể thấy bụi màu nâu (phân sâu) đùn ra gần gốc hoặc vị trí thân bị tấn công. Do phần thân bị hư hại, nên ruộng lúa trở nên yếu, gặp gió hoặc mưa lớn dễ bị đổ ngã dù gốc vẫn còn bám đất.
Hậu quả sâu đục thân hai chấm hại lúa gây ra
❌ Khi người dân bắt đầu gieo mạ lúa, sâu dục thân hai chấm đục lỗ tại bẹ lúa. Chúng di chuyển và hút các chất dinh dưỡng. Sau một thời gian, cây mạ sẽ bị chết khô và phần dảnh lúa bị héo dần.
❌ Đến thời kỳ lúa trổ, sâu bệnh sẽ đục qua lá đòng của lúa. Các đường dẫn dinh dưỡng của cây lúa sẽ bị sâu dục thân hai chấm cắt đứt. Tệ hơn, bông lúa sẽ bị lép hoạc bạc trắng, hạt lúa cũng kém chất lượng hơn.
❌ Đến mùa thu hoạch, nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, người dân có thể mất trắng cả mùa vụ. Vì vậy, người dân hãy lưu ý kiểm tra thường xuyên khu vực canh tác lúa khỏi sâu bệnh.
Biện pháp canh tác phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa không cần dùng thuốc

Phòng trừ sâu đục thân lúa hai chấm bằng các biện pháp canh tác an toàn luôn được bà con ưu tiên vì đây là biện pháp hướng đến canh tác bền vững, giúp bảo vệ môi trường và tiết kiệm chi phí. Dưới đây là những mẹo canh tác thực tế, dễ áp dụng, giúp người dân chủ động ngăn ngừa và tiêu diệt sâu hiệu quả, không cần đến hóa chất.
Vệ sinh đồng ruộng, xử lý gốc rạ triệt để
Để phòng trừ sâu đục thân hai chấm không dùng thuốc, việc làm đất kỹ sau thu hoạch là bước đầu tiên rất quan trọng. Cày ải, phơi đất giúp tiêu diệt nhộng còn tồn tại trong gốc rạ. Đồng thời, cần xử lý tàn dư rơm rạ bằng cách ủ phân đúng kỹ thuật thay vì đốt bừa bãi, nhằm tránh tạo nơi ẩn náu cho sâu và bảo vệ hệ sinh thái ruộng lúa.
Hướng dẫn cách xử lý:
✅ Cày ải phơi đất ít nhất 7 – 10 ngày, đặc biệt trong mùa nắng.
✅ Bừa kỹ và xới sâu 15 – 20cm để lật lớp đất chứa nhộng sâu lên mặt, phơi nắng hoặc bị thiên địch tiêu diệt.
✅ Ủ rơm rạ làm phân hữu cơ theo quy trình kín (ủ nóng) để tránh hình thành nơi trú ẩn lý tưởng cho sâu.
Gieo sạ đúng lịch để tránh thời điểm sâu bệnh gây hại nhiều
Tuân thủ đúng lịch thời vụ khuyến cáo của địa phương sẽ giúp tránh được thời điểm sâu 2 chấm nở rộ mạnh. Không nên gieo sạ quá sớm hoặc quá muộn, vì dễ làm ruộng lúa trở thành tụ điểm lý tưởng cho sâu đục thân hai chấm phát triển đồng loạt, khó kiểm soát.
Hướng dẫn cách gieo sạ:
✅ Để gieo sạ đúng thời điểm bà con nên tiến hành theo đúng lịch thời vụ của Chi cục trồng trọt – BVTV ở địa phương.
✅ Tránh gieo lúa vào thời điểm vụ trước còn dư nhộng sâu trong đất, dễ tạo trùng sóng sâu nở rộ và lây lan.
✅ Giữa các ruộng với nhau nên gieo so le, tức là không nên gieo sạ cùng một lúc mà cần cách ngày, thửa ruộng A ngày 1, thửa ruộng B ngày thứ 2,…nhằm giảm sự gây bệnh cục bộ, hàng loạt của sâu, cắt vòng lây lan của sâu bướm.
Sạ thưa, mật độ vừa phải
Gieo sạ với mật độ hợp lý giúp ruộng lúa thông thoáng, ánh sáng dễ dàng chiếu xuống gốc, từ đó hạn chế môi trường ẩm ướt là điều kiện lý tưởng cho sâu ẩn nấp và phát triển. Ngoài ra, ruộng thông thoáng còn hỗ trợ hoạt động của các loài thiên địch có ích.
Cách thức tiến hành:
✅ Gieo sạ với mật độ 100 – 120kg/ha tùy giống, thay vì >150kg/ha như tập quán cũ.
✅ Dùng giống có khả năng nảy mầm mạnh, không cần sạ dày.
Bón phân cân đối, hạn chế bón dư đạm
Lúa bón nhiều đạm thường mềm yếu, dễ bị sâu đục thân hai chấm tấn công. Bà con nên bón phân cân đối, giảm lượng đạm, kết hợp bổ sung kali và lân để tăng độ cứng cây, giúp cây khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt hơn với sâu bệnh.
Hướng dẫn cách bón phân:
✅ Chia đạm thành 3 lần bón, giảm lượng bón đầu vụ (giai đoạn cây dễ bị sâu tấn công).
✅ Bổ sung kali và lân giúp tăng cứng thân và lá, giảm tỷ lệ bị sâu chui vào đục.
✅ Áp dụng kỹ thuật bón phân theo bảng so màu lá lúa để cân đối dinh dưỡng chính xác.
Luân canh cây trồng có chọn lọc
✅ Luân canh với các loại cây như đậu nành, mè hoặc bắp giữa hai vụ lúa là cách hiệu quả để phòng trừ sâu đục thân hai chấm không dùng thuốc. Phương pháp này phá vỡ chu kỳ sinh trưởng của sâu, đồng thời cải tạo đất và giảm áp lực sâu bệnh tồn dư từ vụ trước.
✅ Hiệu quả thực tế ở khu vực Trà Vinh và An Gianh đã chứng minh, việc luân canh lúa và đậu nành đã đem lại hiệu quả tốt, giảm hẳn áp lực sâu bệnh vào vụ sau và tiết kiệm chi phí phòng trừ lên đến 30%.
Dẫn dụ và bảo vệ thiên địch tự nhiên
Thiên địch như ong ký sinh Trichogramma, nhện và bọ rùa là “đối thủ tự nhiên” của sâu đục thân. Việc không sử dụng thuốc hóa học và trồng các loại hoa ven bờ ruộng sẽ giúp thu hút và duy trì mật độ thiên địch, góp phần kiểm soát sâu bệnh một cách bền vững.
Hướng dẫn cách dẫn dụ thiên địch của sâu đục thân hai chấm:
✅ Trồng hoa ven ruộng (cúc, hướng dương, đậu biếc) để thu hút ong và bọ có ích.
✅ Không phun thuốc hóa học tràn lan để bảo vệ thiên địch.
✅ Ở vùng ứng dụng cao, có thể mua và thả Trichogramma định kỳ vào đầu vụ.
Dùng bẫy đèn sinh học đúng thời điểm
Treo bẫy đèn sinh học vào đầu tối, khi bướm sâu trưởng thành ra rộ, sẽ giúp bắt và tiêu diệt nguồn sâu từ sớm. Việc ghi chép số lượng sâu bướm bắt được mỗi ngày còn giúp dự báo mật độ sâu, từ đó đưa ra giải pháp xử lý kịp thời mà không cần dùng thuốc.
Cách treo đèn chính xác:
✅ Treo bẫy đèn cách mặt ruộng 1,2–1,5m, vào khung giờ từ 18h–21h.
✅ Kết hợp ghi sổ số lượng bướm bắt được mỗi đêm để theo dõi mật độ và lên kế hoạch can thiệp phù hợp.
Sử dụng thuốc hóa học để phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa
Thuốc hóa học chỉ nên sử dụng khi mật độ sâu đục thân lúa 2 chấm vượt quá tầm kiểm soát, không thể áp dụng được các biện pháp canh tác, mật độ tăng nhanh và lan rộng. Lúc này để cứu vãn tình hình và nhanh chóng tiêu diệt sâu bà con có thể chọn thuốc hóa học để phun trị.
🚨 Chú ý: Khi dùng thuốc hóa học cần sử dụng đúng liều lượng, các loạt thuốc có thành phần được cục BVTV cho phép lưu hành. Phun đúng lúc, đúng cách và không quá lạm dụng bởi thuốc hóa học có thể khiến đất trồng bị thoái hóa, ô nhiễm môi trường,…
Để giảm thiểu ảnh hưởng của loại thuốc này đến thiên địch, người sử dụng và môi trường. Bà con có thể ưu tiên lựa chọn các loại thuốc sinh học có nguồn gốc vi sinh vật như nấm, vi khuẩn,…để tiêu diệt sâu từ bên trong, ngăn ngừa sâu hình thành và gây hại vào ruộng lúa.
Phòng trừ sâu đục thân hai chấm hại lúa bằng thuốc sinh học Mebe Pa (Green)

Được nghiên cứu và phát triển bởi Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ, Mebe Pa (Green) là chế phẩm sinh học tốt nhất hiện nay được nhiều bà con sử dụng để phòng trừ hiệu quả sâu đục thân hai chấm trên ruộng lúa mà không gây ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của vụ mùa.
Thành phần thuốc trị sâu đục thân hại lúa Mebe Pa (Green)
✅ Bacillus Thuringiensis: 1×10⁸ CFU/g.
✅ Metarhizium sp: 1×10⁵ CFU/g.
✅ Beauveria sp: 1×10⁵ CFU/g.
✅ Gồm có các loại nấm như: nấm tím (Paecilomyces sp), nấm xám (Verticillium sp),… hoạt chất sinh học đặc hiệu và Nucleo Pohedrosis virus (NPV).
Công dụng thuốc trị sâu đục thân lúa 2 chấm Mebe Pa (Green)
✅ Vi khuẩn Bt sau khi được phun lên cây trồng sẽ tạo ra các tinh thể protein có khả năng gây độc với côn trùng, đặc biệt hiệu quả sau khoảng 2 – 3 ngày.
✅ Các dòng nấm ký sinh như Metarhizium, Beauveria,… hoạt động bằng cách xâm nhập vào trong cơ thể của sâu đục thân lúa hai chấm, sau đó lan rộng và làm suy yếu chúng từ giai đoạn trứng đến trưởng thành. Thuốc được đánh giá là có hiệu lực cao trên nhiều đối tượng như rầy nâu, sâu cuốn lá, phấn trắng, nhện gié, muỗi hành, bọ trĩ…
✅ Chế phẩm sinh học Mebe Pa (Green) chứa hoạt chất tự nhiên hoặc virus NPV có khả năng tiêu diệt sâu bệnh nhanh chóng, giúp bảo vệ năng suất và chất lượng lúa.
✅ Do được nghiên cứu và điều chế ra với các hợp chất hữu cơ, vi nấm có lợi nên thuốc sinh học rất thân thiện với hệ sinh thái, không làm hại đến các loài thiên địch như ong, nhện, bọ rùa… nên phù hợp cho canh tác nông nghiệp sinh thái lâu dài.
Hướng dẫn cách dùng thuốc trị sâu đục thân lúa hai chấm Mebe Pa (Green)
✅ Phun trị sâu đục thân hai chấm: Hòa gói 100g vào 100 – 200 lít nước, thực hiện phun đều lên toàn đồng ruộng, chú ý ở các bẹ lúa, liều lượng phun từ 3 – 5 ngày/lần.
✅ Phun phòng sâu đục thân hai chấm: Hòa gói 100g vào 200 – 400 lít nước, định kỳ từ 10 – 20 ngày/lần, mỗi vụ 3 – 5 lần, để có hiệu quả phòng trừ tốt nhất.
Khép lại bài viết, chúng tôi hy vọng rằng với những thông tin được cung cấp ở bài viết trên, quý bà con sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong việc phòng trừ và xử lý dứt điểm sâu đục thân hai chấm hại lúa. Liên hệ ngay với số Hotline: 0932 690 312 để được đội ngũ kỹ sư sinh học hỗ trợ tư vấn các thông tin liên quan đến sản phẩm sinh học Mebe Pa (Green) nhé.