Nhận biết và phòng trị sâu ăn lá sắn và TOP sâu hại phổ biến
Kích thước chữ
Sâu ăn lá sắn bằng cách cắn phá lá non làm mất khả năng quang hợp hấp thụ ánh sáng ở cây, khiến cây bị còi cọc kém phát triển. Loại sâu hại này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng củ sắn khi thu hoạch.
Trong bài viết này, bà con hãy cùng kỹ sư của AQ đi tìm hiểu về cách phòng trị cây sắn bị sâu ăn lá, cùng với một số thông tin liên quan về đặc tính gây hại của sâu ăn lá, thời điểm xuất hiện, dấu hiệu nhận biết và phương pháp chăm sóc bảo vệ cây sắn xanh tốt, ra củ to tròn.
Tìm hiểu về loài sâu ăn lá sắn
Sắn lá một loại cây lương thực ăn củ hàng năm, với đặc tính dễ trồng, chịu hạn tốt, thích hợp với nhiều địa định, loại đất khác nhau. Cây sắn đã góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm và thu nhập cho bà con nông dân (nhất là ở vùng núi).
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, loại cây trồng đang gặp phải tình trạng thoái hoá năng suất thấp và nhiễm sâu bệnh nặng do canh tác liên tục trong nhiều năm. Một trong những nguyên nhân chính đó là do ruộng bị tấn công bởi loài sâu ăn lá cây sắn.
Loại sâu bệnh này không chỉ làm giảm sản lượng thu hoạch của mùa vụ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng của củ sắn, gây thiệt hại đến hiệu quả kinh tế của nông dân..
Tổng hợp một số loài sâu ăn lá sắn phổ biến
Không có một loại sâu ăn lá sắn cố định nào, mà tất cả loài sâu hại xuất hiện trên vườn đều có khả năng cắn phá, ăn lá cây. Dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến bà con 4 loại sâu cắn phá, ăn lá trên cây sắn:
Sâu khoang
- Sâu khoang hay còn gọi là sâu ăn tạp, không chỉ gây hại trên cây sắn mà chúng còn tác động đến nhiều loại cây trồng khác.
- Chúng thường đẻ trứng thành tổ, bên ngoài được bao phủ một lớp lông mịn. Những con sâu non sống theo bầy đàn nhưng khi lớn lên thì chúng tách ra hoạt động riêng lẻ, vòng đời của sâu non kéo từ 3 – 4 tuần.
- Ngoài xuất hiện trên cây sắn ra thì chúng còn gây hại trên cả các loại cây như: cà chua, bắp cải, khoai tay, rau muống, khoai lang,…
Sâu tơ
- Sâu tơ là loài sâu bệnh phổ biến nhất trên các loại cây trồng.
- Chúng rất thích ăn sắn nhưng chỉ ăn phần dưới của lá nên nếu bà con không quan kỹ sẽ rất khó để nhận biết.
Sâu xám
- Sâu xám là loại sâu hại đa thực, chúng tấn công trực tiếp đến hàng loạt các cây lương thực, thực phẩm như: sắn, ngô, đậu, lạc, họ bầu bí,…
- Chúng thường sinh sống ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới, chúng được xem là loại sâu sâu gây hại phổ biến nhất trên cây trồng. Vòng đời của chúng có thể kéo dài từ 22 đến 53 ngày.
Sâu xanh ăn lá
- Sâu xanh ăn lá thuộc họ Noctuidae, chúng thường ký sinh gây hại trên các vườn trồng như: sắn, rau muống, cà ớt, đậu đỗ,…Vòng đời của chúng kéo dài từ 15 – 22 ngày, vòng đời của chúng thường phụ thuộc phần lớn vào nhiệt độ.
- Loài sâu bệnh này có thể phá hại quanh năm, nhưng chúng thường xuất hiện nhiều trên vườn vào mùa xuân hoặc đầu mùa hè.
Dấu hiệu nhận biết sâu ăn lá sắn xuất hiện gây hại trong vườn
➡️ Lá cây sắn sẽ bắt đầu xuất hiện những lỗ thủng to nhỏ khác nhau do các loài sâu ăn lá sẽ cắn phá trực tiếp lên lá.
➡️ Có một số loài sâu ăn trụi lá cây, chỉ chừa lại gân lá, khiến cây bị nham nhở, kém thẩm mỹ. Nếu mật độ sâu bệnh tăng cao, thì lá cây gần như bị chúng ăn sạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng quang hợp của cây.
➡️ Một số loài sẽ khiến lá cây sắn bị cuộn lại, lá bị biến dạng hoặc xoăn lại.
➡️ Ấu trùng xuất hiện trên mặt lá, nhiều loại sâu ăn lá thường để trứng ở dưới mặt lá, bà con nên kiểm tra kỹ vùng mặt dưới lá để phát hiện ra các dấu hiệu này.
Tác hại do không sớm xử lý sâu ăn lá sắn gây ra
❌ Khi cây sắn bị sâu ăn lá tấn công thì lá cây sẽ bị rách tươm đi, làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ ánh sáng, quang hợp của cây, khiến cây sinh trưởng và phát triển bị yếu đi.
❌ Khi cây sắn không hấp thụ đủ các dưỡng chất thì củ sắn sẽ bị nhỏ đi, còi cọc hoặc thậm chí không thể phát triển đầy đủ. Khi sâu bệnh xuất hiện với mật độ cao, sẽ gây thiệt hại lớn đến năng suất và chất lượng thu hoạch của mùa vụ.
❌ Những củ sắn không đủ dưỡng chất để phát triển sẽ phát triển không đồng đều, dễ bị nấm bệnh tấn công và bị hư hỏng. Củ có thể trở nên khô, cứng, làm giảm giá trị thương phẩm, khiến nông dân gặp khó khăn trong quá trình đưa nông sản ra thị trường tiêu thụ.
❌ Nếu không có biện pháp kiểm soát sâu bệnh tốt, thì mật độ có thể tăng nhiều hơn qua mỗi vụ, khiến cho đất trồng trở nên khó canh tác hơn do áp lực sâu bệnh cao.
Hướng dẫn cách phòng trị sâu ăn lá sắn xuất hiện hiệu quả
✅ Nên lựa chọn những giống sắn khỏe mạnh, có sức chống chịu tốt trước sâu bệnh hay điều kiện thời tiết không thuận lợi.
✅ Bà con nên thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm các loại sâu bệnh hại lá sắn để có biện pháp xử lý kịp thời.
✅ Nếu sâu chỉ mới xuất hiện vài con trong vườn thì bà con có thể dùng tay để bắt sâu ăn lá cây sắn. Tuy nhiên, việc bắt sâu bằng tay sẽ tốn nhiều thời gian và sự cẩn thận.
✅ Thường xuyên vệ sinh đồng ruộng, tỉa cành, bón phân hợp lý. Bà con nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ để giúp cây phát triển khỏe mạnh, có khả năng chống chọi với sâu bệnh tốt hơn.
✅ Thường xuyên luân canh cây trồng hoặc có thể trồng xen canh cây sắn với các loại cây khác để giảm nguy cơ sâu bệnh tấn công.
✅ Sử dụng thiên địch để kiểm soát tốt mật độ sâu ăn lá cây sắn như: ong ký sinh và bọ rùa, chúng sẽ ăn hoặc gây bệnh cho sâu ăn lá sắn làm giảm mật độ sâu trên vườn.
✅ Có thể sử dụng bẫy pheromone hoặc bẫy ánh sáng để thu hút và tiêu diệt những con trưởng thành.
Thuốc đặc trị sâu ăn lá sắn Ola insect in99 hiệu quả và an toàn cho cây
Bên cạnh những biện pháp canh tác thì để xử lý dứt điểm sâu hại trên lá sắn thì bà con cần sử dụng dòng sản phẩm sinh học Ola insect in99 tại nhà AQ.
Ola insect in99 có hiệu quả vượt trội trong việc xua đuổi, tiêu diệt tận gốc các loài sâu ăn lá cây sắn. Theo dõi những thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn về các đặc tính, thành phần, cách sử dụng sản phẩm.
Thành phần của thuốc phòng trị cây sắn bị sâu ăn lá Ola insect in99
✅ Bacillus thuringenis (Bt): 10^8 CFU/ml
✅ pH H2O:5
✅ Tỷ trọng: 1,14
✅ Dung môi nước cất: 1 lít
✅ Ola insect in99 được điều chế ra trên nền hỗn hợp các vi sinh như: Beauveria sp, Metarhizium spp,… các chiết xuất từ tinh dầu thực vật và giấm gỗ (Axit Pyroligneous).
Công dụng của thuốc phòng trị cây sắn bị sâu ăn lá Ola insect in99
✅ Trong Ola insect in99 có chứa các loại nấm ký sinh và chủng vi sinh Bacillus thuringenis (Bt) nên đã có công dụng hiệu quả trong việc xử lý triệt để các loài sâu ăn lá sắn từ giai đoạn trứng đến khi chúng trưởng thành.
✅ Tinh dầu thực vật và Axit Pyroligneous giúp ngăn ngừa chúng sinh sôi và phá hoại trên vườn sắn
Hướng dẫn sử dụng thuốc phòng trị cây sắn bị sâu ăn lá Ola insect in99
✅ Để trị sâu ăn lá cây sắn thì bà con cần sử dụng 100ml Ola insect in99 hòa cùng với 100 lít nước sạch, tưới đều lên trên toàn vườn, chú ý phun kỹ ở mặt dưới của lá, liều lượng sử dụng thuốc từ 3 – 5 ngày/lần.
✅ Để phòng cây sắn bị sâu ăn lá tấn công thì bà con sử dụng 100ml Ola insect in99 hòa cùng với 200 lít nước sạch, phun định kỳ trên vườn từ 15 – 30 ngày/lần.
Những lưu ý khi phòng trị sâu ăn lá sắn để đạt hiệu quả cao
▶️ Không nên lạm dụng thuốc hóa học: Việc sử dụng quá nhiều thuốc hóa học sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe cây trồng, gây hại đến môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
▶️ Không thường xuyên kiểm tra đồng ruộng: Nếu không thường xuyên kiểm tra, thăm vườn thì không thể phát sớm các dấu hiệu của sâu hại và có biện pháp khắc phục kịp thời, khiến sâu bệnh bùng phát mạnh mẽ.
▶️ Không tuân thủ liều lượng của thuốc: Nếu bà con không pha chế thuốc trừ sâu theo đúng liều lượng của nhà sản xuất thì sẽ dẫn đến hiệu quả thấp hoặc gây hại cho cây trồng.
▶️Cần sử dụng đúng nồng độ, đúng liều lượng để thuốc phát huy hết công dụng và tránh gây hại cho cây trồng. Thời điểm phù hợp để bà con phun thuốc đó là vào sáng sớm hoặc chiều tối, bởi lúc này sâu hoạt động mạnh và thuốc cũng không bị bay hơi nhanh.
▶️ Đảm bảo phun thuốc đúng cách, phun đều lên toàn vườn, chú ý đến mặt dưới của lá nơi sâu thường ẩn nấp để diệt chúng triệt để.
Sâu ăn lá sắn ăn là loài sâu hại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng của vụ mùa. AQ hy vọng rằng với những thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên, bà con có thêm kinh nghiệm trong việc xử lý và phòng trừ dứt điểm các loại sâu bệnh cắn phá trên vườn sắn.