Cách phòng trừ sâu ăn lá dừa hiệu quả và an toàn cho cây

Cách phòng trừ sâu ăn lá dừa hiệu quả và an toàn cho cây

10/07/2024

Kích thước chữ

Sâu ăn lá dừa là nguyên nhân chính gây giảm sút sản lượng thu hoạch dừa. Chúng gây hại ở tất cả thời kỳ sinh trưởng của cây nhưng chủ yếu là ở lá dừa, thân dừa và trái dừa. Theo dõi bài viết hôm nay để có thêm kinh nghiệm trong việc phát hiện sớm các dấu hiệu gây hại và có biện pháp phòng trừ kịp thời nhé.

Tìm hiểu về các loài sâu ăn lá dừa

Tổng hợp các loại sâu ăn lá dừa và Cách phòng trị
Các loại sâu ăn lá trên cây dừa gây giảm sút năng suất và chất lượng thu hoạch vườn dừa

Dừa là loại cây trồng kinh tế quan trọng của nhiều địa phương ở nước ta. Tuy nhiên, khi canh tác dừa thì bà con thường xuyên gặp phải các loài sâu bệnh, côn trùng gây hại.

Trong đó, đặc biệt đó là loài sâu ăn lá dừa: sâu đầu đen, bọ dừa, đuông dừa, sâu nái,…Mỗi loại sâu hại đều có những đặc điểm điểm, tập tính và cách thức gây hại khác nhau. Bà con cần theo dõi, kiểm tra vườn dừa thường xuyên để có biện pháp phòng trừ hiệu quả nhé.

Các loại sâu ăn lá dừa thường gặp 

Tổng hợp các loại sâu ăn lá dừa và Cách phòng trị
Hình ảnh các loại sâu bệnh ăn lá trên cây dừa: sâu đầu đen, bọ dừa, đuông dừa, sâu nái

Sự phá hại của loài sâu ăn lá trên cây dừa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng trái. Dưới đây, AQ sẽ giới thiệu đến quý bà con một số loài côn trùng, sâu bệnh cắn phá thường gặp trên cây dừa:

Sâu đầu đen

Ấu trùng của sâu đầu đen cắn phá phần thịt ở mặt dưới của lá cây dừa, chúng ăn hết phần diệp lục, làm tàu dừa xơ xác, còn để lại phân trên tàu lá.Không chỉ gây hại ở lá mà chúng còn tấn công vào vỏ trái và trên thân cây dừa.

Bọ dừa

Bọ dừa hay còn còn lại bọ cánh cứng, chúng được phát hiện vào cuối năm 1999 và phát triển nhanh thành dịch hại trên quy mô rộng khắp các tỉnh ở phía Nam.

Thành trùng và ấu trùng của bọ cánh cứng thường tấn công vào bề mặt của lá chét chưa mở. Chúng thường làm biểu bì làm lá bị héo khô, khiến hoa cái dễ bị rụng, gây ảnh hưởng đến tỷ lệ ra quả.

Sâu nái

Khác với bọ dừa thì loài sâu nái này thường ăn những lá dừa già, khiến các tán lá, tàu dừa bị xơ xác, làm cản trở quá trình quang hợp của cây dừa.

Ở giai đoạn ấu trùng thì chúng tiến hành ăn lớp biểu bì bên dưới của lá, đến khi già thì chúng ăn toàn bộ phiến lá chỉ để lại gân lá.

Đuông dừa

Đuông dừa là loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất trên cây dừa bởi chúng rất khó để phát hiện ra khi chúng bắt đầu tấn công những đọt non. Đến khi bà con phát hiện ra thì chúng đã phá hủy cây dừa nặng, khiến cây dừa chết đi mà không thể cứu chữa được.

Những con đuông dừa trưởng thành thực hiện đẻ trứng trên thân có những vết nứt. Kh trứng nở thì ấu trùng khoét những lỗ nhỏ trên thân cây hoặc trên ngọn cây dừa.

Dấu hiệu nhận biết sâu ăn lá dừa xuất hiện

  • Bà con có thể thấy côn trùng, sâu trưởng thành xuất hiện trên cây dừa hoặc dưới gốc cây dừa.
  • Lá dừa bị cháy, úa vàng và có nhiều lỗ đục li ti do sự tấn công của sâu ăn lá cây dừa.
  • Trên lá còn có sự xuất hiện của mạnh nhện và phân của sâu ăn lá và lá dừa bị rụng bất thường.
  • Trên thân cây sẽ xuất hiện những vết đục do sâu gây ra khiến thân cây bị chảy nhựa.
  • Nếu bà con thấy có nhiều bột gỗ màu trắng chảy ra từ thân cây dừa, đây có thể là dấu hiệu của ấu trùng sâu đục ngọn.

Sâu ăn lá dừa gây ra tác hại như thế nào?

  • Các loài côn trùng, sâu ăn lá dừa sẽ ăn trụi lá cây, khiến lá cây dừa bị vàng úa và rụng đi gây ảnh hưởng đến quá trình quang hợp của cây.
  • Một số loài khác sẽ tiến hành đục khoét vào thân cây và đẻ trứng vào trong đó, khiến cây dừa bị suy yếu và dễ gãy đổ hơn.
  • Các buồng dừa dễ bị thối và rụng đi là ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của dừa.
  • Trái của cây dừa bị sâu bệnh tấn công sẽ bị teo tóp, cơm dừa không chất lượng,…
  • Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, thì sự tấn công của các loài sâu ăn lá sẽ khiến cây dừa bị suy yếu, còi cọc và dẫn đến chết cây.

Hướng dẫn cách phòng trừ sâu ăn lá dừa đơn giãn, hiệu quả

Tổng hợp các loại sâu ăn lá dừa và Cách phòng trị
Các biện pháp canh tác giúp phòng trừ các loại sâu ăn lá trên cây dừa

✅ Lựa chọn những giống dừa tốt, khỏe mạnh, sạch bệnh, phù hợp với điều kiện đất trồng tại khu vực.

✅ Sau mỗi mùa thu hoạch thì cần thu gom, dọn sạch những củi mục, cỏ rác trong vườn để hạn chế nơi ẩn nấp của côn trùng, sâu bệnh.

✅ Cắt tỉa bớt những lá dừa, tàu dừa để cây được thông thoáng, giảm thiểu tình trạng côn trùng cắn phá.

✅ Tìm hiểu và sử dụng các loại thiên địch như: ong ký sinh, bọ cánh cứng,… để tiêu diệt trứng sâu.

✅ Có thể sử dụng bẫy đèn tự tạo để thu hút và tiêu diệt bướm trưởng thành.

✅ Tìm hiểu, sử dụng những loại thuốc BVTV phù hợp để phòng trừ tận gốc các loài sâu ăn lá cây dừa.

✅ Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra để nhanh chóng phát hiện ra sâu bệnh và có biện pháp phòng trị kịp thời.

Thuốc phòng trừ sâu ăn lá dừa Ola insect in99 an toàn cho cây

Tổng hợp các loại sâu ăn lá dừa và Cách phòng trị
Ola insect in99 giúp tiêu diệt tận gốc các loại sâu hại trên cây dừa, được nhiều bà con tin tưởng và sử dụng

Hiểu được nỗi lo lắng của nhiều bà con khi phải đối mặt với loài sâu ăn lá trên cây dừa này. Các kỹ sư nông nghiệp đang làm việc tại AQ đã nghiên cứu và cho ra mắt thành công dòng sản phẩm Ola insect in99 giúp trị dứt điểm các loài côn trùng, sâu bệnh ăn lá trên cây dừa.

Để hiểu rõ hơn Ola insect in99 mời bà con tiếp tục theo dõi những thông tin dưới đây nhé.

Thành phần của thuốc trừ sâu ăn lá cây dừa Ola insect in99

✅ Trong Ola insect in99 có chứa các thành phần chính như: Bacillus thuringenis (Bt): 10^8 CFU/ml.

✅ Ola insect in99 được sản xuất ra dựa trên sự phối trộn trên nền các vi sinh vật hữu cơ như: Beauveria sp, Metarhizium spp, Verticillium sp,…

✅ Ngoài ra, trong Ola insect in99 còn có các loại tinh dầu của thực vật, các loại giấm gỗ khác,…

Công dụng của thuốc trừ sâu ăn lá cây dừa Ola insect in99

✅ Thành phần Bacillus thuringenis (Bt) có trong Ola insect in99 có công dụng trị dứt điểm các loại côn trùng gây hại như: sâu đầu đen, đuông dừa và nhiều loại sâu ăn lá cây dừa khác từ giai đoạn trứng đến khi thành trùng.

✅ Các loại tinh dầu giúp ức chế khả năng sinh trưởng và phát triển của sâu bệnh, ngăn ngừa chúng cắn phá, chích hút trên vườn dừa.

✅ Được nghiên cứu và sản xuất ra với các vi sinh vật có lợi nên khi sử dụng Ola insect in99 sẽ không làm ảnh hưởng đến sức đề kháng của cây dừa và hệ sinh thái xung quanh.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ sâu ăn lá cây dừa Ola insect in99

Để phòng cây dừa bị sâu ăn lá tấn công: Thì bà con nên hòa tan 100ml Ola insect in99 với 200 lít nước, sau đó thực hiện phun ướt đều lên toàn cây từ 15 – 30 ngày/lần.

Để trị sâu ăn lá cây dừa: Thì bà con cần hòa tan 100ml Ola insect in99 với 100 lít nước. Thực hiện phun đều lên cây với liều lượng từ 3 – 5 ngày/lần để có hiệu quả phòng trị tốt nhất nhé.

Bài viết kết thúc tại đây, chúng tôi hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình nhận biết và phòng trừ tận gốc các loại sâu ăn lá dừa. Nếu còn những thắc mắc hay cần mua thuốc sinh học thì bà con vui lòng để lại bình luận bên dưới hay gọi điện trực tiếp qua tổng đài: 0932 690 312 – 028 8889 7322 để được kỹ sư nông nghiệp tư vấn, giải đáp cụ thể nhé.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Bacillus thuringenis(Bt) sản phẩm phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi giúp tiêu diệt…
5.00 out of 5
150.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *