Phòng trừ rệp sáp hại tiêu hiệu quả và an toàn với Mebe Pa

Phòng trừ rệp sáp hại tiêu hiệu quả và an toàn với Mebe Pa

22/10/2024

Kích thước chữ

Rệp sáp hại tiêu là loài côn trùng hút chích gây hại chủ yếu trên thân và vùng dưới gốc, tập trung chủ yếu trên mặt dưới của lá và trên các bộ phận còn non. Chúng dùng vòi để hút hết chất nhựa trong cây làm cây suy yếu dần, lá vàng rụng hàng loạt, cây bị giảm năng suất và có thể dẫn đến chết cây. Tìm hiểu một số thông về rệp sáp ở bài viết sau để nhận biết các dấu hiệu và điều trị loài côn trùng này từ sớm.

Tìm hiểu về rệp sáp hại tiêu

Phòng trừ rệp sáp hại tiêu bằng cách an toàn, không độc hại
Cây tiêu bị rệp sáp hút chích gây ra nhiều thiệt hại, lá bị rụng, biến dạng, cây còi cọc, phát triển kém

Rệp sáp hại tiêu là một trong những loài côn trùng gây hại phổ biến trên loại cây này. Gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng, lá vàng rụng đầy gốc, cây bị tụt giảm sức đề kháng, hệ miễn dịch yếu dễ mắc các loại bệnh cây trồng khác. Mật độ sinh sản rất nhanh chỉ trong thời gian ngắn chúng có thể lây lan ra toàn vườn và làm chết hàng loạt.

Đặc điểm hình dáng và vòng đời của rệp sáp hại tiêu

Phòng trừ rệp sáp hại tiêu bằng cách an toàn, không độc hại
Vòng đời phát triển của rệp sáp gồm ba giai đoạn chính: trứng, rệp sáp non và rệp sáp trưởng thành

Rệp sáp có tên khoa học là Pseudococcus sp, kích thước rất nhỏ, thường tấn công vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô. Chúng lấy nguồn thức ăn bằng cách hút chích trên các phần non, lá, thân, cành của cây tiêu từ đó khiến lá bị vàng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, cây gặp khó khăn trong quá trình trao đổi chất.

Vòng đời của rệp sáp trải qua 3 giai đoạn chính gồm: Trứng, rệp non và rệp trưởng thành.

🔶Trứng: Rệp trưởng thành cái sẽ đẻ trứng tạo thành ổ tròn, xếp dính lên nhau bên ngoài được bao phủ một tơ lông.

🔶Rệp non: Sau 2 – 3 ngày trứng sẽ nở và rệp non sẽ bò ra ngoài, khi mới nở rệp non có màu hồng chưa có sáp trắng trên bề mặt cơ thể, chân phát triển gần như toàn diện giống con trưởng thành.

🔶Rệp trưởng thành: Khoảng 6 – 7 ngày sau, rẹp non mới chính thức trở thành con trưởng thành. Rệp sáp cái sẽ có chiều dài từ 2,5 – 4mm, rộng 2 – 3 mm, hình bầu dục, không có cánh, bên ngoài cơ thể phủ một lớp sáp trắng. Rệp đức sẽ nhỏ hơn rệp cái, chỉ dài khoảng 1mm, màu xám nhạt, có cánh và có hai đuôi dài. 

Vòng đời của rệp sáp vào khoảng 115 ngày, rệp đực sẽ ít hơn ít rệp cái 27 ngày. Số lượng trứng mà rệp cái đẻ được từ 200 – 250 trứng, khi đẻ xong chúng sẽ teo tóp lại và chết đi.

Dấu hiệu nhận biết rệp sáp hại tiêu xuất hiện

Nhận biết một số triệu chứng của rệp sáp hại hồ tiêu thông qua các dấu hiệu sau đây:

🔶Chúng tấn công chủ yếu trên các tán lá, bộ rễ và trái của cây tiêu. Tại vùng rễ bị rệp sáp tấn công xuất hiện lớp nấm màu trắng xanh, khiến cây bị héo vàng sẽ dễ nhầm lẫn với tình trạng khô hạn.

🔶Trên các lá non, kẽ lá, mặt dưới lá, khe trùm quả sẽ xuất hiện các mảng, tụ lại thành từng vùng có màu trắng thì đó là rệp sáp đang xâm nhập và làm hại.

🔶Lá trên toàn bộ cây chuyển sang vàng và rụng hàng loạt dưới gốc cây.

🔶Do bị hút chích nên lá tiêu đặc biệt là các lá, đọt non sẽ bị co quăn, vàng, quả rụng sớm.

Hậu quả do rệp sáp hại tiêu gây ra cho nhà vườn

🔶Hậu quả mà rệp sáp hại tiêu gây ra khiến cây trồng bị tụt giảm sức đề kháng, còi cọc yếu dần đi. Nếu mật độ rệp sáp quá dày đặc cây sẽ không tránh khỏi bị chết khô do bị hút hết chất dinh dưỡng.

🔶Lá vàng rụng, biến dạng khiến cây không thể thực hiện quá trình quang hợp, tiến hành trao đổi các chất cần thiết thông qua lá.

🔶Trong quá trình hút chích chúng tiết ra chất dịch nhớt dính thu hút nhiều loài vi khuẩn, virus và nấm bệnh xâm nhập và làm hại cây.

🔶Tốc độ lây lan nhanh, nếu như không có biện pháp xử lý và kịp thời phát hiện chỉ trong thời gian rất ngắn chúng có thể sinh sôi, nảy nở toàn vườn gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng của cây.

Phương pháp phòng trị rệp sáp hại tiêu hiệu quả

Phòng trừ rệp sáp hại tiêu bằng cách an toàn, không độc hại
Các phương pháp phòng trị và chăm sóc giúp cây luôn khỏe manh, xanh tốt và ngăn chặn rệp sáp gây hại trên hồ tiêu

Để giảm thiểu mật độ gây hại và ngăn chặn rệp sáp hại tiêu xuất hiện, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc vào quá trình canh tác là rất quan trọng.

Sử dụng thiên địch của rệp sáp như: Bọ rùa, kiến vàng, cánh đen nhằm giảm bớt số lượng rệp sáp gây hại trên cây.

✅ Dọn dẹp sạch sẽ vườn tiêu, loại bỏ cỏ dại, tàn dư thực vật giúp cây được thông thoáng, hạn chế rệp sáp sinh sản trong vườn.

✅ Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ là rệp sáp gây hại bà con cần kiểm tra bộ rễ ngay lập tức, bới gốc và dùng dao để loại bỏ các khu vực bị rệp tấn công, tiến hành xong cần sử dụng ngay dung dịch sát khuẩn, bón thêm phân và lấp đất lại.

✅ Cắt tỉa, loại bỏ những cành bị rệp tấn công, hư hỏng, quá già, những nhánh nằm sát mặt đất nhằm giảm thiểu mật độ rệp sáp và giúp ngăn ngừa chúng xâm nhập gây hại trên cây.

✅ Vào mùa khô bà con có thể dùng vòi có áp suất cao nhưng không quá mạnh, xịt vào khu có ổ rệp sáp để đánh bay chúng khỏi cây trồng.

✅ Kiểm tra thường xuyên vườn tiêu, vạch kỹ từng tán lá, mặt dưới của lá để nhanh chóng phát hiện sự xuất hiện của rệp và áp dụng cách phòng trừ từ sớm để ngăn chặn lây lan.

Thuốc đặc trị rệp sáp hại tiêu Mebe Pa

Phòng trừ rệp sáp hại tiêu bằng cách an toàn, không độc hại
Phòng trừ rệp sáp gây hại cây tiêu bằng sản phẩm sinh học chuyên điều trị côn trùng hút chích Mebe Pa

Thuốc sinh học Mebe Pa chuyên điều trị và phòng ngừa rệp sáp hại tiêu, các loài côn trùng hút chích gây hại đến cây trồng. Sản phẩm được điều chế từ các thành phần an toàn, có nhiều công dụng giúp cây trồng vừa phòng trừ bệnh vừa giúp nâng cao năng suất cho bà con.

Thành phần thuốc trị rệp sáp trên cây tiêu Mebe Pa

Mebe Pa gồm có các thành phần: Metarhizium sp: 

  • Metarhizium sp: 1×106CFU/g
  • Beauveria sp: 1×105CFU/g
  • Paecilomyces spp: 1×105CFU/g

Ngoài ra còn có các loại nấm như: Nấm tím (Paecilomyces sp), nấm xám (Verticillium sp),…hoạt chất sinh học đặc biêt và virus NPV.

Công dụng thuốc trị rệp sáp trên cây tiêu Mebe Pa

✅ Kiểm soát mật độ rệp sáp ký sinh lên cây, tiêu diệt và phòng trừ thêm nhiều loại côn trùng hút chích như: Nhện đỏ, rầy, bọ trĩ,…

✅ Các vi nấm sẽ xâm nhiễm vào cơ thể, khiến chúng phải ngừng ăn, mọc tơ trong cơ thể và đốt chân, bụng đến khi không thể chịu được chúng sẽ chết khô cứng. Điểm đặc biệt là các vi nấm này sau khi tiêu diệt con này sẽ sang các con khác để tiếp diệt trừ. Từ đó sẽ giúp giảm mật độ rầy sáp một cách an toàn và hiệu quả.

✅ Không chất độc hại, đảm bảo chất lượng nông sản cho bà con, phòng trừ bền vững.

✅ Hoạt chất sinh học và NPV sẽ nâng cao khả năng tiêu diệt, giúp cây nhanh chóng khỏe mạnh, sạch bệnh.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị rệp sáp trên cây tiêu Mebe Pa

Phun trị rệp sáp hại tiêu: Pha gói 20g/20 lít nước, phun tất cả bộ phận của cây đặc biệt mặt sau của lá và dưới tán cây để phòng trừ thành công, dùng cách 5-10 ngày/lần.

Phun phòng rệp sáp hại tiêu: Pha với lượng 10g thuốc/20 lít nước, phun kỹ cả hai mặt lá, thân cây và dưới tán cây, phun định kỳ 15-30 ngày/lần (3-5 lần/vụ).

Phía trên là bài viết về rệp sáp hại tiêu đã được nêu rõ về đặc điểm, vòng đời, các dấu hiệu nhận biết, tác hại và đưa ra các phòng trừ tốt nhất. Hy vọng, thông qua nội dung trên bà con có thể an tâm điều trị và ngăn ngừa rệp sáp gây hại trên cây tiêu, giúp vườn tiêu trở lại phát triển bình thường.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *