Rệp sáp hại sầu riêng: nhận biết và cách phòng trị hiệu quả

Rệp sáp hại sầu riêng: nhận biết và cách phòng trị hiệu quả

01/04/2023

Kích thước chữ

Rệp sáp hại sầu riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của bà con thường trồng loại cây này. Vậy làm sao đểcanh tác vườn sầu riêng tốt và phòng trừ rệp sáp hiệu quả? Bài viết sau đây sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho mọi người cùng tham khảo.

Tổng quan về rệp sáp hại sầu riêng

Rệp sáp hại sầu riêng: nhận biết và cách phòng trị hiệu quả
Loài rệp sáp gây hại ở cây sầu riêng thuộc bộ nửa cánh Hemiptera

Rệp sáp hại sầu riêng thường gặp là loài Planococcus và Pseudococcus, chúng thuộc bộ nửa cánh Hemiptera, họ Pseudococcidae. Loài rệp sáp này sinh sản nhanh với tốc độ đẻ một lứa vào khoảng 200 – 250 trứng, bung nở sau từ 6 đến 10 ngày. Rệp sáp có thể sinh sản từ 2 đến 3 lần mỗi năm.

Thời gian rệp sáp hại sầu riêng phát triển mạnh

Rệp sáp gây hại cho cây sầu riêng hầu như là vào quanh năm. Tuy nhiên chúng ẩn náu rất kỹ dưới rễ cây nên bà con khó mà nhận biết được.

Rệp sáp đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của sầu riêng nhất là trong giai đoạn cây ra hoa, có trái. Đặc biệt ở thời điểm khô hạn do nhiệt độ hay thiếu nước tưới, rệp sáp sẽ gây hại nặng hơn.

Đặc điểm hình dáng của rệp sáp hại sầu riêng

Rệp sáp hại sầu riêng: nhận biết và cách phòng trị hiệu quả
Rệp sáp gây hại ở cây sầu riêng có thân màu hồng, vàng, chiều dài khoảng 3mm

Rệp sáp cái có độ dài khoảng 3 mm, với thân màu hồng hoặc vàng và không có cánh. Rệp sáp cái được bao quanh thân một lớp sáp trắng, có các sợi tua ở mép rìa. Còn rệp sáp đực trưởng thành với màu xám nhạt, thường có cánh mỏng cũng như kích thước nhỏ hơn con cái.

Cách thức mà rệp sáp gây hại cho cây sầu riêng

Rệp đẻ trứng trên cây sầu riêng với những chùm quả nhỏ màu nâu hoặc trắng. Trứng của chúng trong thời gian ngắn sẽ nở thành ấu trùng. Hình thái của con non mới nở có màu vàng nhạt, chưa được phủ lớp bột màu trắng.

Rệp sáp sẽ tìm nơi để ẩn náu và bắt đầu gây hại cho cây bằng cách bám chặt ở các chồi non, hút nhựa nơi cuống trái non, hoặc giữa các gai của trái lớn.

Rệp sáp gây hại sầu riêng khi kết hợp với kiến đen và nấm bồ hóng thành bộ 3 gây hại cho cây nghiêm trọng.

Bởi rệp di chuyển chậm nên kiến đen sẽ mang rệp đi khắp nơi trên cây. Cùng lúc đó, rệp sáp sẽ tiết ra chất tạo ngọt cho kiến. Chất thải của rệp sáp vì chứa nhiều đường nên thu hút nấm bồ hóng đến bám đầy trên trái sầu riêng gây các đốm đen làm mất thẩm mỹ.

Hậu quả do rệp sáp hại sầu riêng gây ra

Rệp sáp gây hại ở cây sầu riêng tấn công gần như tất cả các bộ phận của cây như lá, cành, bông, trái, rễ. Thiệt hại nặng nhất mà chúng gây ra ở cây sầu riêng là nằm ở bông và trái non:

Rệp sáp hại sầu riêng: nhận biết và cách phòng trị hiệu quả
Cây sầu riêng bị phá hoại nghiêm trọng bởi loài rệp sáp, hoa bị teo cuống, khô héo, trái biến dạng, kém phát triển, rễ cây bị thối,…

Khi rệp sáp phá cuống hoa gây ra tình trạng hoa bị teo cuống, hỏng hạt phấn, khô héo và rụng.

Ở trái, nếu rệp phân bố quá đông thì chúng sẽ làm cho trái sầu riêng non bị biến dạng và rụng. Còn ở những trái lớn thì bị sượng, teo cuống trái, hỏng gai, kém phát triển.

Rệp sáp cũng trú ẩn dưới rễ cây khi chúng thiếu thức ăn. Đây là tác nhân dẫn đến việc nấm khuẩn tuyến trùng dễ dàng xâm nhập vào rễ sầu riêng.

Cây sầu riêng bị rệp sáp hại rễ sẽ sinh trưởng, phát triển cực kỳ kém, gây ra tình trạng lá bị vàng úa và rụng dần. Hậu quả lớn nhất sẽ là rễ cây bị thối, cây yếu và héo dần, quả nhỏ, có hạt lép, cây có thể chết bởi vì khó phục hồi.

Biện pháp canh tác phòng ngừa rệp sáp hại sầu riêng

Để bảo vệ trái sầu riêng khỏi sự tấn công của loài rệp sáp này, bà con nông dân có thể áp dụng một số cách phòng ngừa rệp sáp gây hại cây sầu riêng như sau:

Rệp sáp hại sầu riêng: nhận biết và cách phòng trị hiệu quả
Một số cách phòng trừ rệp sáp gây hại ở cây sầu riêng hiệu quả trong quá trình canh tác

🔹 Trồng cây sầu riêng với mật độ không quá dày, thường xuyên thăm và vệ sinh vườn cây cũng như tỉa cành cho thông thoáng.

🔹 Chăm sóc cây khỏe, duy trì độ ẩm phù hợp cho cây bằng cách phủ rơm xung quanh gốc để ngăn rệp sáp xuất hiện khi thời tiết khô hạn, nắng nóng.

🔹 Cắt bỏ những cành đã bị sâu bệnh, tiêu hủy những trái sầu riêng nào bị rệp bám quá nhiều.

🔹 Hãy duy trì những loài thiên địch có sẵn như bọ rùa, ong ký sinh để chúng ăn thịt loài rệp sáp gây hại sầu riêng.

🔹 Bón phân hữu cơ và tưới nước đầy đủ cho cây bằng vòi phun có áp lực cao.

Biện pháp sinh học phòng trừ rệp sáp hại sầu riêng hiệu quả

Đến với Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ, bà con có thể yên tâm lựa chọn cho mình chế phẩm sinh học an toàn, hiệu quả để phòng trị rệp sáp gây hại sầu riêng.

Rệp sáp hại sầu riêng: nhận biết và cách phòng trị hiệu quả
Mebe Pa giúp phòng trị rệp sáp gây hại ở cây sầu riêng hiệu quả, an toàn, không độc hại

Công dụng của Meba Pa trong phòng trị rệp sáp gây hại sầu riêng

Với thành phần chứa các vi sinh, Mebe Pa là ưu tiên trong phòng trị rệp sáp gây hại sầu riêng. Tác dụng cụ thể của Mebe Pa như sau:

✅ Phòng trừ rệp sáp gây hại cây sầu riêng thật bền vững, an toàn và hiệu quả cao.

✅ Kiểm soát ký sinh và tiêu diệt rầy, rệp, côn trùng chích hút hiệu lực kéo dài.

Cách sử dụng Mebe Pa phòng trị rệp sáp gây hại cây sầu riêng

Để phát huy tối ưu công dụng của Mebe Pa giúp cây trồng phát triển ổn định và mang lại chất lượng tốt thì bà con hãy lưu ý các phương pháp như sau:

✅ Phun phòng rệp sáp gây hại sầu riêng: Cho 10g vào 20 lít nước phun đều ướt cả hai mặt lá, thân cây và vùng dưới tán. Phun định kỳ mỗi lần cách từ 15 đến 30 ngày.

✅ Phun trị rệp sáp gây hại sầu riêng: Cho 20g vào 20 lít nước phun ướt đều thân, cành, tán lá đặc biệt là mặt sau của lá và vùng dưới tán. Mỗi lần áp dụng cách từ 5 đến 10 ngày.

Bảo quản Mebe Pa phòng trị rệp sáp gây hại cây sầu riêng

✅ Đặt thuốc Mebe Pa ở những nơi thoáng mát, khô ráo, tránh xa tầm tay trẻ em.

✅ Có thể dùng chung với các loại phân bón, chế phẩm sinh học khác.

Quy trình báo giá thuốc trị rệp sáp hại sầu riêng tại AQ

Quý bà có thể mua chế phẩm sinh học Mebe Pa để phòng trị rệp sáp gây hại sầu riêng bằng cách liên hệ trực tiếp số Hotline: (028) 8889 7322. Nhân viên AQ sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách tận tình.

Với chế phẩm sinh học Mebe Pa trên website nguyenlieusinhhoc.com loại túi 100g có giá 110.000VNĐ. Khách hàng cũng sẽ nhận được nhiều ưu đãi và chiết khấu 10 – 25% tùy vào giá trị đơn hàng.

Dựa vào tình trạng hiện tại mà khách hàng đang gặp phải, nhân viên AQ sẵn lòng giải đáp các thắc mắc và đưa ra giải pháp thích hợp cho bà con.

Hướng dẫn đặt mua thuốc trị rệp sáp hại sầu riêng

Để tiến hành đặt mua thuốc trị rệp gây sáp hại sầu riêng Mebe Pa tại Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ, quý khách có thể thực hiện các bước sau để đặt hàng:

Bước 1: Truy cập vào trang sản phẩm bằng cách chọn vào tên: Mebe Pa

Bước 2: Tại đây quý khách chọn “khối lượng” và “số lượng” sản phẩm cần mua theo nhu cầu sử dụng và diện tích khu vườn nhà mình.

Bước 3: Tiếp theo quý khách chọn nút “Thêm vào giỏ hàng” hoặc “Mua ngay” để tiến hành đặt mua thuốc trị rệp sáp gây hại ở cây sầu riêng.

Bước 4: Điền một số thông tin “Họ tên, địa chỉ và số điện thoại” theo mẫu yêu cầu.

Bước 5: Cuối cùng quý khách chọn hình thức thanh toán bằng “tiền mặt” hoặc “chuyển khoản” rồi nhấn vào nút “Đặt hàng” để hoàn tất việc đặt mua sản phẩm trên trang website của AQ

Mua thuốc trị rệp sáp hại sầu riêng ở đâu uy tín, giá tốt?

Trên thị trường hiện nay có nhiều đại lý phân phối chế phẩm sinh học, tuy nhiên bà con nên chọn nơi cung cấp sản phẩm uy tín để mang lại giá trị tốt nhất.

Chế phẩm sinh học Mebe Pa được sản xuất và chế tạo bởi Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ mang lại hiệu quả cao cho người dân khi tin dùng.

Chúng tôi với đội ngũ kỹ sư có chuyên môn cao cùng hệ thống sản xuất hiện đại sẽ luôn cung cấp các sản phẩm sinh học chất lượng và đa dạng. AQ cũng hướng đến việc ưu tiên đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Vì vậy chúng tôi sản xuất những chế phẩm sinh học tốt nhất với mức giá thật hợp lý đến quý bà con.

Trên đây là những thông tin chi tiết về rệp sáp hại sầu riêng cũng như các phương pháp phòng trị bệnh. Hãy gọi đến Hotline: (028) 8889 7322098 1355 180 nếu cần hỗ trợ hoặc truy cập website: nguyenlieusinhhoc.com để tìm hiểu thêm những loại bệnh gây hại cây trồng khác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *