Phòng trị rệp sáp hại mít hiệu quả và an toàn cho cây
Kích thước chữ
Rệp sáp hại mít xuất hiện hằng năm với khả năng tấn công mạnh mẽ, lây lan nhanh với thiệt hại nghiêm trọng cho mùa vụ. Bà con cùng tham khảo cách xử lý rệp sáp hiệu quả cùng Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ trong bài viết sau.
Tổng quan về loài rệp sáp hại mít
Rệp sáp hại mít có tên khoa học là Planococcus citri, thuộc họ Pseudococcidae, bộ Hemiptera và chúng thường tấn công trên các loại cây như cam, quýt, mít,… Để bảo vệ sự phát triển của vườn cây, bà con hãy trang bị các biện pháp phòng trừ rệp sáp từ sớm, chi tiết hơn trong một số nội dung sau đây.
Đặc điểm hình dạng của rệp sáp hại mít
Rệp sáp gây hại cây mít trải qua các giai đoạn trứng, ấu trùng, thành trùng với những đặc điểm hình dạng như sau:
🔸 Thành trùng cái: Chiều dài cơ thể từ 1 – 2mm, có dạng hình thoi với màu vàng hơi nâu. Trên lưng có phủ một lớp sáp và hai bên hông thành trùng có 18 đôi tua, thêm một đôi tua dài ở vị trí sau đuôi. Chúng di chuyển khá chậm, không có cánh.
🔸 Thành trùng đực: Có cánh, cơ thể màu đỏ tươi, và râu đầu dài. Chúng có thể bay đến cây ký chủ mới để giao phối và sống đến 29 ngày.
🔸 Ấu trùng: Hình dạng giống thành trùng cái, có màu vàng chanh, và chiều dài cơ thể khoảng 0,5mm. Ấu trùng có 3 đôi chân trước, và không tua xung quanh, không có lớp sáp trên lưng.
🔸 Trứng: Có chiều dài 0,1mm với màu vàng nhạt, hình bầu dục, nằm trong túi trứng màu trắng. Con cái đẻ trứng ở mặt dưới lá, nằm dọc theo gân chính và gần cuống trái.
Nhận biết rệp sáp hại mít xuất hiện qua dấu hiệu nào?
Rệp sáp tấn công cây trồng quanh năm, đặc biệt phát triển mạnh vào mùa xuân và thời điểm đầu mùa hè. Khi rệp sáp trên cây mít xuất hiện và gây hại trên vườn nhà với các triệu chứng thường gặp như sau:
- Lá non: Rệp sáp tấn công các đọt non, chích hút khiến cho lá bị biến dạng, nhăn nheo, giảm khả năng quang hợp của lá.
- Trái non: Rệp tấn công trái mít non, làm phần gai bị mất đi, biến dạng từ khi còn non. Chúng sẽ tiết dịch đường thu hút nấm bồ hóng sinh trưởng, bám trên cây.
Hậu quả do rệp sáp hại mít gây ra cho cây trồng
Cây mít bị rệp sáp gây hại quanh năm, chúng chích hút mật cây ở phần non, gồm lá non, trái non, đọt non. Điều này đã hủy hoại mô cây, gây ra tình trạng biến dạng lá, trái non, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.
Khi rệp sáp thải nhớt sẽ thu hút nấm bồ hóng xuất hiện và bám lên bề mặt lá, trái mít, gây giảm khả năng quang hợp, dần làm mất giá trị thương phẩm của trái mít.
Đối với những trái mít đã bị nhiễm rệp sáp sẽ ảnh hưởng đến giá trị thương mại, làm trái bị nhão đi, không đạt chất lượng khi thu hoạch. Rệp sáp còn lây truyền các loại nấm khuẩn gây bệnh khác trên cây mít, thông qua việc chúng chích hút và di chuyển giữa các cây trong vườn.
Hướng dẫn cách phòng trừ rệp sáp hại mít đơn giãn, hiệu quả
Cần sớm có những cách xử lý, phòng ngừa rệp sáp ở vườn nhà để bảo vệ cây trồng đạt năng suất, chất lượng khi thu hoạch với các nội dung chi tiết như sau:
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa rệp sáp gây hại ở cây mít
🔸 Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và nguồn nước tưới phù hợp giúp tăng cường sức khỏe cho cây mít.
🔸 Thường xuyên thăm vườn, kiểm tra để sớm phát hiện và xử lý nếu có rệp sáp tấn công cây mít.
🔸 Loại bỏ các bộ phận cành lá, quả đã bị nhiễm bệnh, tiêu hủy để tránh lây lan mầm bệnh sang các cây khỏe.
🔸 Sử dụng các sản phẩm sinh học có thành phần nấm xanh hoặc nấm trắng để tiêu diệt rệp sáp.
🔸 Sử dụng các thiên địch như ong, ruồi để xử lý rệp sáp ở vườn nhà.
Dùng thuốc hóa học xử lý rệp sáp gây hại ở cây mít
Đối với sự phá hoại của rệp sáp ở vườn cây ngày càng nặng hơn, bà con có thể áp dụng việc dùng một số loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lý nhanh chóng.
Cảnh báo! Tuy nhiên, bên cạnh công dụng mà thuốc bảo vệ thực vật mang lại, các thành phần hóa học của thuốc lâu dài cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bà con, gây ô nhiễm môi trường. Các tồn dư trong thành phần thuốc khiến cho đất mất dần dinh dưỡng, gây cằn cỗi, bạc màu, không thể gieo trồng cho mùa vụ sau. Vì vậy, nhà vườn có thể tham khảo và chuyển sang dùng thuốc sinh học hiệu quả, an toàn hơn.
Thuốc đặc trị rệp sáp hại mít Mebe Pa an toàn cho cây
Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ với kinh nghiệm nhiều năm trong việc sản xuất, cung cấp những giải pháp sinh học xử lý sâu bệnh hiệu quả cho vườn nhà.
Trong đó, thuốc trị rệp sáp ở cây mít Mebe Pa gồm các thành phần và công dụng vượt trội giúp xử lý côn trùng chích hút gây hại ở vườn nhà với thông tin chi tiết về sản phẩm như sau:
Thành phần của Mebe Pa phòng trị rệp sáp gây hại cây mít
Mebe Pa được sản xuất với công nghệ tiên tiến từ Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ, với thành phần vi sinh tổng số: Beauveria sp, Paecilomyces spp, Metarhizium sp, Verticillium sp,… 1×10^8 CFU/g. (Nấm 4 màu như nấm xanh, nấm trắng, nấm tím, nấm xám).
Công dụng của Mebe Pa phòng trị rệp sáp gây hại cây mít
Mebe Pa với thành phần sinh học kiểm soát, tiêu diệt côn trùng chích hút, các loại như nhện đỏ, rầy, rệp, ve sầu, sùng đất,…
Sản phẩm sinh học Mebe Pa mang lại công dụng phòng trừ côn trùng chích hút hiệu quả bền vững, an toàn trong quá trình sản xuất nông sản đạt chuẩn chất lượng.
Hướng dẫn sử dụng Mebe Pa phòng trị rệp sáp gây hại cây mít
- Phun trị cây mít bị rệp sáp: Pha 100g Mebe Pa hòa tan hoàn toàn cùng với 100 lít nước. Tiến hành phun ướt thân, cành, lá, đặc biệt ở mặt sau lá, dưới tán cây. Sử dụng Mebe Pa cho việc phun trị mỗi lần cách từ 5 – 10 ngày.
- Phun phòng cây mít bị rệp sáp: Pha 100g Mebe Pa hòa tan hoàn toàn cùng với 200 lít nước. Tiến hành phun ướt lá, thân cây, vùng dưới tán mỗi lần phun phòng sẽ cách nhau từ 15 – 30 ngày.
Hy vọng cách xử lý rệp sáp hại mít từ bài viết trên từ AQ đã mang lại những thông tin bổ ích và biện pháp hiệu quả để bà con bảo vệ năng suất vườn cây. AQ chúc bà con canh tác hiệu quả, phòng trừ sâu bệnh trong quá trình canh tác thật tốt, cho năng suất mùa vụ cao.