Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại bơ hiệu quả, tiết kiệm

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại bơ hiệu quả, tiết kiệm

16/03/2023

Kích thước chữ

Rệp sáp hại bơ thuộc nhóm sâu gây hại đến quá trình phát triển của cây và cho ra trái kém chất lượng. Nhiều bà con đã phải đau đầu trong việc tìm cách phòng trị loài sâu bệnh này. Vì vậy, hôm nay chúng tôi đã mang đến các giải pháp phòng trừ rệp sáp gây hại cây bơ cho bà con. Cùng tìm hiểu đó là những biện pháp gì trong bài viết dưới đây nhé!

Rệp sáp hại bơ là gì?

Rệp sáp hại bơ thuộc họ Pseudococcidae, chúng là loại sâu hại nguy hiểm nhất tại Việt Nam. Chúng có sở thích tấn công lên các loài cây ăn quả có múi cà các cây công nghiệp khác. Đa phần rệp sáp sẽ sống và phát triển theo bầy đàn trên lá cây.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại bơ hiệu quả, tiết kiệm
Loài rệp sáp thuộc họ Pseudococcidae gây hại ở cy bơ, mùa vụ thất thu, gây thiệt hại kinh tế của bà con

Bơ cũng là một trong những nhóm cây mà rệp sáp rất thích sinh sống và phát triển trên cây. Nguồn dinh dưỡng của cây có thể giúp loài rệp sáp này phát sinh.

Đặc điểm nhận dạng rệp sáp hại bơ ở từng giai đoạn

Loài rệp sáp tập trung chủ yếu ở các vùng kẻ của lá cây bơ nên bà con có thể kiểm tra và quan sát chúng qua các đặc điểm sau:

🔹 Trứng rệp sẽ có màu trắng trong hình bầu dục và thường được đẻ theo dạng bọc. Lớp bọc này có nhiệm vụ bảo vệ nên bên ngoài vỏ bọc có một lớp sáp bông.

🔹 Rệp sáp non sau khi ra khỏi trứng sẽ có màu xám và có lớp sáp trắng bao phủ toàn thân. Kèm theo đó là những tua trắng mọc dọc theo thân của rệp sáp và đuôi sẽ có 2 tua dài.. Khi đến giai đoạn trưởng thành, rệp sáp non sẽ chuyển dần sang màu vàng nhạt.

Vòng đời phát triển của loài rệp sáp hại bơ

Vòng đời của rệp sáp gây hại cây bơ sẽ trải qua 3 giai đoạn: trứng, sâu non và trường thành. Mỗi giai đoạn sẽ có thời gian và nhiệm vụ phát triển khác nhau.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại bơ hiệu quả, tiết kiệm
Vòng đời sinh trưởng phát triển của loài rệp sáp gây hại ở cây bơ

🔹 Trứng: Sau khi được sinh ra từ rệp cái, trứng sẽ mất khoảng thời gian 2 tuần để phát triển thành rệp sáp non.

🔹 Rệp sáp non: Tiếp theo là giai đoạn rệp sáp non từ 6 – 9 tuần. Trong thời gian này chúng chủ yếu tấn công phá hoại cây để phát triển thành rệp sáp trường thành.

🔹 Rệp sáp trưởng thành: tiếp tục gây hại và tìm nơi để sinh sản phát triển ra lứa mới. Số lượng trứng khoảng từ 200 – 250 trứng/lứa.

Như vậy, cả vòng đời của rệp sáp gây hại ở cây bơ kéo dài trong khoảng từ 5 – 7 tuần. Trong đó thời gian phát triển của rệp sáp non nhiều hơn so với các thời kỳ khác. Chính vì vậy, thời gian tấn công của rệp sáp trên cây bơ sẽ gây ảnh hưởng năng hơn cho bà con.

Triệu chứng mà rệp sáp hại bơ để lại trên cây trồng

Đối với cây bơ, rệp sáp sẽ tân công lên các vị trí như: chồi lá, cuống hoa, quả, lá non,..

Chúng sẽ hút các chất dinh dưỡng có trong các bộ phận này để phát triển. Khi mùa khô đến, chúng sẽ chuyển hướng tấn công xuống rễ khiến cây sinh trưởng kém.

Bà con có thể quan sát tại các vết tấn công và khu vực tập trung của rệp sáp gây hại cây bơ sẽ có một lớp sáp màu trắng.

Điều kiện ảnh hưởng đến quá trình phát triển của rệp sáp hại bơ

Thời điểm thích hợp nhất để loài rệp sáp phát sinh mạnh là vào sẽ phụ thuộc vào cách tấn công của chúng. Vì loài rệp sáp gần như tấn công và tìm kiếm thức ăn ở tất các các mùa để phát triển, trong đó:

🔹 Rệp hại rễ sẽ tấn công và phát sinh mạnh vào mùa mưa và có độ ẩm đất cao.

🔹 Rệp sáp hại chồi non sẽ tấn công nhiều vào mùa khô hoặc đầu mùa mua. Chúng sẽ tìm nơi ẩn nấp nếu thời tiết có độ ẩm cao.

🔹 Thêm nữa rệp sáp gây hại ở cây bơ có mối quan hệ cộng sinh với loài kiến nên ngoài rệp sáp ra kiến có nhiệm vụ hỗ trợ sự lây lan và bảo vệ sự phát triển của rệp. Bà con nên lưu ý về mối quan hệ này để có cách diệt trừ rệp sáp hợp lý.

Tác hại về sau của rệp sáp hại bơ

Khi số lượng rệp sáp gây hại ở cây bơ tăng mạnh, cây sẽ bị mất đi khả năng quang hợp tại các vị trí lá mà loài sau này tập trung.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại bơ hiệu quả, tiết kiệm
Rệp sáp gây mất khả năng quang hợp ở cây bơ, tấn công vào rễ, cây không hấp thụ đủ dinh dưỡng dẫn đến cây bị chết, gây thiệt hại về cây trồng

Ngoài ra, rệp sáp gây hại cây bơ này còn có khả năng tấn công lên phần rễ của cây làm cho quá trình sinh trưởng kém.

Các chất dinh dưỡng dùng để nuôi cây cũng sẽ bị ảnh hưởng và không đủ cung cấp cho cây. Như vậy khả năng cao cây sẽ chết khiến người dân mất trắng sau một thời gian canh tác.

Sử dụng biện pháp sinh học phòng trị rệp sáp hại bơ

Thay vì chọn các sản phẩm làm từ hóa học, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học để loại trừ rệp sáp gây hại cây bơ. Vì Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sử dụng các thành phần vi sinh để loại bỏ sâu hại và cung cấp các vi lượng có lợi cho cây.

Biện pháp phòng trừ rệp sáp hại bơ hiệu quả, tiết kiệm
Phòng trị hiệu quả dứt điểm rệp sáp gây hại ở cây bơ, cho cay sinh trưởng phát triển tốt, trái đậu trĩu cành, lớn trái

Tác dụng mà Mebe Pa trong phòng trị rệp sáp gây hại cây bơ

Với công dụng hiêu quả đến từ các nguồn vi sinh vật có lợi cho cây trồng, thuốc đặc trị rệp sáp hại bơ Mebe Pa còn có các tác dụng sau:

✅ Diệt tận gốc các loài côn trùng hút chích gây hại cho cây trồng như: rệp sáp, nhện đỏ,…

✅ Sử dụng các bào tử nấm để đốt các khớp chân và bụng của sâu hại.

✅ Tạo hệ sinh thái vi sinh có lợi cho cây bơ, phòng ngừa các sâu hại tấn công lên cây.

✅ Tham gia vào quá trình giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh.

Cách sử dụng Mebe Pa phòng trị rệp sáp gây hại cây bơ

✅ Phun phòng rệp sáp gây hại cây bơ: Pha Mebe Pa gói 10g vào 20 lít nước. Phun phòng đều lên các cây bơ trong thời gian từ 15 -30 ngày/lần.

✅ Phun trị rệp sáp gây hại cây bơ: Pha gói Mebe Pa 20g vào 20 lít nước phun lên các bộ phận như: cành, thân, lá,…nơi tập trung của rệp sáp. Thời gian cho mỗi lần phun là từ 3 – 5 ngày/lần.

Nên bảo quản Mebe Pa phòng trị rệp sáp gây hại cây bơ như thế nào?

✅ Sử dụng chung với các loại phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật khác.

✅ Hạn chế đưa sản phẩm vào tay trẻ em.

✅ Khi dùng không nên để sản phẩm bên trong tiếp xúc với vùng mắt, mũi, miệng.

✅ Bảo quản Mebe Pa ở những nơi thoáng mát, khô ráo.

Kỹ thuật canh tác phòng ngừa rệp sáp hại bơ

Bà con cũng thể sử dụng thêm các biện pháp canh tác dưới đây để nâng cao khả năng phòng ngừa rệp sáp gây hại cây bơ. Đó là:

🔹 Dọn dẹp rác thải, cỏ dại và lá mục xung quanh khu vực canh tác bơ.

🔹 Loại bỏ các cành đã và đang bị rệp sáp tấn công để ngăn chặn sự lây nhiễm.

🔹 Sử dụng các loài sâu thiên địch với rệp sáp để phòng ngừa sâu tấn công cây bơ.

🔹 Bà con nên bón các loại phân hữu cơ thay cho hóa học để ngăn chặn các phản ứng trong quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cây.

🔹 Phân bố cây trồng sao cho vườn cây được thoáng mát và giúp cây có điều kiện quang hợp tốt nhất.

🔹 Thăm và kiểm tra vườn bơ thường xuyên để phát hiện rệp sáp kịp thời.

Qua bài viết rệp sáp hại bơ là một trong các sâu hại nguy hiểm nhất cho cây trồng. Trong lúc canh tác, bà con nên có những biện pháp phòng ngừa tối ưu nhất. Nếu cần hỗ trợ, bà con có thể gọi đến Hotline: 098 1355 180(028) 8889 7322 hoặc xem trên Website nguyenlieusinhhoc.com để cập nhật thêm kỹ thuật canh tác nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *