Cách phòng trị ngô bị sâu ăn lá hiệu quả và Nhận biết

Cách phòng trị ngô bị sâu ăn lá hiệu quả và Nhận biết

20/11/2024

Kích thước chữ

Ngô bị sâu ăn lá bằng cách cắn phá lá và các bộ phần còn non trên cây, chúng làm cản trở quá trình quang hợp ở lá cây, khiến cây bị còi cọc, suy yếu, gây ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất mùa vụ. Nguyên nhân khiến loài sâu ăn lá ngô xuất hiện có thể bắt nguồn từ: điều kiện thời tiết, kỹ thuật chăm sóc,….

Trong bài viết dưới đây AQ sẽ hướng dẫn bà con cách phòng trị sâu ăn lá trên cây ngô hiệu quả, cùng với một số thông tin liên quan về đặc tính gây hại, thời gian xuất hiện của sâu ăn lá và phương pháp chăm sóc vườn ngô xanh tốt, khỏe mạnh, trái ra sai trĩu.

Tìm hiểu về tình trạng ngô bị sâu ăn lá

Ngô bị sâu ăn lá: Dấu hiệu nhận biết và Cách phòng trừ
Tình trạng sâu ăn lá ngô gây ảnh hưởng lớn năng suất và chất lượng thu hoạch của mùa vụ

Tại Việt Nam, cây ngô (bắp) là cây lương thực quan trọng đứng thứ 2 (sau cây lúa). Cây ngô có thể sinh trưởng và phát triển tốt ở nhiều môi trường khác nhau, chịu hạn tốt nên được rất nhiều nhà vườn ưa chuộng. Hiệu quả kinh tế của cây ngô tương đối bình ổn, nếu mùa vụ đạt thì người trồng bắp có thể lãi từ 30 – 40 triệu VND/ha.

Tuy nhiên, trong quá trình trồng ngô thì bà con có thể bắt gặp nhiều loại sâu hại xuất hiện và tấn công trên vườn ngô như: sâu cuốn lá, sâu đục thân,… đặc biệt đó là sâu ăn lá trên cây ngô. Chúng tàn phá nghiêm trọng khiến lá ngô bị rách, quá trình quang hợp bị cản trở làm ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng mùa vụ.

Theo các nhà khoa học, hiện nay có 2 loài sâu ăn lá ngô đó là: sâu cắn lá nõn (Leucania loreyi) và sâu cắn gié ngô (L. separata).

Đặc điểm của cây ngô

▶️ Lá ngô có diện tích lớn, nên hấp dẫn được nhiều loại sâu ăn lá vì chúng sẽ có nhiều không gian để trú ăn và cắn phá. Lá ngô lớn cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu sinh sôi và phát triển mạnh mẽ.

▶️ Lá ngô tươi non có mùi hương nên sẽ thu hút được các loại sâu bệnh, đặc biệt là trong giai đoạn cây phát triển lá nõn.

Đặc điểm hình dáng của sâu ăn lá trên cây ngô

Ngô bị sâu ăn lá: Dấu hiệu nhận biết và Cách phòng trừ
Khi bị sâu ăn lá tấn công thì cây bắp sẽ có một số biểu hiện như: câu còi cọc, lá xuất hiện những đốm lỏm chỏm, cây không phát triển như bình thường được

Sâu ăn lá ngô thường gây hại nhiều vào giai đoạn cây ngô có từ 4 – 6 lá cho đến khi cây ngô sắp trổ cờ. Dưới đây là đặc điểm hình của hai loại sâu ăn lá trên cây ngô:

Đặc điểm hình dáng của sâu cắn lá nõn 

  • Trứng của loài sâu cắn lá nõn có hình bầu dục, mới đẻ có màu trắng sữa, sau đó chuyển sang màu nâu. Sau khoảng 1 tuần thì trứng sẽ nở ra.
  • Con trưởng thành có chiều dài khoảng 14 – 18mm, đầu có màu nâu tro, sải cánh rộng khoảng 25 – 30mm. Cánh trước của chúng có màu nâu nhạt hoặc nâu vàng, hoạt động mạnh vào ban đêm.
  • Mỗi con cái có thể đẻ ra vài trăm trứng, có thể lên đến 1000 trứng và đặc biệt chúng rất thích mùi chua ngọt.

Đặc điểm hình dáng của sâu cắn gié hại ngô

  • Trứng của sâu cắn gié hại ngô có hình dạng bánh bao, đường kính khoảng 0,5 – 0,7mm. Mới đẻ thì chúng có màu vàng tươi sáng, sau đó chuyển dần sang màu vàng đậm, trước khi nở thì có màu tím than.
  • Con trưởng thành có chiều dài khoảng 16 – 20mm, sải cánh rộng khoảng 40 – 50mm, thân chúng có màu nâu tro hoặc nâu vàng nhạt, chúng sẽ hoạt động và cắn phá cây ngô vào ban đêm, mỗi con cái có thể đẻ ra vài trăm trứng.

Cây ngô bị sâu ăn lá xuất hiện gây hại trong điểu kiện nào?

Dưới đây là một số nguyên nhân chính khiến vườn ngô dễ bị sâu ăn lá gây hại:

Điều kiện thời tiết

▶️ Môi trường nóng ẩm, đặc biệt là vào mùa mưa, sẽ tạo điều kiện lý tưởng cho sâu bệnh sinh sôi và phát triển.

▶️ Lượng mưa nhiều sẽ tạo ra môi trường ẩm thấp, đây là thời điểm lý tưởng đến sâu ăn lá phát triển. Sau mỗi cơn mưa thì các loại sâu bệnh cũng có xu hướng bùng phát mạnh hơn.

Chăm sóc không đúng cách

▶️ Khi cây ngô không được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất hoặc bón phân với liều lượng không cân đối (thừa hay thiếu một có chất). Thì lúc này, sức đề kháng của cây ngô sẽ bị suy giảm, sâu bệnh dễ tấn công vào cây hơn.

▶️ Cần cung cấp lượng nước tưới cho cây phù hợp, không tưới quá ít hoặc quá nhiều bởi sẽ khiến cây suy yếu đi, tạo cơ hội cho sâu ăn lá dễ dàng tấn công.

Không có biện pháp kiểm soát sâu bệnh kịp thời

▶️ Ngay khi bắt đầu canh tác ngô mà bà con không có biện pháp kiểm soát sâu bệnh ngay từ ban đầu thì cây ngô dễ trở thành mục tiêu tấn công của các loại sâu ăn lá.

▶️ Nếu vườn ngô bị sâu ăn lá tấn công lần đầu mà không có biện pháp kiểm soát kỹ lưỡng, phòng trừ dứt điểm thì chúng sẽ sinh sôi rất nhanh và gây hại trên diện rộng.

▶️ Nhà vườn không chú ý bảo vệ bảo vệ thiên địch, vieech này sẽ khiến sâu ăn lá hoành hành trên vườn ngày càng nhiều hơn

Cách thức gây hại của loài sâu ăn lá ngô

Dưới đây, chúng tôi chia sẻ đến quý bà con thông tin về cách thức gây hại của loài sâu cắn lá nõn ngô và sâu cắn gié hại ngô:

Đặc điểm gây hại của sâu cắn lá nõn 

  • Sâu non sẽ tập trung cắn phá các bộ phận non như: lá nõn, hoa đực (lúc chưa trổ). Khi phát triển hơn một chút thì chúng sẽ gặm khuyết lá, ăn trụi của phần thân non và chui vào bắp non để ăn hạt.
  • Sâu cắn lá nõn thường hoạt động vào ban đêm, ban ngày thì chúng ẩn nấp trong các lá nõn hoặc bẹ lá. Chúng thường tấn công vườn ngôi vào các vụ ngô ngô đông xuân và xuân.

Đặc điểm gây hại của sâu cắn gié hại ngô

  • Ban ngày thì sâu cắn gié hại ngô thường ẩn nấp trong lá nõn, ban đêm thì chúng bò ra để cắn phá. Khi còn nhỏ thì chúng ăn khuyết lá ngô, lớn hơn thì chúng ăn trụi cả lá và chỉ chừa lại gân chính.
  • Khi cây ngô trổ cờ phun râu, thì chúng sẽ gây hại cờ và râu ngô. Chúng thường gây hại nhiều vào vụ ngô đông xuân.

Dấu hiệu nhận biết vườn ngô bị sâu ăn lá xuất hiện gây hại

➡️ Khi bị sâu ăn lá tấn công thì trên lá ngô sẽ xuất hiện các lỗ thủng với kích thước to nhỏ khác nhau. Phần rìa lá cũng thường bị sâu gặm nham nhở, mép lá trở nên lởm chởm, làm cho lá mất đi màu xanh tự nhiên.

➡️ Trên bề mặt lá hoặc trên thân cây bà con có thể dễ dàng thấy được phân sâu, phân của chúng có màu đen hoặc nâu sẫm.

➡️ Khi bị sâu tấn công mạnh, thì lá ngô không thể quang hợp như bình thường, lúc này sẽ xảy ra hiện tượng lá bị xoăn, héo và dần chuyển sang màu nâu hoặc vàng. Nếu tình trạng này dễ ra lâu dài thì lá ngô sẽ bị khô và rụng dần đi.

➡️ Khi quan sát kỹ thì ở dưới bề mặt dưới của lá, rìa lá hoặc thân cây thì có thể thấy được trứng nhỏ li ti của chúng.

➡️ Những vị trí mà chúng cắn phá trên cây ngô thường có những đốm nâu vàng hoặc bị thối lá, việc này do các loại vi khuẩn và nấm xâm nhập vào bên trong cây.

Biện pháp canh tác phòng trị cây ngô bị sâu ăn lá

Ngô bị sâu ăn lá: Dấu hiệu nhận biết và Cách phòng trừ
Kỹ thuật canh tác giúp bà con phòng trừ ngô bị sâu ăn lá tấn công

✅ Cần lựa chọn những giống ngô khỏe mạnh, có khả năng kháng sâu bệnh và thời tiết bất lợi để giảm thiểu những thiệt hại do sâu tấn công.

✅ Thực bón phân, tưới tiêu hợp lý để cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cho cây ngô phát triển khỏe mạnh.

✅ Khi phát hiện vườn ngô bị sâu ăn lá tấn công thì bà con cần loại bỏ lá bị sâu tấn công bằng tay hoặc các dụng cụ cắt tỉa để hạn chế sự lây lan của sâu hại.

✅ Sử dụng các loại bẫy chua ngọt, bẫy đèn để thu hút con trưởng thành và kiểm soát tốt sâu ăn lá trên cây ngô hoặc dùng thiên địch như ong ký sinh để kiểm soát tốt ăn ăn lá trong vườn ngô.

✅ Nếu ruộng ngô thường xuyên bị sâu ăn lá tấn công thì bà con nên luân canh với một vài loại rau như: rau ngò, rau cải, đậu que, dưa leo,…

✅ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra ruộng ngô để phát hiện sớm sâu bệnh và có biện pháp xử lý hiệu quả.

Hướng dẫn cách làm bẫy chua ngọt để xử lý sâu ăn lá ngô

▶️ Bà con sử dụng 4 phần đường mật (đường đen) trộn cùng với 4 phần dấm, 1 phần rượu và 1 phần nước. Sau đó, bà con cần trộn thêm vào hỗn hợp này ít thuốc trừ sâu (100 phần hỗn hợp/1 phần thuốc trừ sâu).

▶️ Hòa lẫn các dung dịch đó vào nhau rồi đặt trong bình nhựa, chai, lọ,… mỗi dụng cụ có khoảng 0,25 – 0,5 lít hỗn hợp. Nên đặt bình nhựa cao khỏi mặt đất khoảng 1 – 1,5 mét ở nơi đầu gió. Mỗi ha bà con đặt khoảng 7 – 10 chai, khoảng 1 tuần thì thay bẫy một lần.

Thuốc phòng trị ngô bị sâu ăn lá Ola insect in99 hiệu quả cao, an toàn cho cây

Ngô bị sâu ăn lá: Dấu hiệu nhận biết và Cách phòng trừ
Thuốc sinh học Ola insect in99 được nhiều bà con lựa chọn để trị dứt điểm sâu ăn lá trên cây ngô

Để xử lý dứt điểm loài sâu ăn lá ngô thì bên cạnh những biện pháp canh tác, sử dụng bẫy bả thì bà con cần sử dụng thêm chế phẩm sinh học Ola insect in99 để có công dụng xua đuổi và diệt trừ tận gốc loài côn trùng gây hại này nhé.

Ola insect in99 được điều chế ra bởi các hợp chất hữu cơ, vi nấm có lợi nên có công dụng vượt trội trong việc xử lý dứt điểm các loại sâu bệnh mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cây và môi trường xung quanh.

Thành phần của thuốc trị sâu ăn lá trên cây ngô Ola insect in99

Bacillus thuringenis (Bt): 10^8 CFU/ml

✅ Ola insect in99 được điều chế ra với các vi sinh hữu cơ như: Beauveria sp, Metarhizium spp, Verticillium sp, các loại tinh dầu và giấm gỗ Axit Pyroligneous.

Công dụng của thuốc trị sâu ăn lá trên cây ngô Ola insect in99

✅ Xua đuổi, loại bỏ nhanh chóng loài sâu ăn lá ngô, giai giai đoạn trứng đến trưởng thành, mang đến hiệu quả bền vững.

✅ Thành phần chính Bacillus thuringenis (Bt) có trong Ola insect in99 được phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh có lợi giúp tiêu diệt sâu ăn lá ngô chỉ sau từ 2 – 3 ngày thuốc.

✅ Giấm gỗ, tinh dầu thực vật trong sản phẩm có công dụng ức chế, khiến sâu không thể đẻ trứng và tấn công vào cây ngô, hỗ trợ làm giảm mật độ trứng, ấu trùng non trên cây.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị sâu ăn lá trên cây ngô Ola insect in99

Để trị sâu ăn lá trên cây ngô: Bà con sử dụng 100ml Ola insect in99 hòa cùng với 100 lít nước sạch, tưới đều lên trên toàn vườn, sử dụng với liều lượng từ 3 – 5 ngày/lần.

Để phòng lá ngô bị sâu ăn: Bà con cần sử dụng 100ml Ola insect in99 hòa cùng với 200 lít nước sạch, tưới định kỳ lên toàn vườn từ 15 – 30 ngày/lần.

✅ Cần được kỹ hướng dẫn sử dụng để thuốc phát huy hết công dụng diệt trừ sâu hại.

✅ Khi sử dụng còn dư sản phẩm, bà con cần vặn chặt nắp chai và bảo quản ở những nơi khô ráo, tránh những nơi ẩm ướt và có ánh nắng trực tiếp của mặt trời.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách phòng trị cây ngô bị sâu ăn lá mà AQ đã chia sẻ đến quý bà con. Hy vọng với những gợi ý này bà con sẽ tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm trong quá trình trồng và chăm sóc một vườn ngô khỏe mạnh, trái ra đạt chuẩn, không bị sâu hại tấn công. Nếu còn băn khoăn về các sản phẩm sinh học, quý bà con hãy liên hệ đến AQ để được tư vấn chi tiết hơn nhé.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Bacillus thuringenis(Bt) sản phẩm phối trộn trên nền hỗn hợp vi sinh vật có lợi giúp tiêu diệt…
5.00 out of 5
150.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *