Phòng trừ mọt đục cành chè hiệu quả và an toàn cho cây
Kích thước chữ
Mọt đục cành chè với khả năng xuất hiện và gây hại quanh năm vì vậy cần được phòng trừ với các biện pháp phù hợp, đặc biệt vào mùa khô trên các giống chè cành. Tham khảo thông tin chi tiết về mọt đục cành ở cây chè trong bài sau cùng AQ.
Tìm hiểu về mọt đục cành chè
Mọt đục cành chè xuất hiện với khả năng ảnh hưởng rất nghiêm trọng, không chỉ đối với chè, mà còn tấn công các loại cây ăn trái khác. Để xử lý tình trạng này, bà con cần sớm trang bị các biện pháp phòng trị mọt đục cành trên cây chè càng sớm càng tốt.
Đặc điểm hình dáng của mọt đục cành chè
Mọt đục cành cây chè có tên khoa học là Xyleborus camerunus, với sự phát triển sinh trưởng qua các giai đoạn trứng, sâu non, nhộng, con trưởng thành cụ thể như sau:
Mọt trưởng thành: Có thân màu đen, chiều dài từ 1,0 – 1,7 mm, và chiều rộng từ 0,5 – 1,2 mm, có mỏ ngắn. Con mọt cái có màu đen bóng, con đực thì có màu nâu nhạt.
Sâu non: Có màu trắng sữa, chiều dài khoảng 3mm, không có chân. Nhộng: Cũng có màu trắng ngà.
Dấu hiệu của mọt đục cành chè xuất hiện gây hại cây trồng
Mọt đục cành trên cây chè tấn công bằng cách đục lỗ chui vào cành để sinh sống, vì vậy rất khó phát hiện chúng. Các biểu hiện xuất hiện ở cây khi mọt gây hại như sau:
- Mọt trưởng thành sẽ đục các đường ngoằn ngoèo trong cành và sau đó sẽ thải mạt cưa ra ngoài ở trên cành hay dưới gốc.
- Cành chè bị mọt tấn công, chúng gây ra tình trạng khô héo cành, bị gãy dễ dàng. Cây bị mọt ăn sẽ phát triển rất chậm, dễ gãy, nguy hiểm nhất là chết cây.
Hậu quả do mọt đục cành chè gây ra cho cây trồng
Những hậu quả khi cây chè bị mọt đục cành tấn công, chúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nương chè như sau:
- Mọt tấn công chè quanh năm, đặc biệt là trong mùa khô ở các giống chè cành. Mọt đục lỗ sẽ gây hại từ phần gốc lên các cành cấp 1, cấp 2 đối với chè cành từ năm thứ nhất đến năm thứ hai.
- Cành bị mọt hại khô héo, dễ gãy, làm đứt mạch dẫn trong từng đoạn cây, khiến cho cây sinh trưởng chậm hơn.
- Nếu không phòng trị kịp thời có thể gây ra tình trạng chết hàng loạt trên nương chè, thiệt hại đến kinh tế của bà con.
Một số cách phòng trừ mọt đục cành chè đơn giãn, hiệu quả
Để bảo vệ vườn chè khỏi sự xâm hại từ mọt đục cành, bà con nên áp dụng những biện pháp hiệu quả trong việc xử lý, ngăn chặn sự tái phát của chúng với các nội dung như sau:
Cách chăm sóc phòng ngừa mọt đục cành trên cây chè
🔷 Bà con thường xuyên thăm vườn chè giúp nhanh chóng phát hiện vết sâu đục và cắt bỏ cành bị hại nhanh chóng rồi thu gom, đốt chúng giúp diệt trừ sâu nằm ở bên trong.
🔷 Thường xuyên cắt tỉa cành, vệ sinh sạch sẽ cho nương chè thông thoáng, tránh để những cành khô ở dưới gốc chè sẽ tạo ra nơi ẩn trú cho mọt.
🔷 Tiêu diệt mọt đục cành bằng cách nuôi các loại thiên địch của chúng như ong, chuồn chuồn kim, kiến vàng.
Sử dụng thuốc hóa học xử lý mọt đục cành trên cây chè
Thuốc trừ mọt với các thành phần từ hóa học thường được nhà vườn sử dụng để phun trị trong các trường hợp bị gây hại nặng và cần xử lý mầm bệnh nhanh chóng.
Cảnh báo! Tuy nhiên, thuốc bảo vệ thực vật được dùng thời gian lâu dài gây tác động xấu đến sức khỏe con người, ô nhiễm môi trường sống, đồng thời gây bạc màu, chai hóa đất canh tác,… Vì vậy, việc chuyển sang dùng các sản phẩm sinh học cũng giúp bà con trị bệnh cho vườn nhà vừa hiệu quả, lại an toàn hơn khi sử dụng.
Thuốc đặc trị mọt đục cành chè Mebe Pa hiệu quả, an toàn cho cây
Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp những giải pháp sinh học hiệu quả cho nhà vườn phòng trị sâu bệnh hại cây trồng.
Trong số đó, thuốc trị mọt đục cành chè có nguồn gốc sinh học Mebe Pa do AQ cung cấp với một số thông tin về sản phẩm chi tiết như sau:
Thành phần của thuốc trị mọt đục cành trên cây chè Mebe Pa
Thành phần thuốc trị côn trùng Mebe Pa được sản xuất từ Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ bao gồm: Nguồn vi sinh tổng số có các loại nấm xanh, trắng, tím, xám cụ thể là: Metarhizium sp, Beauveria sp, Paecilomyces spp, Verticillium sp… 1×10^8 CFU/g.
Công dụng của thuốc trị mọt đục cành trên cây chè Mebe Pa
Mebe Pa hoạt động với cơ chế kiểm soát ký sinh tiêu diệt các loài côn trùng gây hại: Rầy, rệp, nhện đỏ, côn trùng chích hút,… hiệu lực lâu dài.
Phòng trừ côn trùng bền vững, ngăn chặn sự tấn công vườn nhà, đảm bảo an toàn cho nguồn nông sản xanh sạch.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị mọt đục cành trên cây chè Mebe Pa
Phun trị cây chè bị mọt đục cành: Pha 20g Mebe Pa với tỷ lệ 20 lít nước, phun ướt đều thân, cành, tán lá, mặt sau lá và vùng dưới tán cây chè. Sử dụng cho việc phun trị cách từ 5-10 ngày/lần.
Phun phòng cây chè bị mọt đục cành: Pha 10g Mebe Pa với tỷ lệ 20 lít nước, phun đều ướt hai mặt của lá, thân cây và vùng dưới tán cây chè. Sử dụng cho việc phun phòng định kỳ 15-30 ngày/lần (mỗi vụ áp dụng từ 3-5 lần).
Bài viết đã cung cấp những thông tin chi tiết về mọt đục cành chè cũng như các biện pháp phòng trừ hiệu quả đến mọi người. Cùng tham khảo thêm các bài viết khác từ Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ về kỹ thuật canh tác, phòng và trị sâu bệnh giúp bà con gieo trồng đạt mùa vụ bội thu!