Cách phòng trị cây mít bị thối vỏ và Nguyên nhân do đâu?
Kích thước chữ
Mít bị thối vỏ là một trong những dấu hiệu của thối trái mít, khi nấm bệnh phát triển sẽ lan rộng các vết bệnh khắp vỏ và ăn sâu vào bên trong các xơ, múi mít. Tình trạng này ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến chất lượng quả và năng suất của cây trồng. Hãy tìm hiểu nguyên nhân và biện pháp phòng trừ, tiêu diệt bệnh hiệu quả dưới bài viết này.
Tìm hiểu về tình trạng cây mít bị thối vỏ
Mít bị thối vỏ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng trái mít, bệnh bị nấm gây hại tấn công tạo thành các vết thâm đen loang lổ trên vỏ, những vết đó phát triển, lan rộng khắp vỏ quả và dần làm cho vỏ, trái bị thối.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mít bị thối vỏ
🔶Bệnh này do một nấm gây hại tấn công đó là Rhizopus nigricans. Đây là loại nấm chuyên ký sinh, xâm nhập bắt đầu từ vỏ trái, dần làm trái bị thối đen.
🔶Trên các vết bệnh sẽ có những sợi nấm và túi bào tử đen mọc khắp vết bệnh, tốc độ lan rộng rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn diện tích bề mặt vỏ quả sẽ bị chúng xâm chiếm, bao phủ toàn bộ.
🔶Trong điều kiện thời tiết mưa nhiều, nóng, cây không thông thoáng, rậm rạp, độ ẩm cao, đất dễ bị đọng nước sẽ rất phù hợp để nấm bệnh phát triển.
🔶Kết hợp với gió, mưa sẽ càng làm cho các bào tử nấm sản sinh ra nhiều hơn và lây lan khắp vỏ quả.
Dấu hiệu ban đầu của cây mít bị thối vỏ ra sao?
Một số dấu hiệu nhận biết mít bị thối vỏ mà bà con có thể dễ dàng nhận biết bằng mắt như sau:
🔶Có các vết đốm nhỏ màu xám xuất hiện trên vỏ quả, sau một thời gian các vết đốm lan rộng tạo thành vết giống như dầu loang ở nhiều hướng khác nhau, chủ yếu theo hướng chiều dọc của quả bệnh sẽ lan nhanh hơn.
🔶Vết bệnh lan rộng, tạo thành viền mờ từ xám đến nâu nhạt, chỉ sau 1 – 2 tuần sẽ bao phủ toàn bộ bề mặt vỏ quả.
🔶Khi bệnh phát triển mạnh mẽ và đã nằm ở giai đoạn cuối, các vết bệnh trên vỏ sẽ chuyển sang màu đen, màu xám, dùng ngón tay quệt vào vết bệnh sẽ lấy ra một lớp bột gọi là bào tử nấm.
🔶Nếu dùng kính lúp phóng đại vết bột đó sẽ thấy những túi bào tử nấm mọc rất nhiều trên vỏ trái mít.
Cây mít bị thối vỏ gây ra tác hại thế nào?
🔶Bệnh làm cho trái không đạt tiêu chuẩn, tính thẩm mỹ của trái không cao, mã xấu, không thể bán ra ngoài thị trường hoặc bán với giá rẻ, ảnh hưởng đến kinh tế, tiền đầu tư của bà con.
🔶Bệnh nếu bị nặng có thể làm cho toàn bộ trái bị thối ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng của trái.
🔶Cây bị suy yếu vì không thể chống chọi lại các tác động do nấm gây ra, từ đó cây bị kém phát triển, dễ bị nhiễm các loại bệnh khác.
🔶Thối, rụng tràn lan xuống gốc cây hoặc khu vực xung quanh gây ô nhiễm môi trường do mùi phân hủy của trái rụng, thu hút những con côn trùng, phát sinh nấm bệnh, nhiễm xuống đất.
Phương pháp chăm sóc ngăn ngừa cây mít bị thối vỏ
Cần thực hiện các biện pháp chăm sóc để ngăn ngừa và điều trị bệnh hiệu quả, bà con áp dụng một số phương pháp sau:
✅ Trước khi trồng mít, bà con cần lựa chọn khu đất trồng có độ thoát nước tốt, khô thoáng, hấp thụ lượng nước vừa đủ.
✅ Trồng mít cần có mật độ vừa phải, không trồng quá dày, nên trồng thưa để cây có không gian để phát triển và tránh rậm rạp, um tùm.
✅ Cắt tỉa bỏ cành, lá thường xuyên để ngăn chặn nấm bệnh phát triển và lây lan nhanh.
✅ Thường xuyên vệ sinh vườn mít, khu vực xung quanh, thu gom, tiêu hủy những trái bị nhiễm bệnh để giảm thiểu sự xuất hiện của bệnh.
✅ Lựa chọn giống mít phù hợp với đất trồng, điều kiện khí hậu tại khu vực nhà bà con, chọn những giống mít sạch bệnh. Sử dụng những biện pháp giâm, chiết cành để đảm bảo cây không bị thoái hóa mà vẫn giữ lại những đặc điểm của cây mẹ.
✅ Bón phân hợp lý cho cây để cung cấp những dưỡng chất tốt giúp cây phát triển, chống lại những tác động gây bệnh và tưới nước với liệu lượng vừa đủ để ngăn chặn cây bị ngập úng.
✅ Bảo vệ trái bằng cách bọc trái bằng túi chuyên dụng để hạn chế nấm bệnh gây hại trên quả và một số tác động khác ngoài môi trường.
Sử dụng thuốc hóa học xử lý cây mít bị thối vỏ
Bà con có thể áp dụng thuốc hóa học để điều trị bệnh, sử dụng các hoạt chất đã được cục BVTV cho phép, dùng theo đúng liều lượng, hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thuốc hóa có thời gian điều trị nhanh, hiệu quả, tuy nhiên thuốc hóa học nếu lạm dụng quá mức, sử dụng một thời gian sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe của con người. Hiện nay để bảo vệ sức khỏe và hệ sinh thái nhiều hộ nhà vườn đã chuyển qua sử dụng thuốc sinh học an toàn hơn và không gây độc hại.
Thuốc xử lý mít bị thối vỏ Phy Fusaco hiệu quả, an toàn cho cây
Ngoài thị trường có rất nhiều loại thuốc sinh học có khả năng điều trị tốt các loại nấm bệnh gây hại cho cây. Một trong số những loại thuốc chuyên điều trị các loại nấm bệnh được nhiều bà con tin tưởng sử dụng dó là Phy Fusaco.
Thành phần của thuốc trị bệnh thối vỏ mít Phy Fusaco
Thuốc gồm một số thành phần nổi bật như:
Vi sinh tổng số: Bacillus subtilis, Trichoderma spp, Chaetomium spp: 1,5×10^8CFU/ml.
Công dụng của thuốc trị bệnh thối vỏ mít Phy Fusaco
Công dụng vượt trội của thuốc bao gồm:
✅ Phòng và điều trị các loại nấm như Rhizopus nigricans, Phytopthora, Collectotricum, Fusarium…gây ra các bệnh như thối vỏ, thối quả, thán thư, thối rễ, đốm lá, xì mủ, ghẻ loét, sương mai, chết dây,…
✅ Tăng tính kháng chống lại các nấm bệnh như ghẻ sẹo, loét vi khuẩn, đốm lá, sương mai, héo rũ.
✅ Nâng cao hệ miễn dịch cho cây, hiệu quả nhanh.
✅ Chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn, không gây độc hại và tồn động chất trong trái.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh thối vỏ mít Phy Fusaco
✅ Phun trị bệnh: Hòa 250ml thuốc vào 400 – 600 lít, định kỳ từ 5 – 7 ngày/lần, phun kỹ toàn bộ phận của cây đặc biệt vùng lá, cành, thân và vùng dưới gốc.
✅ Phun phòng bệnh: Hòa 250ml thuốc vào 800 – 1000 lít nước, định kỳ từ 15 – 30 ngày/lần, phun kỹ các vùng lá, cành, thân và vùng dưới gốc.
Nhanh chóng áp dụng các biện pháp trên để điều trị bệnh mít bị thối vỏ kịp thời. Bài viết trên, AQ đã trình bày rõ các thông tin về bệnh như nguyên nhân, tác hại, dấu hiệu nhận biết và cách phòng trị bệnh sao cho hiệu quả. Hy vọng, bà con có thể áp dụng thành công và có thêm thật nhiều kiến thức để chăm sóc cây thật khỏe mạnh, trái đạt tiêu chuẩn chất lượng.