Măng cụt bị vàng do đâu? Cách phòng trị hiệu quả, an toàn
Kích thước chữ
Măng cụt bị vàng là tình trạng dễ dàng bắt gặp do phần vỏ bên ngoài có các đốm vàng rải rác. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cũng như phẩm chất của trái, tác động trực tiếp đến nguồn thu nhập của bà con nông dân.
Tìm hiểu về tình trạng măng cụt bị vàng
Măng cụt bị vàng là một dạng bệnh hại sinh lý có tên tiếng anh là Gamboge. Thông qua những tác động bên ngoài như sâu bệnh hại, nấm khuẩn, hoạt động chăm sóc tạo cơ hội cho bệnh phát triển mạnh mẽ. Ở Việt Nam gọi đây là bệnh nứt thân xì mủ cây măng cụt.
Bệnh xì mủ ở cây ở măng cụt tác động trực tiếp tới giá trị thương phẩm của trái giai đoạn thu hoạch. Vỏ ngoài bị đốm vàng, chất lượng thịt kém nên giá thành không cao. Điều này ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống kinh tế của bà con chuyên trồng măng cụt.
Nguyên nhân nào làm cho măng cụt bị vàng?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng măng cụt bị vàng, từ điều kiện môi trường đến hoạt động canh tác:
1️⃣ Tuổi cây: Những vườn măng cụt tuổi nhỏ, mới trồng thường dễ bị bệnh hơn so với những cây lâu năm, đã từng khai thác.
2️⃣ Bón thừa đạm: Quan niệm trồng trọt trên cây ăn trái là càng bón nhiều đạm càng tốt. Tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến sự mất cân bằng về dinh dưỡng, khiến trái lớn nhanh nhưng chất lượng kém do sự thiếu chất, cụ thể là Canxi và Boron.
3️⃣ Lượng mưa tăng cao: Nếu để cây sinh trưởng bình thường thì thời gian thu hoạch sẽ rơi vào mùa mưa, điều này sẽ gây ra hiện tượng sốc nước gây nứt vỏ ở những cây ăn quả. Theo đó, chất đường và axit trong trái rỉ ra theo vết nứt gọi là bệnh xì mủ. Đồng thời, khi bổ ra cũng sẽ thấy măng cụt có màu vàng bên trong.
4️⃣ Bọ trĩ: Đây là đối tượng chích hút trên cây ăn quả cần được kiểm soát nghiêm ngặt. Chúng hút nhựa ở vỏ trái, cuống trái làm nguồn thức ăn tạo thành các vết nứt trên vỏ măng cụt, từ đó góp phần gây bệnh xì mủ măng cụt.
5️⃣ Nấm Phytophthora: Nếu bà con thấy vết xì mủ ở cuống trái, phần cuống bị thâm đen chứng tỏ nấm Phytophthora đã xâm nhiễm và góp phần khiến tình trạng măng cụt bị nhựa vàng nặng hơn.
Dấu hiệu ban đầu của măng cụt bị vàng
Bệnh xì mủ đã xuất hiện ngay khi trái còn non, trên vỏ trái sẽ có các chấm vàng li ti theo suốt quá trình phát triển đến khi thu hoạch trái măng cụt. Càng lớn càng chấm này sẽ càng to gây hiện tượng đốm trái. Một số dấu hiệu nhận biết trái măng cụt bị vàng như:
🔸 Trên vỏ trái có các chấm nhỏ vàng đậm rải rác.
🔸 Vỏ trơn hoặc nứt nẻ thành từng mảng nhỏ.
🔸 Thịt măng cụt nở to, bị sượng, có dịch nhầy màu vàng bám bên trên, để càng lâu sẽ gây thối trái.
🔸 Một số trái măng cụt có múi trong, khác với trái măng cụt bình thường có múi màu trắng đục.
🔸 Nặng hơn là thân cây cũng xuất hiện tình trạng xì mủ vàng rải rác khắp thân.
Ăn măng cụt bị vàng có nguy hiểm cho sức khoẻ không?
Thực tế ngoài thị trường, việc tiêu thụ măng cụt bị xì mủ là chuyện bình thường. Do thịt trái vẫn ăn được nhưng không đảm bảo chất lượng như sượng trái, vị chua, thối hư một nửa trái. Để không ảnh hưởng nguồn thu, người trồng vẫn chấp nhận bán với giá thấp đối với những trái măng cụt bị vàng.
Vì vậy, ăn măng cụt bị xì mủ không nguy hại đến sức khoẻ, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm ăn uống cá nhân.
Kinh nghiệm chọn mua măng cụt ngon ngọt, không hóa chất
Sau đây AQ sẽ bật mí một vài mẹo mua được măng cụt ngon, vỏ mỏng, không bị sâu bệnh hại:
- Bóp nhẹ thấy trái có độ mềm, độ đàn hồi vừa phải, vỏ không bị cứng quá.
- Các tai lá phía trên xanh tươi, không bị héo.
- Cuống măng cụt nên chọn cuống xanh sẽ có nhiều nước, hương vị đậm đà rõ ràng.
- Màu sắc nghiêng về tím đen là trái mọng nước.
- Ở đít trái sẽ có phần gồ ghề nổi lên, đây là những đài hoa trước khi hình thành trái măng cụt. Trái càng nhiều đài chứng tỏ nhiều múi.
- Vỏ trơn, không xuất hiện các đường lằn rải rác trên vỏ trái.
Một số cách phòng trừ cây măng cụt bị nhựa vàng an toàn, hiệu quả
Để việc phun thuốc phòng bệnh đạt hiệu quả cao, cần kết hợp song song các kỹ thuật canh tác vườn măng cụt. Trồng và chăm sóc đúng cách sẽ giúp cây măng cụt sinh trưởng khoẻ mạnh, chống chịu thời tiết tốt, hạn chế sâu bệnh gây hại.
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh vàng nhựa ở măng cụt
✅ Khiển đọt non ra đồng loạt để thu hoạch măng cụt trước mùa mưa.
✅ Sau thu hoạch tiến hành cắt tỉa cành măng cụt bị sâu bệnh, cành vượt, cành già.
✅ Bón đúng phân theo từng giai đoạn sinh trưởng của cây măng cụt:
- Sau thu hoạch ưu tiên phân nhiều đạm (phân chuồng + NPK 20-20-10)
- Giai đoạn nhú đọt và sau trổ bông ưu tiên phân có hàm lượng kali cao: NPK 8-24-24 và NPK 13-13-21.
- Kiểm soát độ ẩm đất ở mức phù hợp, tránh tình trạng úng nước dễ khiến măng cụt bị vàng.
✅ Bổ sung Canxi và Boron giúp tăng năng suất, trái lớn, vỏ cứng, hạn chế tình trạng nứt vỏ.
✅ Trước khi thu hoạch măng cụt không cần tưới nước, chỉ nên duy trì độ ẩm đất từ 50 – 55% và che bạt tránh ánh nắng trực tiếp.
✅ Khi thu hoạch tránh va đập mạnh làm tổn thương trái gây nứt vỏ.
Dùng thuốc hoá học xử lý bệnh vàng nhựa ở măng cụt
Hiện tại Việt Nam chỉ có thuốc hoá học dành cho các cây trồng như: sầu riêng, cam, quýt, bưởi, dưa hấu, nhãn, vải, cao su, ca cao, v.v, chưa có thuốc chuyên trị bệnh xì mủ cho cây măng cụt. Bà con có thể tham khảo các hoạt chất sau để xử lý trái măng cụt bị vàng: Amisulbrom, Dimethomorph, Fluopicolide + Fosetylalumilium, Phosphorous acid.
Lưu ý: Pha thuốc theo hướng dẫn trên bao bì, không lạm dụng thuốc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ vườn măng cụt và người trồng.
Thuốc trị măng cụt bị vàng Phy FusaCo & Nano Cu Gold an toàn cho cây
Để trị dứt điểm xì mủ gây thối trái măng cụt, AQ xin giới thiệu: Bộ đôi Phy FusaCo & Nano Cu Gold – sự lựa chọn phù hợp để xử lý vườn măng cụt bị xì mủ của bà con.
Thành phần thuốc trị nhựa vàng ở măng cụt Phy FusaCo & Nano Cu Gold
Phy FusaCo & Nano Cu Gold được sản xuất bằng công nghệ sinh học tiên tiến, hiện đại mang tới những sản phẩm sinh học chất lượng, hiệu quả nhất định.
💠 Thành phần thuốc trị xì mủ măng cụt Phy FusaCo: Bacillus subtilis, Trichoderma spp, Chaetomium spp: 1,5 x 108 CFU/ml; các hoạt chất kháng sinh sinh học và nano chitosan.
💠 Thành phần thuốc trị xì mủ măng cụt Nano Cu Gold: Cu (Đồng): 15.000 mg/l với tỷ trọng 1,1.
Công dụng thuốc trị nhựa vàng ở măng cụt Phy FusaCo & Nano Cu Gold
✔️ Công thức đồng mát không làm nóng cây trong quá trình sử dụng, tập trung kiểm soát bệnh hại giúp cây măng cụt phát triển tối đa.
✔️ Tiêu diệt nấm Phytophthora, bọ trĩ gây hại trong vườn măng cụt, ngăn ngừa sự lây lan trên toàn vườn.
✔️ Tăng cường sức đề kháng cho cây măng cụt khi thời tiết chuyển biến thất thường khiến thịt măng cụt bị vàng.
✔️ Phòng ngừa một số bệnh hại liên quan trên cây măng cụt như: thán thư, sương mai, thối gốc, v.v.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị nhựa vàng ở măng cụt Phy FusaCo & Nano Cu Gold
Bước 1: Loại bỏ các đốm xì mủ trên thân cây măng cụt, cạo bớt phần vỏ hỏng của cây.
Bước 2: Pha hỗn hợp 100ml Phy FusaCo + 100ml Nano Cu Gold + 5 lít nước và xịt lên khu vực nhiễm bệnh và xung quanh cây măng cụt.
Bước 3: Phun phòng với hỗn hợp 250ml Phy FusaCo + 500ml Nano Cu Gold + 400 lít nước. Cách 10 – 15 ngày phun 1 lần.
Trên đây là những thông tin về cây măng cụt bị vàng mà AQ muốn chia sẻ đến quý bà con. Hy vọng đã giúp bà con hiểu hơn về tình hình bệnh hại trong vườn, từ đó có hướng canh tác và xử lý phù hợp, đảm bảo sức khoẻ, năng suất cây măng cụt và chất lượng trái thu hoạch.