Mãng cầu bị khô trái do nguyên nhân nào và Cách phòng trị
Kích thước chữ
Mãng cầu bị khô trái là một trong những nguyên nhân chính gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất thu hoạch và chất lượng của vườn mãng cầu. Loại bệnh này xuất hiện do nhiều nguyên nhân như: do nấm bệnh, do điều kiện thời tiết, do kỹ thuật canh tác,… Bà con cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm các triệu chứng của bệnh hại và sử dụng đúng loại thuốc thì sẽ giúp hạn chế được tình trạng lây lan, giúp bảo vệ vườn mãng cầu khỏe mạnh, giảm thiểu những thiệt hại do nấm bệnh gây ra. Mời quý bà con cùng Sinh Học AQ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về loại bệnh hại này nhé.
Tìm hiểu tổng quan về hiện tượng mãng cầu bị khô trái
Mãng cầu na là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, có thời gian thu hoạch nhanh, cho lợi ích kinh tế cao, nên được nhiều bà con trồng tại nhiều khu vực khác nhau trên cả nước (chủ yếu ở các tỉnh trung du và miền núi).
Trong quá trình canh tác và chăm sóc, bà con nhà vườn thường gặp phải một số loại bệnh hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản. Một trong những loại bệnh hại nghiêm trọng nhất đó là bệnh khô đen trái mãng cầu hay còn gọi là mãng cầu điếc.
Nguyên nhân khiến mãng cầu bị khô trái
Bệnh khô trái ở cây mãng cầu do loại nấm có tên khoa học là Lasiodilodia thobromae gây ra. Loại bệnh hại này gây hại trên cây mãng cầu trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, kể cả giai đoạn khi cây na bước vào giai đoạn rụng lá mùa đông (trong thời kỳ này nấm bệnh sẽ gây hại trên các cành nhỏ và cành tăm).
Nấm gây bệnh mãng cầu bị khô trái phát triển mạnh trong điều kiện nào?
▶️ Nấm gây bệnh khô đen quả mãng cầu rất thích môi trường ẩm ướt, chúng thường tồn tại trong các tàn dư của lá và trái bị bệnh, nấm bệnh lây lan nhanh chóng bởi gió, mưa, chúng thường xuất hiện trong khoảng nhiệt độ từ 23 – 24 độ C.
▶️ Tại các vườn trồng được canh tác dày đặc và bị khô hạn nặng, thì nấm bệnh thường phát sinh gây hại nặng hơn. Khi thời tiết nắng mưa xen kẽ thì sẽ là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh phát sinh gây hại.
▶️ Bệnh khô quả cây mãng cầu thường phát sinh và gây hại nặng trong vụ hè thu từ tháng 6 – tháng 8 dương lịch.
▶️ Ngoài ra, những vườn mãng cầu không được chăm sóc đúng cách như bón phân thiếu cân đối, dư thừa đạm, đất không được cải tạo sau mỗi mùa vụ,… cũng sẽ giúp cho nấm bệnh sinh sôi và phát triển ngày càng nhiều hơn trong vườn.
Nhận biết mãng cầu bị khô trái qua những dấu hiệu nào?
Để nhận biết cây mãng cầu khô trái thì bà con có thể nhận biết thông qua trên chồi non, trên quả, trên lá và trên hoa, các triệu chứng được biểu hiện rõ như sau:
Trên chồi non của cây mãng cầu
➡️ Trên chồi non của mãng cầu sẽ có những vết bệnh ở dạng thấm nước, sau đó chuyển sang màu nâu tối.
➡️ Khi trời nắng lên thì các chồi non sẽ bị chết khô, trời mưa thì bị thối đi. Càng về sau thì vết bệnh có thể lây lan xuống dưới làm khô cành.
Trên quả mãng cầu
➡️ Trên quả mãng cầu sẽ xuất hiện những đốm bệnh nâu đen trên vỏ trái, vết bệnh hơi ướt, sau đó lan rộng dần ra, hình dạng không đồng đều, từ màu nâu sẫm dần chuyển sang màu đen.
➡️ Những quả non nhiễm bệnh thì bị khô đen và rụng đi, quả lớn có thể bị khô đen một phần.
Trên lá cây mãng cầu
➡️ Những lá non sẽ dễ mẫn cảm và nhiễm bệnh hơn so với những lá già, trên lá sẽ xuất hiện những đốm màu nâu và đặc trưng của nấm bệnh là những vòng đen đồng tâm.
➡️ Vết bệnh trên lá sẽ có những chấm đen nhỏ, đây chính là ổ bào tử của nấm bệnh. Những vết bệnh liên kết lại với nhau làm lá mãng cầu bị cháy khô từng mảng.
Trên hoa của cây mãng cầu
➡️ Khi nấm bệnh tấn công thì nhánh hoa sẽ xuất hiện màu đen, các dưỡng chất bị mất đi hoàn toàn. Do đó nhánh hoa sẽ có màu nâu khô và bị rụng nhiều đi, không thể thụ phấn và ra trái được.
Tác hại khi không phát hiện và xử lý sớm bệnh mãng cầu bị khô trái
❌ Khi bị nấm bệnh tấn công thì quả na sẽ bị rụng sớm, gây ảnh hưởng lớn năng suất thu hoạch của bà con. Những quả khỏe mạnh còn lại trên cây sẽ có kích thước nhỏ, hình dạng xấu xí, chất lượng kém, không đạt chuẩn chất lượng để mang ra thị trường tiêu thụ.
❌ Nếu nấm bệnh không được kiểm soát kịp thời thì nấm bệnh sẽ lây lan nhanh chóng sang các cây trồng khác. Trong điều kiện thuận lợi thì nấm bệnh có thể phát triển thành dịch, gây hại nghiêm trọng đến toàn bộ vườn trồng.
❌ Nếu bệnh kéo dài thì có thể làm cây bị suy yếu, làm giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, nếu không phòng trừ sớm thì cây có thể chết, rút ngắn tuổi thọ kinh tế của vườn cây.
Kỹ thuật canh tác phòng trừ mãng cầu bị khô trái
✅ Bà con cần lựa chọn những giống mãng cầu khỏe mạnh, từ các vườn ươm uy tín để đảm bảo khả năng đậu quả sai trĩu, ít bị sâu bệnh gây hại.
✅ Khi canh tác, bà con nên trồng với mật độ vừa phải, không trồng quá dày, bởi sẽ dễ khiến cho nấm bệnh sinh sôi và phát triển.
✅ Sau mỗi mùa thu hoạch, khi cây na bắt đầu vào thời kỳ rụng lá mùa đông, thì bà con cần cắt cành, tạo tán để cho cây na sinh trưởng thuận lợi và hạn chế các loại sâu bệnh gây hại.
✅ Thực hiện bón phân với liều lượng cân đối, tránh bón thừa đạm, nên ưu tiên bón tăng cường thêm lượng phân kali đối với những vườn đã từng bị khô quả trong những năm trước đó.
✅ Khi cây na bước vào giai đoạn ra hoa thì bà con cần phải thường xuyên theo dõi cây, khi lá và nụ hoa chớm có hiện tượng bị nhiễm bệnh thì bà con cần phun thuốc ngay cho cây.
Thuốc đặc trị mãng cầu bị khô trái Phy FusaCo, hiệu quả nhanh, an toàn cho cây
Để xử lý dứt điểm tình trạng mãng cầu bị khô quả, nhiều nhà vườn đã lựa chọn sử dụng dòng sản phẩm Phy FusaCo. Thành phần chính có trong sản phẩm Phy FusaCo là các vi sinh vật có lợi, thành phần hữu cơ nên có công dụng ức chế nấm bệnh nhanh chóng, hiệu quả lâu dài.
Thành phần của thuốc trị bệnh khô đen trái mãng cầu Phy FusaCo
✅ Vi sinh tổng số: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml
✅ Phy FusaCo được điều chế ra với công nghệ kết hợp với các chủng nấm đối kháng Chaetomium và Trichoderma cùng với các hoạt chất Enzyme.
Công dụng của thuốc trị bệnh khô đen trái mãng cầu Phy FusaCo
✅ Hỗ trợ xử lý nhanh chóng tình trạng mãng cầu bị khô quả.
✅ Hỗ trợ tăng tính kháng khuẩn cho cây mãng cầu, giúp cây chống chịu tốt trước nấm bệnh và điều kiện thời tiết bất lợi.
✅ Phy FusaCo mang đến hiệu quả phòng trừ nấm bệnh nhanh chóng, thời gian lâu dài và phổ tác động rộng.
✅ Hỗ trợ nâng cao chất lượng nông sản, an toàn, không gây độc hại cho người tiêu dùng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh khô đen trái mãng cầu Phy FusaCo
✅ Để trị bệnh khô quả cây mãng cầu: Sử dụng 250ml thuốc Phy FusaCo hòa lẫn với 400 – 600 lít nước sạch, phun tưới đều trên toàn cây hoặc tưới trực tiếp vào gốc cây, cách nhau từ 5 – 7 ngày/lần.
✅ Để phòng cây mãng cầu khô trái: Sử dụng 250ml thuốc Phy FusaCo hòa lẫn với 800 – 1000 lít nước sạch, phun tưới đều trên toàn cây hoặc tưới trực tiếp vào gốc cây, sử dụng thuốc định kỳ từ 15 – 30 ngày/lần.
Những lưu ý khi dùng thuốc trị bệnh khô đen trái mãng cầu Phy FusaCo
✅ Nếu muốn trộn chung Phy FusaCo với các loại thuốc BVTV khác thì cần hỏi ý kiến của các kỹ sư nông nghiệp.
✅ Cần bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời và độ ẩm cao.
✅ Khi sử dụng còn dư sản phẩm thì bà con cần đậy kín nắp chai, tránh để thuốc chảy ra ngoài làm lãng phí và ảnh hưởng đến sức khỏe người xung quanh.
✅ Trước khi sử dụng thì cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và kiểm tra hạn sử dụng của thuốc, không sử dụng khi thuốc đã hết hạn.
Trên đây là những thông tin quan trọng mà bà con cần nắm rõ về hiện tượng mãng cầu bị khô trái. Đồng thời bài viết cũng đã chia sẻ đến bà con về các biện pháp canh tác và cách sử dụng thuốc sinh học để xử lý dứt điểm nấm bệnh. Hy vọng bà con sẽ có thêm kinh nghiệm để phục hồi vườn mãng cầu tốt nhất, giúp cây phát triển khỏe mạnh để có một mùa vụ bội thu. Nếu còn những vấn đề thắc mắc hay có nhu cầu mua thuốc Phy FusaCo thì vui lòng liên hệ trực tiếp đến số Hotline: 0932 690 312 – 028 8889 7322 – 0981 355 180 để được tư vấn và báo giá nhé.