Cách phòng trừ lan bị úng nước hiệu quả nhanh & Nguyên nhân

Cách phòng trừ lan bị úng nước hiệu quả nhanh & Nguyên nhân

26/03/2024

Kích thước chữ

Lan bị úng nước là hiện tượng thường thấy trong vườn của bà con nông dân. Hiện tượng này khiến cho cây bị suy yếu và thậm chí có thể chết. Cùng AQ tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý tình trạng úng nước ở hoa lan qua bài viết sau đây.

Tìm hiểu về tình trạng lan bị úng nước

Lan bị úng nước: Nguyên nhân và cách khắc phục
Hiện tượng xảy ra khi nước xung quanh rễ hoa lan bị ngập úng nước

Úng nước ở cây hoa lan là một trong những tình trạng mà các nhà vườn hay người chơi lan thường xuyên gặp phải. Đây là hiện tượng xảy ra khi nước xung quanh rễ hoa lan bị ngập úng nước, nếu không kịp thời phát hiện và ngăn chặn sẽ dẫn tới tình trạng rễ chết.

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng lan bị úng nước

Lan bị úng nước: Nguyên nhân và cách khắc phục
Đất trồng không sạch là một trong nhiều lý do khiến cho lan bị úng nước

Vườn lan của bà con đang tươi tốt bỗng nhiên có một ngày đột nhiên bị úng nước thì do những nguyên nhân sau đây.

🔹Đất trồng không sạch: Việc bà con lựa chọn không đúng loại đất hay tiết kiệm đất từ mùa vụ trước lấy từ những luống hoa bị bệnh sẽ khiến cho đất trồng cây không được sạch. Do đó, việc lựa chọn đất trồng rất quan trọng khi trồng lan.

🔹Nồng độ phân bón trong đất quá cao: Nhiều bà con thấy lan chậm phát triển nghĩ rằng do thiếu chất nên bón phân thường xuyên. Ngược lại, điều này làm cho đất qua dư chất dẫn tới hiện tượng thối rễ, thối cành.

🔹Tưới nước quá nhiều: Hoa lan là loài cây thuộc họ xương rồng, do đó việc tưới nước không quá nhiều cây cũng có thể phát triển được. Ngược lại, tần suất tưới nước quá nhiều sẽ khiến rễ bị ngập úng nước.

Dấu hiệu nhận biết lan bị úng nước ban đầu ra sao?

Khi bà con trồng lan nhận thấy cây không phát triển hay chậm phát triển thì hãy khoan tiếp tục tưới nước vì có lẽ rễ bị úng khiến cho cây không thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó nên quan sát kỹ để nhận thấy những dấu hiệu lan bị úng nước.

🔹Lá lan bị vàng: Lá cây bị vàng là một trong những dấu hiệu lan bị úng nước đặc trưng. Lúc này lá cây lan sẽ trở nên nhợt nhàng và đôi khi xuất hiện những vết đốm đen, điều này cho thấy rễ đang bị ngập nước.

🔹Lá rủ xuống hoặc khô héo: Mặc dù lá rũ xuống là do cây bị thiếu hoặc thừa nước. Nhưng trong trường hợp bị úng nước lá sẽ bị mềm và cây tăng trưởng kém do thiếu oxy đến rễ.

🔹Thối rễ: Dấu hiệu đặc trưng khác của lan khi bị úng nước là rễ của chúng sẽ bị thối. Khi cây phát triển khỏe mạnh thì rễ sẽ trắng, xanh và khỏe còn khi bị úng nước thì rễ sẽ có màu đen, bị nhũn và mùi hôi. Có thể lây lan sang toàn cây.

🔹Phát triển của nấm mốc: Độ ẩm cao của đất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Do đó, nếu bà con phát hiện nấm mốc xung quanh cây thì điều này cho thấy rễ đang bị ngập úng.

🔹Thiếu phát triển của cây: Những cây lan khỏe mạnh khi phát triển sẽ cho ra những chồi, cành non mới. Tuy nhiên, khi lan của bà con bị rơi vào tình trạng úng nước thì khó có thể cho ra những chồi, cành non mới.

🔹Mùi hôi: Mùi hôi nồng nặc khó chịu từ rễ sẽ cho thấy lan bị ngập úng nước một cách nặng nề.

Lan bị úng nước gây ra những tác hại gì?

Dấu hiệu lan bị úng nước sẽ cho thấy cây không thể phát triển khỏe mạnh, những trồi hay đọt non mới sẽ không thể nảy nở. 90% lan bị ngập úng nước sẽ dẫn tới tình trạng chết cây vì rễ không thể thụ oxy để tổng hợp năng lượng để nuôi sống cây.

Chất carbon dioxide sẽ được cây tống ra ngoài qua rễ trong quá trình trao đổi chất. Do đó, khí tưới quá nhiều nước sẽ khiến cho rễ bị bị ngập úng làm ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất tạo ra sự thiếu oxy và dư đọng carbon dioxide dẫn tới rễ bị thối, vàng lá, cây kém phát triển rồi chết.

Hướng dẫn cách xử lý lan bị úng nước hiệu quả nhanh

Lan bị úng nước: Nguyên nhân và cách khắc phục
Độ ẩm cao quá mức trong đất sẽ khiến cho vườn dễ dàng bị ngập úng. Vì thế, bà con nên thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất

Hiểu được những hậu quả nghiêm trọng mà rễ bị ngập nước, Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sẽ bật mí cho bà con cách chữa lan bị úng nước sau đây.

Điều chỉnh lượng nước tưới cho hoa lan

Để tránh lan bị ngập úng thì bà con không nên tưới cây với tần suất quá thường xuyên. Nên cách nhau định kỳ tưới, nên để cho vườn hơi khô trước mỗi lần tưới. Tần suất tưới sẽ tùy thuộc vào loại cây, độ rộng của vườn,…

Nâng cấp hệ thống thoát nước cho vườn lan

Việc thoát nước thích hợp rất là quan trọng đối với cây lan nhất là những vườn trồng có diện tích lớn. Hệ thống thoát nước sẽ giúp cho vườn không bị ở tình trạng ngập úng. Bà con có thể gọi đến số điện thoại 0932 690 312 – 028 8889 7322 để được kỹ sư tư vấn thêm.

Tăng độ lưu thông không khí trong vườn lan

Lan phát triển mạnh trong môi trường có độ lưu thông tốt, cung cấp độ thông thoáng sẽ giúp cây lớn mạnh và tránh tình trạng ngập nước. Do đó, bà con nên cân nhắc khoảng cách giữa mỗi cây lan để giúp vườn phát triển.

Theo dõi độ ẩm trong đất trồng lan

Độ ẩm cao quá mức trong đất sẽ khiến cho vườn dễ dàng bị ngập úng. Vì thế, bà con nên thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất và kịp thời đưa ra những phương án xử lý thích hợp.

Kiểm soát mức độ ánh sáng

Đối với người trồng lan trong chậu thì bà con nên kiểm soát ánh nắng cho cây. Nên đặt chậu ở những nơi có đầy đủ ánh sáng để cây có nhận được. Tuy nhiên, nhiều ánh nắng sẽ khiến cây bị khô do đó bà con nên kiểm soát để tránh hậu quả xấu đến cây.

Thay chậu mới cho lan

Nếu bà con nghi ngờ thấy cây có tình trạng bị ngập úng thì nên chuyển lan sang chậu khác. Khi chuyển thì nên cẩn thận và cắt bỏ phần rễ đã bị thối rồi trồng qua chậu mới.

Không tưới nước vào buổi trưa cho cây lan

Nhiệt độ cao nhất trong ngày là vào buổi trưa. Việc tưới nước vào khoảng thời gian này sẽ làm cho cây bị cháy lá dẫn tới việc bị nhiễm bệnh và ngập úng phần rễ. Nên tưới cây vào lúc sáng sớm trong ngày.

Hy vọng, lan bị úng nước sẽ không còn là vấn đề với bà con nông dân khi đã hiểu rõ về nguyên nhân, triệu chứng cũng như là biện pháp phòng ngừa hiện tượng ngập úng này. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào cần giải đáp thì hãy gọi ngay đến số điện thoại: 0932 690 312 – 028 8889 7322 để được kỹ sư tư vấn nhanh nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *