Phòng trị hoa hồng bị khô thân mau xanh tốt và Nguyên nhân
Kích thước chữ
Hoa hồng bị khô thân có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến sự suy yếu của cây trồng, đặc biệt xảy ra nghiêm trọng trong mùa mưa. Nếu không phòng trị kịp thời, vườn hoa dễ lây lan mầm bệnh và gây thiệt hại giá trị kinh tế của cây trồng.
Vậy tại sao hoa hồng lại bị khô thân? Làm thế nào để khắc phục tình trạng này? Phương pháp chăm sóc cho cây hoa hồng xanh tốt, dày lá đứng cây ra hoa rực rỡ như thế nào? Bà con hãy cùng tham khảo các thông tin chi tiết qua bài viết dưới đây từ AQ để hiểu rõ hơn về bệnh khô thân ở cây hoa hồng nhé.
Tìm hiểu về cây hoa hồng bị khô thân
Hoa hồng bị khô thân khiến cây bị yếu dần, kém phát triển và ảnh hưởng đến sự nở hoa. Để phòng ngừa tình trạng khô thân hoa hồng, việc quan trọng là cần tìm ra các nguyên nhân gây bệnh từ đó áp dụng biện pháp xử lý phù hợp. Tìm hiểu chi tiết hơn các nội dung bên dưới để nhà vườn trang bị các kỹ thuật canh tác vườn hoa hồng hiệu quả nhất.
Nguyên nhân dẫn đến cây hoa hồng bị khô thân
Bệnh khô thân hoa hồng diễn ra nghiêm trọng nhất là trong mùa mưa với các nguyên nhân phổ biến như sau:
Bệnh do nấm tấn công
Hoa hồng dễ mắc phải các loại bệnh do nấm khuẩn gây ra, chúng thường tấn công cây hoa thông qua những vết thương khi cắt ghép, tỉa cành, hoặc côn trùng gây hại. Khi bị nhiễm bệnh, các tế bào ở thân cây dần bị phá hủy, khiến cây suy yếu và dễ bị hư hại.
Thiếu nước
Hoa hồng cần được cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng để phát triển. Nếu cây bị thiếu nước trong thời gian dài, lá non sẽ bị héo rũ, thân cây bị khô cằn và dễ héo. Đặc biệt trong mùa hè nắng nóng, hoa hồng cần được tưới nước thường xuyên hơn để giữ ẩm cho đất và thân cây.
Thời tiết khô hạn, nắng nóng kéo dài hoặc lạnh quá mức cũng ảnh hưởng đến hoa hồng, khiến cây khó duy trì độ ẩm và chất dinh dưỡng trong thân cây.
Côn trùng gây hại
Các loại côn trùng như rệp, nhện đỏ hay sâu ăn lá cũng là nguyên nhân làm hoa hồng bị khô thân. Chúng hút nhựa cây hoặc ăn lá, làm giảm khả năng quang hợp và khiến thân cây mất nước, dần khô và yếu đi.
Dấu hiệu ban đầu của cây hoa hồng bị khô thân
Khi vườn hoa hồng bị khô cành, khô thân do nấm bệnh tấn công, thường xuất hiện các dấu hiệu như sau:
- Các vết bệnh đầu tiên vàng nâu xuất hiện trên thân trong hình dạng đốm nhỏ, phát triển thành trong thân thành những mảng dài.
- Nấm lan ra bên ngoài vỏ cây hoa hồng, khiến cho thân chuyển từ màu xanh sang màu đen.
- Phần lá trên cành bị nhiễm nấm bệnh có dấu hiệu héo rũ, khô và chết dần. Nếu không xử lý kịp thời, nấm sẽ lan ra toàn bộ cây, có thể dẫn đến chết cây.
Tác hại do không sớm xử lý tình trạng hoa hồng bị khô thân
Nấm bệnh gây tình trạng khô cành, khô thân tấn công vào mạch dẫn của cây, làm chậm quá trình vận chuyển chất dinh dưỡng, khiến cành cây khô và chết dần. Nếu cây bị nhiễm bệnh khi còn non, nấm có thể khiến cây yếu, còi cọc và thậm chí là chết cây.
Thời tiết mưa nhiều và gió to tạo điều kiện cho nấm bệnh lan truyền nhanh chóng. Nếu không xử lý kịp thời, bệnh có thể lây sang cả những cây khỏe mạnh lân cận.
Hướng dẫn cách phòng trị cây hoa hồng bị khô thân
Khô thân ở cây hoa hồng là tình trạng thường gặp và bà con hoàn toàn có thể khắc phục kịp thời cũng như áp dụng các biện pháp chăm sóc đúng cách như cung cấp đủ nước, dinh dưỡng và kiểm soát côn trùng, bệnh hại. Điều này sẽ giúp cây hoa hồng luôn khỏe mạnh, xanh tốt và nở hoa rực rỡ quanh năm cụ thể như sau:
🔶 Trồng cây hoa hồng trên giá thể thoát nước tốt, tơi xốp, giúp tránh hiện tượng ngập úng rễ vào mùa mưa.
🔶 Để cây ở nơi thoáng mát, nhận được nguồn ánh nắng mặt trời giúp cây khỏe mạnh hơn và tiêu diệt nấm khuẩn.
🔶 Tránh tưới quá nhiều nước gây ứ đọng, chỉ nên tưới đủ ẩm để cây phát triển. Nên tưới vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn để tránh làm cây mất nước do bốc hơi nhanh.
🔶 Bón phân định kỳ giúp cây hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết. Bón phân đều đặn nhưng tránh bón quá nhiều vì lượng phân dư thừa mà cây chưa hấp thụ hết có thể làm tổn thương bộ rễ và tạo điều kiện cho nấm phát triển.
🔶 Thường xuyên kiểm tra vườn cây để sớm phát hiện các dấu hiệu của bệnh, cắt tỉa, thu gom và tiêu hủy các bộ phận bị nhiễm bệnh ra khỏi vườn nhà.
🔶 Vệ sinh thường xuyên và cắt tỉa đúng kỹ thuật giúp ngăn ngừa bệnh. Sau khi cắt tỉa, cần khử trùng dụng cụ bằng cồn hoặc nước sôi để tiêu diệt nấm khuẩn.
Thuốc phòng trị cây hoa hồng bị khô thân do nấm khuẩn Phy FusaCo
Trong quá trình gieo trồng, chăm sóc hoa hồng gặp tình trạng khô cành, khô thân ảnh hưởng xấu đến giá trị thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế của cây hoa. Để khắc phục bệnh do nấm khuẩn, AQ đã nghiên cứu và sản xuất sản phẩm sinh học Phy FusaCo.
Đây là dòng sản phẩm áp dụng cho quá trình phòng trị bệnh khô thân cây hoa hồng thư cũng như các tình trạng bệnh do nấm, vi khuẩn tấn công ở vườn cây với các thông tin sử dụng như sau:
Thành phần thuốc trị bệnh khô thân hoa hồng Phy FusaCo
Thành phần vi sinh tổng số trong Phy FusaCo gồm các loại Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5×10^8 CFU/ml.
Phy FusaCo được sản xuất trên công nghệ kết hợp bào tử gốc từ các chủng nấm đối kháng Chaetomium và Trichoderma, cùng với hoạt chất Enzym ngoại bào – hoạt chất kháng sinh sinh học, Nano chitosan.
Công dụng thuốc trị bệnh khô thân hoa hồng Phy FusaCo
- Phòng trừ bệnh gây ra bởi nấm Collectotricum, Fusarium, Phytopthora…. như thán thư, thối nhũn, thối thân, thối gốc, chết dây, nứt thân, xì mủ, ghẻ loét, sương mai…
- Tăng tính kháng cho cây trồng đối với các loại nấm bệnh hại như nấm hồng, ghẻ sẹo, sương mai, loét vi khuẩn, héo rũ, đốm lá.
- Hỗ trợ tăng hệ miễn dịch cho cây hiệu lực nhanh chóng, thời gian dài, phổ tác động rộng.
- Đồng thời bổ sung vi sinh từ Phy FusaCo giúp nâng cao chất lượng nông sản an toàn không độc hại.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh khô thân hoa hồng Phy FusaCo
- Phun trị khô thân ở cây hoa hồng: Pha chai Phy FusaCo 250ml cùng 400-600 lít nước. Bà con phun kỹ lá, cành, thân và vùng dưới gốc của cây hoa đang bị bệnh cách nhau 5-7 ngày/lần.
- Phun phòng khô thân ở cây hoa hồng: Pha chai Phy FusaCo cùng với khoảng 800-1000 lít nước phun định kỳ 15-30 ngày/lần.
Trên đây là thông tin chi tiết về nguyên nhân, biểu hiện cũng như các biện pháp phòng trị khi hoa hồng bị khô thân cùng sản phẩm sinh học Phy FusaCo từ AQ. Đội ngũ kỹ sư từ AQ luôn đồng hành với bà con suốt quá trình canh tác, với các giải pháp sinh học cho mùa vụ đạt năng suất cao.