Cách làm đất trồng dâu tây giàu dưỡng chất, sạch mầm bệnh
Kích thước chữ
Đất trồng dâu tây là yếu tố ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây dâu tây. Đất trồng giàu dinh dưỡng sẽ giúp thu hoạch được những trái dâu tây đỏ mọng với kích thước lớn, từ đó năng suất tăng cao, đạt sản lượng.
Để tìm hiểu chi tiết cách xử lý đất trồng, loại đất nào phù hợp với cây dâu tây và một số chú ý khi lựa chọn đất, tất cả các thông tin đều có trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu về đất trồng dâu tây
Đất trồng dâu tây góp phần rất quan trọng trong sự phát triển, sinh trưởng của dâu tây, là nhân tố giúp tích trữ năng lượng, sản sinh nhiều chất dinh dưỡng, vi sinh có lợi tốt cho cây. Chính vì vậy, việc làm đất cho dâu tây là điều cần thực hiện để gia tăng năng suất và sản lượng cho trái.
Các loại đất trồng dâu tây thích hợp
Dâu tây có thể trồng ở nhiều loại đất khác nhau, tuy nhiên không phải là tất cả đều là phù hợp. Dưới đây là một số loại đất phổ biến mà dâu tây thích hợp để trồng:
🔶Đất hữu cơ: Đây là loại đất sạch, giữ được ẩm, giàu chất dinh dưỡng, loại này có thể trộn thêm với phân bón hữu cơ như phân chuồng đã ủ hoai, phân trùn quế để cung cấp thêm năng lượng cho cây.
🔶Đất tribat: Loại đất này thường được dùng để trồng rau sạch, có kết cấu tơi xốp, không vón cục, thoát nước tốt nên rất thích hợp để trồng dâu tây.
🔶Đất trộn: Được trộn từ các nguyên vật liệu như trấu, rơm, xơ dừa, lá khô hoặc đá Perlite.
🔶Đất pha: Đây là hỗn hợp của đất cát, đất sét, chất hữu cơ, có độ pH phù hợp, tơi xốp và có đủ chất dinh dưỡng là loại đất tốt trồng dâu tây.
🔶Ngoài những loại đất trên thì đất sét và đất vẫn có thể trồng được. Đất sét hạt nhỏ, giúp giữ ẩm và dinh dưỡng, nhược điểm là khó thoát nước và dễ vón cục. Còn đối với đất cát, là những loại hạt to, thoát nước tốt nhưng khó giữ ẩm và ít dinh dưỡng.
Những lưu ý khi chọn đất trồng cây dâu tây
Một số lưu ý khi lựa chọn đất trồng dâu tây như sau:
🔶Nên chọn những loại đất có độ pH dao động từ 5.3 – 6.5, độ chua vừa phải.
🔶Độ ẩm đất phải ở khoảng 60 – 80%, giữ ẩm và thoát nước tốt.
🔶Độ tơi xốp từ 40 – 80%, không vón cục, thoáng khí.
🔶Lựa chọn những loại đất có hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cho cây dâu tây gồm một số nguyên tố đại và vi lượng như: Nitơ, canxi, photpho, lưu huỳnh, magie, kali, đồng, boron, sắt, kẽm, molypden.
Tại sao phải làm đất trồng dâu tây?
Khi thực hiện làm đất trồng dâu tây mang lại nhiều lợi ích tốt, gia tăng sự sinh trưởng và phát triển của cây.
✅Chất lượng đất được cải thiện: Tăng cường khả năng thoát nước, màu mỡ, tơi xốp hơn, cung cấp đủ chất dinh dưỡng.
✅Năng cao sức khỏe của cây: Tăng cường sức đề kháng, chống chịu tốt khi các tác nhân tấn công từ nấm bệnh, sâu côn trùng. Bộ rễ chắc khỏe, bám chắc sâu dưới lòng đất, ra nhiều rễ tơ để hấp thụ dinh dưỡng và nước.
✅Chất lượng quả đạt tiêu chuẩn: Khi cây đã được cung cấp đủ các chất cần thiết, chất lượng quả cũng được năng cao vượt trội, trái đạt chuẩn và không sâu bệnh.
✅Giảm sâu bệnh: Hạn chế bị nhiễm nấm, khuẩn, sâu, côn trùng gây hại làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng của cây.
Thời điểm thích hợp để xử lý đất trồng dâu tây
🔶Việc xử lý đất trước khi trồng dâu tây bà con cần phải thực hiện trước khi trồng 1 – 2 tháng, để tạo môi trường sống tốt cho cây, từ đó thúc đẩy sự sinh trưởng và phát triển của cây.
🔶Làm đất trồng khi cây có dấu hiệu yếu dần đi, phát triển kém, đã bị nhiễm bệnh, đất bị biến đổi màu sắc, nhiễm mặn, phèn, khó thoát nước, không đủ ẩm, mất độ tơi xốp,…
🔶Việc xử lý đất trồng còn được thực hiện sau mỗi đợt thu hoạch xong, cần thay đất mới cho cây vì lượng đất được trồng dâu tây đã bị hút cạn, điều này giúp cây duy trì sự sống, cung cấp lượng dinh dưỡng mới cho cây phát triển.
Hướng dẫn nhanh quy trình xử lý đất trồng dâu tây
Kỹ thuật làm đất trồng dâu tây được quy gọn các bước như sau:
✅Nguyên vật liệu, dụng cụ để chuẩn bị làm đất trồng.
✅Dọn vườn, khử khuẩn, loại bỏ cỏ dại, tàn dư thực vật.
✅Quy trình thực hiện xử lý đất theo từng cách.
✅Hướng chăm sóc sau khi gieo trồng dâu tây.
Hướng dẫn chi tiết quy trình xử lý đất trồng dâu tây
Cách trộn đất trồng dâu tây gồm nhiều phương pháp khác nhau, nội dung chi tiết từng cách sẽ được trình bày dưới đây:
🔶Bước 1: Chuẩn bị một số nguyên liệu cần thiết để làm đất trồng
- Với cách làm đất trồng dâu tây bằng đá Perlite cần chuẩn bị: trấu tươi, xơ dừa nên ngâm với nước để loại bỏ chất chát làm còi cọc cây và đá perlite.
- Làm đất trồng bằng đất thịt nhẹ: Đất thịt, xơ dừa đã ngâm loại bỏ chát, phân bò đã ủ hoai mục
- Làm đất bằng phân trùn quế: Đất thịt nhẹ đã được xử lý sạch mầm bệnh, trấu và phân bò đã ủ hoai mục và đặc biệt là phân trùn quế.
🔶Bước 2: Làm sạch khu vực trồng dâu tây, nếu trồng thẳng xuống vườn bà con cần loại bỏ cỏ dại, thu gom tàn dư, khử khuẩn đất trồng mới tiến hành xử lý đất trước khi trồng dâu tây.
🔶Bước 3: Thực hiện kỹ thuật làm đất trồng dâu tây theo từng cách
- Làm đất trồng bằng đá Perlite: Trộn đất và loại đá này theo tỷ lệ 1:1 hoặc 2:1, sau đó mới vào chậu và gieo hạt để trồng.
- Cách trộn đất trồng dâu tây bằng trấu và xơ dừa: Trộn trấu, xơ dừa và đất thịt nhẹ theo tỉ lệ 1:2:2 hoặc 1:1:1 và tiến hành hành cho vào chậu và gieo trồng.
- Làm đất trồng cây dâu tây bằng phân bò, phân trùn quế: Với phương pháp này bà con cần ủ đất, phân bò hoai mục, phân trùn quế cùng với hỗn hợp Padave Cha (tiêu diệt tuyến trùng) + BioSoil (hạ phèn, khử mặn, đất tái tạo tốt) pha vào 800 lít nước. Tưới đẫm hỗn hợp vào đất trộn hai loại phân trên và bắt đầu ủ, sau 15 – 20 ngày bà con xới đất trộn lên để thoáng khí, có thể thêm xơ dừa vào để giúp đất được tơi xốp hơn rồi mới tiến hành gieo trồng.
🔶Bước 4: Cung cấp dinh dưỡng sau gieo trồng
Tưới hỗn hợp Padave Cha + ViHaf (cải tạo đất tốt, bảo vệ bộ rễ, cây xanh lá, bung đọt) khi cây đã trồng được 3 ngày. Kết hợp phun thêm Vi Amen giúp tăng tính kháng bệnh, sản sinh nhiều vi sinh có lợi, cung cấp nguồn dinh dưỡng vượt trội cho cây phát triển và khỏe mạnh.
Kết hợp sản phẩm sinh học hỗ trợ chăm sóc đất trồng dâu tây
Để duy trì dinh dưỡng, các chất tích lũy trong đất trồng giúp cây trồng luôn xanh tốt, khỏe mạnh, sinh trưởng mạnh, sau khi trồng bà con cần áp dụng một số biện pháp như sau:
✅Kiểm tra tình trạng đất trồng, những dấu hiệu trên cây thường xuyên để nhanh chóng tìm hướng xử lý như: Nồng độ pH, độ vón dính, độ tơi xốp, độ mềm, màu sắc của đất,…
✅Bổ sung thêm phân bón theo từng đợt, giúp cây không bị thiếu hụt chất, cung cấp dinh dưỡng để nuôi trái.
✅Duy trì độ ẩm lý tưởng cho đất bà con có thể tham khảo phương pháp tưới nhỏ giọt tại vườn dâu tây, giúp cây luôn được cung cấp lượng nước ổn định, hạn chế tình trạng úng chết cây.
✅Phòng trừ nấm bệnh, sâu côn trùng trong lòng đất gây nhiễm bệnh và làm hại cây ảnh hưởng đến sinh trưởng và năng suất của cây.
✅Cần hạn chế sử dụng thuốc BVTV, phân bón hóa học thường xuyên vì sẽ khiến đất trồng bị thoái hóa, bạc màu đất, vi sinh chết dần làm ảnh hưởng đến tài nguyên đất và cây trồng.
✅Chú ý thay đất cho dâu tây nếu như trồng trong chậu vì sau một thời gian cây sẽ hút hết chất dinh dưỡng, để duy trì sự sinh trưởng của cây bà con cần làm đất mới.
Phía trên là bài viết về đất trồng dâu tây gồm cách lựa đất phù hợp, hướng dẫn chi tiết các cách trộn đất hiệu quả, chính xác, an toàn. Bà con hãy thực hiện theo các cách làm đất trên để có được những cây dâu tây khỏe mạnh, ra nhiều trái, quả đạt chất lượng tiêu chuẩn.