Cách phòng trừ châu chấu hại lúa hiệu quả và an toàn cho cây
Kích thước chữ
Châu chấu hại lúa là một trong những lý do khiến cho lúa trong ruộng không thể phát triển, sinh trưởng tốt, năng suất kém làm cho bà con ngày đêm đau đầu. Cùng AQ nhận biết rõ về loại côn trùng gây hại này thông qua đặc điểm, vòng đời, triệu chứng của chúng qua bài viết sau đây.
Tổng quan về loài châu chấu hại lúa
Châu chấu gây hại ở cây lúa còn có tên gọi khác là hoàng trùng, thân dài 3 – 4cm, màu xanh khi nhỏ, màu vàng khi trưởng thành. Là loài côn trùng khiến bà con nông dân ngày đêm phải lo lắng vì những tác hại to lớn của chúng đối với ruộng lúa và khả năng bùng dịch châu chấu cao.
Vòng đời phát triển của châu chấu hại lúa
Vòng đời của châu chấu gây hại ở cây lúa thường sẽ diễn ra từ 200 – 210 ngày và được chia làm 3 giai đoạn: Trứng 15 – 21 ngày, giai đoạn sâu non – 100 ngày, giai đoạn châu chấu trưởng thành khoảng 3 tháng. Những con châu chấu cái sẽ sống lâu hơn những con đực.
Trứng: Những con châu chấu cái thường để trứng ở những nơi có đất ẩm, xốp, nhiều cỏ dại, nhiều ánh nắng và đặt biệt là trên nền đất cát pha. Trứng có hình ống hơi cong ở giữa, một đầu hơi to màu vàng đậm, ổ hình túi và được xếp xiên thành hai hàng. Mỗi ổ chứa 10 – 30 trứng trong thân và nếp gấp lúa.
Sâu non: Những con châu chấu non 6 tuổi có thân dài, màu xanh, râu sợi chỉ, phần đầu nhỏ hơn mảnh lưng ngực trước, mầm cánh kéo dài tới đốt thứ giữa bụng. Khi vừa mới nở, chúng đã bắt đầu gây hại cho ruộng lúa, khiến cây bị tổn thương nặng nề.
Châu chấu trưởng thành: Những con châu chấu cái trưởng thành thân sẽ dài hơn con đực, chúng có màu nâu bóng hoặc xanh vàng. Râu phần đầu sợi có 23 – 28 đốt, mắt kép. Góc dưới sau mảnh lưng đốt bụng có dạng gai. Có 4 răng ở dưới mép sau mảnh sinh dục, khoảng cách giữa các răng đều nhau.
Nhận biết châu chấu hại lúa xuất hiện qua dấu hiệu nào?
Vẻ ngoài của châu chấu khá tương quan với màu của lúa. Do đó, để nhận biết chúng bằng mắt thường rất khó khăn. Để nhận biết, bà con dùng đèn pin soi vào ruộng vào ban đêm, châu chấu có xu hướng bay vào nơi có ánh đèn tia tử ngoại hoặc ánh lửa sáng.
Ngoài ra khi đi xuống thăm ruộng, bà con sẽ không khó để bắt gặp những con châu chấu nhảy qua nhảy lại qua những cây lúa. Khi nhảy xuống nước thì chúng cũng có thể bơi.
Châu chấu hại lúa gây ra tác hại gì cho nhà vườn?
Những con châu chấu non và trưởng thành sẽ tấn công và gây hại đến hầu hết tất cả những giai đoạn phát triển của cây. Đe dọa đến sản lượng lúa có thể thu hoạch của ruộng.
Những ruộng lúa thường bị khuyết lá do bị châu chấu non và trưởng thành ăn. Mật độ châu chấu cao trong ruộng sẽ khiến lá lúa bị trụi hết, cây sinh trưởng kém do không thể tổng hợp chất dinh lục.
Sức khỏe cây lúa bị châu chấu gây hại sẽ ngày càng yếu đi, không còn sức đề kháng chống lại những mầm mống gây bệnh khác.
Nếu không kịp thời và phát hiện thì khả năng bùng phát dịch châu chấu là rất lớn, lây lan và làm ảnh hưởng đến những ruộng vườn lân cận.
Hướng dẫn cách phòng ngừa châu chấu hại lúa đơn giãn, hiệu quả
Nhằm hạn chế những hậu quả do châu chấu gây hại ở cây lúa mang lại, AQ đã tổng hợp một số biện pháp phòng trừ hiệu quả từ nhiều nguồn nhằm giúp ruộng lúa khỏe mạnh, không còn bị châu chấu tấn công và gây hại như sau:
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa châu chấu gây hại ở cây lúa
✅ Lựa chọn những giống lúa sạch bệnh. Có khả năng phát triển trước nhiều yếu tố bất lợi từ môi trường.
✅ Dọn sạch cỏ dại ở ven bờ và trong ruộng lúa. Đặc biệt, sơn bờ ruộng để hạn chế nơi sinh sống của loài châu chấu gây hại này.
✅ Thường xuyên thăm vườn và quan sát kỹ để ngăn ngừa kịp thời sự xâm hại của chúng đến lúa.
✅ Cung cấp những dưỡng chất dinh dưỡng cần thiết cho lúa phát triển khỏe mạnh.
✅ Nhổ bỏ những cây lúa yếu do bị châu chấu gây hại đi, để tránh tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm bệnh xâm nhập vào ruộng.
Sử dụng thuốc hóa học xử lý châu chấu gây hại ở cây lúa
Để phòng ngừa châu chấu hại cây lúa một cách nhanh chóng, hiệu quả cao, giảm khả năng nguy cơ bùng dịch thì bà con có thể sử dụng đến thuốc hóa học. Đặc tính mạnh của thuốc sẽ kiểm soát mức độ lây lan của loài sâu bọ này một cách hiệu quả nhất.
⚠️Cảnh báo: Bà con không nên sử dụng quá thường xuyên thuốc hóa học, vì lâu dài đặc tính mạnh có trong thuốc sẽ khiến lúa chết hàng loạt, đất đai trong vườn cạn chất dinh dưỡng, sức khỏe của người nông dân canh tác cũng bị xấu đi.
Thuốc phòng trừ châu chấu hại lúa Mebe Pa an toàn cho cây
Hiểu được nỗi bất an của bà con nông dân trước tình hình châu chấu gây hại ở cây lúa. AQ đã tham khảo từ nhiều nguồn và xin chia sẻ tới quý người nông dân thuốc trừ châu chấu hại lúa có hiệu quả cao, an toàn với môi trường.
Thành phần của thuốc trừ châu chấu gây hại ở cây lúa Mebe Pa
✅ 1×10^8 CFU/g: Bacillus Thuringiensis.
✅ 1×10^5 CFU/g: Metarhizium sp.
✅ 1×10^5 CFU/g: Beauveria sp.
✅ Các loại nấm xám – Nấm tím, Verticillium sp – Paecilomyces sp,…
Công dụng của thuốc trừ châu chấu gây hại ở cây lúa Mebe Pa
✅ Vi khuẩn Bt có trong thuốc sẽ sản sinh tạo tinh thể rồi gây độc cho châu chấu hại cây lúa.
✅ Nấm ký sinh có trong thuốc trừ châu chấu Mebe Pa sẽ ức chế và lây lan khiến cho trứng, sâu non và cả những con trưởng thành bị chết.
✅ NPV và hoạt chất sinh học sẽ tiêu diệt châu chấu hại cây lúa một cách nhanh chóng.
✅ Thuốc trừ châu chấu Mebe Pa hiệu quả cao và không làm chết những loài thiên địch đối nghịch với chúng.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trừ châu chấu gây hại ở cây lúa Mebe Pa
✅ Khi nhận thấy châu chấu xuất hiện trong ruộng: Thì bà con hòa 100g Mebe Pa cùng với 100 – 200 lít nước sạch. Tiếp đó, phun kỹ đều toàn bộ lá – thân – cành. Tùy vào mật độ châu chấu xuất hiện trong ruộng mà phun 3 – 5 ngày/lần.
✅ Phòng trừ cây lúa bị châu chấu gây hại: Hòa 100g Mebe Pa cùng 200 – 400 lít nước, tiếp đó phun kỹ đều thân, cành, lá. Sử dụng định kỳ 3 – 5 lần/ vụ (10 – 20 ngày/lần).
✅ Thuốc trừ châu chấu hại lúa có thể áp dụng cho kỹ thuật phun bằng máy bay.
Hy vọng, châu chấu hại lúa sẽ không còn là vấn đề khiến bà con nông dân phải đau đầu khi đã hiểu rõ hơn về đặc điểm, vòng đời, cách nhận biết chúng cũng như tìm ra phương pháp phòng ngừa hiệu quả nhất cho ruộng lúa nhà mình.