Bí quyết chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái hiệu quả

Bí quyết chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái hiệu quả

24/02/2023

Kích thước chữ

Chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái là thời kỳ quan trọng nhất khi trồng. Nếu áp dụng đúng kỹ thuật và chăm sóc tối ưu nhất, cây sẽ mang lại năng suất cao cho người dân. Bài viết hôm nay sẽ cho người dân biết chi tiết các công việc cần làm cho sầu riêng giai đoạn nuôi trái.

Tại sao phải chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái?

Sầu riêng đã và đang trở thành cây trồng chủ lực, mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nhà vườn. Tuy nhiên, để đạt được năng suất thu hoạch và chất lượng quả ra tốt nhất, việc chăm sóc sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Giai đoạn này, cây cần cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và nước để nuôi dưỡng hoa và trái non. Việc cung cấp đầy đủ, đúng liều lượng sẽ giúp cây phát triển mạnh mẽ, tránh hiện tượng cây bị còi cọc, rụng trái non, chai sượng múi từ đó nâng cao chất lượng và năng suất thu hoạch vườn sầu riêng

Vì vậy, bà con cần nắm vững các kỹ thuật chăm sóc sầu riêng giai đoạn trái non để bảo vệ chất lượng nông sản và tăng hiệu quả kinh tế nhé.

Hướng dẫn chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Bí quyết chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái hiệu quả
Kỹ thuật chăm sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái, cho trái to lớn đạt tiêu chuẩn chất lượng

Cung cấp nước trong giai đoạn chăm sóc sầu riêng nuôi trái

Khi vườn sầu riêng bắt đầu vào giai đoạn nuôi trái thì bà con cần cung cấp lượng nước vừa đủ cho cây trồng. Vì nếu thiếu nước thì cây sẽ suy yếu đi làm giảm năng suất và chất lượng thu hoạch sầu.

Còn nếu trong trường hợp cây đang thiếu nước mà gặp phải cơn mưa rào, mưa trái mùa đột ngột thì sẽ làm cây bị sốc và xảy ra hiện tượng rụng trái non. Bà con cần đảm bảo tưới nước đều đặn và có hệ thống thoát nước trong vườn, tránh để vườn bị ngập úng trong thời gian dài.

Bón phân chăm sóc sầu riêng nuôi trái

Bên cạnh cung cấp lượng nước đầy đủ thì việc bón phân và cung cấp chất dinh dưỡng cho cây vô cùng cần thiết, điều này giúp cây không bị suy yếu và giảm thiểu tình trạng rụng trái non.

Tuy nhiên, để đạt hiệu quả bà con cần thực hiện bón tùy vào mỗi giai đoạn sinh trưởng và phát triển của trái sầu riêng nhé. Bà con có thể chia ra 3 giai đoạn nhỏ để bón phân cho cây như sau:

  • Giai đoạn 1 (giai đoạn sau xổ nhụy): sử dụng phân bón NPK để tăng được độ phì của trái sầu riêng.
  • Giai đoạn 2 (giai đoạn trái 60 ngày tuổi): bón phân có hàm lượng đạm và kali cao để tạo màu xanh và bộ khung chắc chắn cho trái.
  • Giai đoạn 3 (giai đoạn trái 90 ngày tuổi): bà con cần sử dụng phân bón Kali để có thể chuyển hóa nhanh lượng lượng tinh, tăng phẩm chất và màu sắc của vỏ trái sầu riêng

Cắt tỉa cho cây sầu riêng trong giai đoạn nuôi quả

Việc cắt tỉa quả thường xuyên sẽ giúp cho quá trình phát triển của quả tốt hơn. Các thời điểm nên cắt quả mà người dân nên chú ý và thường xuyên khi kiểm tra vườn:

  • Cắt tỉa đợt 1: Khi quả phát triển được 3 – 4 tuần đầu, mỗi chùm nên có từ 6 – 8 quả/chùm. Nếu vượt quá số quả trên, người dân có thể tỉa bớt các quả có cuống nhỏ hoặc quả bị biến dạng nhiều.
  • Cắt tỉa đợt 2: Người dân tiếp tục kiểm tra và cắt tỉa bớt số lượng quả trong 2 tuần sau đợt 1. Số lượng quả nên để lại khoảng từ 3 – 4 quả/chùm.
  • Cắt tỉa đợt 3: Cuối cùng là đợt cắt tỉa các quả không thuộc tiêu chuẩn quy định của giống đã trồng. Mỗi chùm có thể giữa lại 2 – 3 quả để các chất dinh dưỡng có thể nuôi quả chất lượng hơn.

Qua các kỹ thuật cắt tỉa trên, người dân có thể thu về được năng suất và sản lượng cao hơn khi thu hoạch. Chính xác hơn, cây sẽ cho ra khoảng 70 – 120 trái/cây nếu chăm sóc sầu riêng nuôi trái tốt.

Chống sượng quả sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái

Trong giai đoạn nuôi dưỡng trái thì hiện tượng sượng trái thường xuất hiện trên vườn trồng. Việc này xảy ra khi lượng chất dinh dưỡng cung cấp cho cây bị mất cân bằng. Bà con cần thực hiện các phương pháp canh tác để loại bỏ hiện tượng sượng này này như sau:

Bổ sung thêm các trung vi lượng cho cây sầu riêng như:  Ca, S, Mg, Zn, Bo, Mo, Cu… để giúp cây quang hợp tốt hơn, nuôi dưỡng cơm, hạn chế tình trạng sượng trái.

Bà con cần xây dựng hệ thống thoáng nước để tránh làm cây bị thừa nước sẽ dễ gây ra tình trạng sượng trái hơn.

Những bệnh hại thường gặp khi chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Bí quyết chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái hiệu quả
Phòng trừ nhện đỏ, rầy trắng, bệnh nứt thân xì mủ và nhiều loài sâu, bệnh hại cây sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái

Bước vào giai đoạn nuôi quả, cây sầu riêng rất dễ bị các nấm bệnh, côn trùng chích hút gây hại như: bệnh nứt thân, xì mủ, thối trái, rầy phấn trắng, nhện đỏ,… Nếu việc chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái không đúng cách, mấm bệnh sẽ có cơ hội phát sinh lên cây nhanh hơn trên diện rộng gây ảnh hưởng đến sản lượng thu hoạch của bà con nông dân.

Bệnh nứt thân xì mủ, thối trái sầu riêng

Do nấm bệnh Phytophthora tấn công vào sầu riêng khi cây trong quá trình nuôi trái. Hậu quả của bệnh này làm cho trái giảm năng suất và chất lượng kém. Một số trái còn có hiện tượng thối thân do nấm bệnh gây ra. Nặng hơn cây sầu riêng sẽ dần bị khô và chết cây.

Rầy phấn trắng hại sầu riêng

Thông thường, loại sâu bệnh này thường sinh sống theo bầy tại các cành lá non. Sau thời gian phát triển, chúng sẽ tấn công lên là và làm cho cây sầu riêng kém phát triển. Trái sầu riêng cũng bị ảnh hưởng và cho ra quả có chất lượng kém.

Nhện đỏ hại sầu riêng

Một trong những tác nhân sâu bệnh gây hại nặng nhất cho trài sầu riêng vào các mùa khô hạn. Thời gian đầu, nhện đỏ sống tập trung chủ yếu ở vùng dưới lá. Chúng tấn công theo bầy đàn và làm mất khả năng quang hợp của cây.

Ngoài ra, còn rất nhiều loại bệnh hại khác xuất hiện trên cây sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái, bà con nên tìm hiểu và nắm kỹ dấu hiệu của các loại bệnh hại để có phương pháp phòng trừ đúng cách nhé.

Phương pháp chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái hiệu quả

Để phòng ngừa các tác nhân gây hại trên, các kỹ thuật canh tác vườn sầu riêng đóng một vai trò quan trọng cho việc chăm sóc. Người dân có thể tham khảo một số phương pháp canh tác vườn sầu riêng cơ bản dưới đây của chúng tôi. Đây là những thông tin được tổng hợp từ kinh nghiệm của người dân. Các phương pháp chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái là:

✅ Dọn dẹp vệ sinh khu vực vườn sầu riêng để gốc cây được thông thoáng và phát triển khỏe mạnh.

✅Cắt tỉa cỏ, cành lá bị khô hoặc chết để ngăn chặn sự lây lan của sâu bệnh tấn công.

✅ Thăm vườn sầu riêng thường xuyên và kiểm tra, đánh giá sức khỏe của cây sầu riêng. Đặc biệt là thời gian chăm sóc sầu riêng nuôi trái.

✅Thay thế phân bón hóa học sang sử dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ.

✅Tận dụng các nguồn côn trùng thiện dịch với các loài sâu bệnh hại cây.

✅ Thường xuyên kiểm tra độ pH của đất, nên giữ độ pH từ 6.0 – 6.5

Thuốc sinh học hỗ trợ chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Trong thời gian cây nuôi quả, có rất nhiều sản phẩm hỗ trợ người dân chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái. Tuy nhiên, để đảm bảo cho trái sầu ra đạt chuẩn chất lượng thì bà con cần có biện pháp canh tác, quan lý nấm bệnh hại cho cây. Dưới đây, Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ giới thiệu đến quý bà con những sản phẩm sinh học giúp hỗ trợ chăm sóc sầu riêng giai đoạn trái non được nhiều người tin dùng và đạt được mùa vụ bội thu.

Mebe Pa – Thuốc trừ côn trùng chích hút ở sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Bí quyết chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái hiệu quả
Sản phẩm Mebe Pa được nhiều bà con tin tưởng và sử dụng để phòng trừ các loại sâu bệnh trên vườn sầu riêng

Mebe Pa được nghiên cứu và điều chế kỹ lưỡng với thành phần chính là các vi sinh có lợi và các nguyên liệu hữu cơ, giúp phòng ngừa và xua đuổi tận gốc các loại côn trùng, sâu bệnh chích hút trên cây sầu riêng như: rầy phấn trắng, nhện đỏ, rệp sáp, bọ trĩ, rệp muội,…

Để sản pháp phát huy tối đa công dụng, người dân có thể tham khảo cách pha thuốc theo tỷ lệ sau:

✅ Trị sâu bệnh: Hòa tan 20g Mebe Pa cùng 20 lít nước. Phun lên cây nhiễm bệnh từ 5 – 10 ngày/lần.

✅ Phòng sâu bệnh: Dùng 10g Mebe Pa cùng 20 lít nước và phun lên các phần lá cây định kỳ từ 15 – 30 ngày/lần.

✅Ngoài ra, người dân có thể sử dụng kết hợp Mebe Pa cùng các chế phẩm sinh học khác tại AQ để hiệu quả được tối ưu hơn.

Phy FusaCo thuốc trừ nấm khuẩn gây bệnh ở sầu riêng giai đoạn nuôi trái

Bí quyết chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái hiệu quả
Phy Fusaco giúp phòng ngừa và xử lý dứt điểm các loại nấm gây hại cây sầu riêng trong giai đoạn nuôi trái

Phy FusaCo có công dụng phòng trừ các loại nấm khuẩn gây hại trên sầu riêng, hỗ trợ tăng sức kháng khuẩn, tăng sức đề kháng để cây sầu riêng có thể chống chịu lại các loại nấm bệnh như: thối thân, xì mủ, đốm lá, héo rũ,… Phy FusaCo được xem là một trong các giải pháp phòng bệnh hiệu quả cho người dân khi chăm sóc sầu riêng nuôi trái.

Cách sử dụng chế phẩm sinh học Phy FusaCo như sau:

✅ Trị bệnh: Sử dụng Phy FusaCo 250ml cùng 200 – 300 lít nước và phun cho cây thường xuyên từ 5 – 7 ngày/lần.

✅ Phòng bệnh: Pha 250ml Phy FusaCo vào 400 -500 lít nước. Phun đề lên các cây từ 3 -4 lần/vụ.

✅ Phy FusaCo có thể sử dụng cùng với các chế phẩm sinh học, thuốc bảo vệ thực vật khác tại AQ. Việc này sẽ giúp cho sản phẩm tác dụng hiệu quả hơn lên cây sầu riêng.

Mfruit thuốc nuôi trái cho cây sầu riêng ra trái chuẩn, lớn trái, đẹp mã

Bí quyết chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái hiệu quả
AQ55 Mfruit hỗ trợ giúp cây sầu riêng ra trái đều, đẹp, đạt tiêu chuẩn chất lượng khi mang ra thị trường tiêu thụ

Việc sử dụng phân bón sinh học vào giai đoạn chăm sóc sầu riêng nuôi trái giúp hỗ trợ trái ra nhiều, chín ngọt, cơm dày, đạt tiêu chuẩn chất lượng khi mang ra thị trường tiêu thụ.

Trong AQ55 Mfruit có chứa những hợp chất hữu cơ lên men từ các vi sinh vật có lợi nên hỗ trợ hạn chế tối thiểu tình trạng nấm trái, rụng trái non, tăng độ chín, độ thơm ngon và bảo vệ trái sầu riêng khỏe mạnh đến khi thu hoạch.

✅ Để đạt hiệu quả vượt trội bà con cần sử dụng 500ml AQ55 Mfruit hòa tan với 300 – 500 lít nước, thực hiện phun đều lên tán lá của cây.

✅ Để già hóa đọt cần sử dụng cách nhau từ 5 – 7 ngày/lần từ 2 – 3 lần

✅ Để tăng kích thước, trọng lượng trái cần sử dụng từ 7 – 10 ngày/lần.

✅ Dừng sử dụng AQ55 Mfruit trước khi thu hoạch từ 7 – 10 ngày.

Tóm lại, quả sầu riêng có đạt chất lượng hay không thì phần lớn sẽ dựa vào cách chăm sóc sầu riêng giai đoạn nuôi trái của bà con nhà vườn. Nếu cần hỗ trợ thêm các thông tin về sản phẩm sinh học, bà con có thể liên hệ qua Hotline: 0932 690 312 – 028 8889 7322. Hoặc tham khảo thêm các thông tin về nông nghiệp khác tại nguyenlieusinhhoc.com.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Bảo vệ, phòng ngừa, hạn chế rụng trái non, nấm trái, cho trái phát triển tốt. Tăng nhanh…
4.00 out of 5
140.000VND
Mua ngay
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
250.000VND
Mua ngay
Công dụng: Kiểm soát nấm ký sinh, tiêu diệt côn trùng hút chích gây hại như nhện đỏ, rầy rệp,…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay
Công dụng: 💠 Cải thiện cấu trúc đất tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi…
4.67 out of 5
160.000VND
Mua ngay
Công dụng: Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.…
125.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *