Hướng dẫn chăm sóc cây ổi khi ra hoa tăng tỷ lệ đậu trái
Kích thước chữ
Chăm sóc cây ổi khi ra hoa đúng kỹ thuật mang lại những mùa vụ năng suất cao. Cùng tham khảo bài viết từ AQ Bice với những cách chăm cây ổi khi ra hoa đạt hiệu quả nhất nhé!
Tại sao phải chăm sóc cây ổi khi ra hoa
Chăm sóc cây ổi khi ra hoa là việc vô cùng quan trọng để đảm bảo dinh dưỡng cũng như những yếu tố cần thiết hỗ trợ cây trong giai đoạn phát triển, cho đậu quả nhiều hơn.
Khi cây không được chăm đúng kỹ thuật, sẽ dẫn đến tình trạng cây ổi cho ra hoa ít, cây nhiều cành nhưng không có hoa. Kiểm soát sâu bệnh hại, quản lý lượng nước tưới, cung cấp dinh dưỡng cho cây,… là những lưu ý cần thiết cho cây ổi sinh trưởng tốt nhất.
Nguyên nhân làm cho cây ổi không ra hoa
Đến giai đoạn cây ổi ra hoa đậu quả nhưng không thuận lợi thường sẽ do những nguyên nhân chính như sau:
Bón phân: Sử dụng lượng phân bón không phù hợp, thiếu hoặc thừa dinh dưỡng sẽ khiến cho cây sinh trưởng thiếu cân đối, cành lá phát triển mạnh nhưng không cho ra hoa đúng thời điểm.
Quản lý sâu bệnh: Cây ổi khi bị sâu bệnh tấn công sẽ làm giảm đi sức đề kháng cũng như khả năng phân hóa mầm hoa kém hơn. Các loại sâu bệnh hại cây ổi như sâu đục thân, rệp sáp, rầy mềm, bọ xít, thán thư,…
Tưới nước: Mưa nhiều, đất không thoát nước nhanh dễ gây ra tình trạng ngập úng. Bộ rễ của cây bị cản trở quá trình hô hấp, thiếu oxy hoặc vận chuyển dinh dưỡng bị hạn chế. Từ đó khiến cho quá trình ra hoa của cây không thuận lợi.
Cắt tỉa cành: Có nhiều cành vượt, cành không được cắt tỉa một cách thông thoáng, cành vươn thẳng,…
Giá trị dinh dưỡng của quả ổi đối với sức khỏe con người
Quả ổi là một nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho cơ thể. Dưới đây là một số chất dinh dưỡng chính có trong quả ổi:
Vitamin C: Quả ổi là một trong những nguồn vitamin C giàu nhất trong các loại trái cây. Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm vi khuẩn và virus, hỗ trợ quá trình hấp thụ sắt và cung cấp chất chống oxy hóa.
Chất xơ: Quả ổi chứa một lượng lớn chất xơ, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, giảm cholesterol và ổn định đường huyết.
Kali: Quả ổi là một nguồn giàu kali, một khoáng chất quan trọng cho sự hoạt động của cơ và dây thần kinh. Kali cũng giúp duy trì cân bằng nước và điện giữa các tế bào.
Vitamin A: Quả ổi chứa một lượng nhất định vitamin A, có vai trò quan trọng trong sự phát triển và chức năng của mắt, da và hệ thống miễn dịch.
Vitamin K: Quả ổi cũng chứa một ít vitamin K, có vai trò quan trọng trong quá trình đông máu và sự tạo xương.
Ngoài ra, quả ổi cũng cung cấp các chất khoáng như magiê, canxi, sắt và mangan, cùng với một số vitamin như vitamin B6, vitamin B9 (axit folic) và vitamin E.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây ổi khi ra hoa đúng chuẩn kỹ thuật
Khi quan sát cây ổi đến giai đoạn ra hoa đậu quả nhưng có bản lá to, xanh dày bất thường, cành sinh dưỡng phát triển mạnh mà không có hoa thì cần kịp thời xử lý. Kỹ thuật chăm sóc ổi khi ra hoa bà con tham khảo thêm cụ thể như sau:
Thực hiện tỉa cành, tạo tán cho cây ổi giúp ra hoa đồng loạt
Sử dụng kéo chuyên dụng để cắt tỉa tạo độ thông thoáng cho các tán, các cành cấp 2, cấp 3. Chỉ để độ dài cành ở khoảng 20 đến 30cm, không nên để quá dài. Các cành mang quả nếu dài thì không cắt tỉa để bộ lá cho chúng nuôi quả.
Với cành không mang quả thì bà con quan sát tháng 4 tháng 5 âm lịch thường sẽ chia ra hai phần, bà con nên cắt phần cành xanh non chưa hóa gỗ, làm ngắn cành để kích thích ra mầm chồi bên.
Các cành ở cấp 1, cấp 2 to khỏe nếu hướng thẳng đứng hoặc góc cành lớn so với mặt đất thì bà con dùng tay bẻ thấp xuống và dùng dây cố định lại gần mặt đất.
Khi làm thay đổi hướng phát triển cành của cây sẽ giúp ánh sáng chiếu vào tán sâu hơn, bên cạnh đó đường vận chuyển dinh dưỡng của cây bị hạn chế, ức chế sự sinh trưởng sinh dưỡng và chuyển sang quá trình sinh trưởng sinh thực.
Bón phân cho cây ổi vào giai đoạn ra hoa
Trồng từ 8 đến 12 tháng cây ổi sẽ cho ra hoa, đậu quả. Tuy nhiên trong khoảng từ 1,5 năm đến 2 năm đầu tiên không khai thác quả ngay mà cần tạo hình và tập trung dinh dưỡng cho cây.
Cần bón phân cho cây vào tầm 1 tháng trước khi cây ổi ra hoa, và bổ sung thêm đạm cho cây nở nhiều hoa hơn. Phân đạm, lân, kali là các loại đóng vai trò quan trọng vô cùng đối với sự phát triển, sinh trưởng của cây ổi.
Tưới nước với liều lượng vừa đủ cho cây ổi giai đoạn ra hoa
Cần tưới nước đầy đủ cho cây nhất là thời kỳ cây ra hoa, mang trái. Đảm bảo cây được tưới nước đầy đủ và đều đặn, nhưng tránh làm cây ngập úng. Cây ổi là loại cây không ưa nước, nên tuyệt đối không để chúng bị ngập và khi trời mưa phải tháo nước kịp thời.
Vệ sinh vườn ổi thường xuyên trong giai đoạn ra hoa
Thực hiện làm sạch cỏ quanh gốc để tránh sự cạnh tranh chất dinh dưỡng, cũng như hạn chế sớm nhất tình trạng lây lan dịch bệnh. Bao trái khi thấy chúng có đường kính từ 2 đến 2,5cm để phòng sâu bệnh.
Để cho kích thước quả phát triển đồng đều, thời kỳ quả nhỏ có đường kính từ 1 đến 1,5cm nếu trên cây có mật độ quả nhiều thì cần tỉa bớt và bao quả để tránh bị sâu bệnh, ruồi đục phá hoại.
Bổ sung dinh dưỡng giai đoạn chăm sóc cho cây ổi khi ra hoa
Với các thành phần từ đạm, lân, kali kết hợp với các chủng vi sinh có lợi, Vi Amen của Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sẽ là lựa chọn phù hợp cho bà con khi chăm sóc cho cây ổi ở vườn nhà mình.
Công dụng hiệu quả từ Vi Amen cụ thể như cung cấp dinh dưỡng trong quá trình phát triển của cây trồng, giúp cây siêu ra hoa, đậu trái với kích thước trái lớn đẹp, chất lượng cao.
Hướng dẫn sử dụng VI AMEN trong giai đoạn chăm sóc cây ổi ra hoa:
Pha 250ml sản phẩm Vi Amen với 300-400 lít nước rồi phun cho cây định kỳ từ 7 đến 15 ngày mỗi lần. Vi Amen sẽ thay thế tốt cho các loại phân NPK khác giúp cây cho năng suất gieo trồng chất lượng.
Phòng trừ bệnh hại giai đoạn chăm sóc cây ổi khi ra hoa
Một số bệnh thường gặp ở trên cây ổi như sương mai, thán thư, đốm lá,… thường gây nên những nỗi lo cho bà con khi gieo trồng vườn ổi nhà mình. Với sản phẩm sinh học Phy FusaCo từ Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ sẽ mang lại nhiều công dụng hiệu quả quản lý bệnh hại cây ổi sau khi thu hoạch.
Hướng dẫn sử dụng Phy FusaCo phun phòng trị một số loại bệnh gay hại cây ổi trong giai đoạn ra hoa như bệnh thán thư, nứt thân xì mủ, ghẻ loét, thối nhũn và một số loại bệnh khác:
Phun trị bệnh hại cây ổi trong giai đoạn ra hoa: Sử dụng chai 250ml hòa với 200-300 lít nước và thực hiện phun kỹ ở các phần lá, cành và thân cũng như vùng dưới gốc cây. Mỗi lần phun sẽ cách nhau từ 5 đến 7 ngày.
Phun phòng bệnh hại cây ổi trong giai đoạn ra hoa: Sử dụng phòng bệnh cho cây với chai 250ml hòa cùng 400-500 lít nước phun định kỳ mỗi lần cách nhau từ nửa tháng đến một tháng.
Phòng trừ côn trùng gây hại giai đoạn chăm sóc cây ổi khi ra hoa
Mebe Pa từ Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ với thành phần gồm nấm 4 màu như nấm trắng, nấm tím, nấm xám, nấm xanh giúp kiểm soát ký sinh và nhanh chóng tiêu diệt côn trùng chích hút, đặc biệt là rệp sáp trên cây ổi hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng Mebe Pa phun phòng côn trùng gây hại cây trong quá trình chăm sóc cây ra hoa:
Phun trị côn trùng gây hại cây ổi giai đoạn ra hoa: Sử dụng 20g thuốc Mebe Pa pha cùng với 20 lít nước rồi phun đều mỗi lần cách nhau từ 5 đến 10 ngày.
Phun trị côn trùng gây hại cây ổi giai đoạn ra hoa: Sử dụng 10g thuốc Mebe Pa pha cùng với 20 lít nước sau đó phun cho cây từ 15 đến 30 ngày mỗi lần.
Qua bài viết trên về cách chăm sóc cây ổi khi ra hoa từ đội ngũ AQ Bice, chúng tôi mong rằng có thể mang lại những thông tin hữu ích đến với mọi người trong canh tác cây trồng. Liên hệ với AQ qua số Hotline: (028) 8889 7322 để được nhân viên hỗ trợ nhanh chóng về vấn đề phòng trừ sâu bệnh cho vườn nhà nhé.