Cây tắc bị rụng trái non nguyên nhân do đâu? Cách khắc phục
Kích thước chữ
Cây tắc bị rụng trái non là một tình trạng hay diễn ra, làm cho cây trồng giảm năng suất, thất thu mùa vụ, khiến bà con tổn thất nhiều tiền bạc và công sức. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng rụng trái non ở cây tắc.
Mời bà con tham khảo bài viết dưới đây và tìm ra phương án xử lý tình trạng cây tắc rụng trái non, chống rụng trái, dưỡng trái, cho ra quả mọng nước, to tròn, mang lại giá trị kinh tế cao khi bán ra thị trường tiêu thụ.
Tìm hiểu về tình trạng cây tắc bị rụng trái non
Cây tắc là ái tên được bà con nông dân tại miền Nam hay gọi hay, còn ngoài miền Bắc thì nó được gọi với cái tên khác là cây quất, hay ở miền Trung thì nó được nhiều người gọi là cây quật. Đây là loại cây cho ra những quả tròn, kích thước nhỏ hơn quả chanh, nhưng lại rất mọng nước và chứa nhiều Vitamin.
Quả tắc được sử dụng rộng rãi hằng ngày trong cuộc sống như làm nước uống, nấu ăn, nước chấm, trồng trang trí và nhiều mục đích khác. Do đó nhu cầu tiêu thụ quả tắc trên thị trường là rất cao, nên việc trồng tắc mang lại lợi nhuận cao cho nhiều bà con nông dân, nhà vườn.
Cây tắc bị rụng trái non làm giảm tỷ lệ đậu quả, giảm năng suất khi thu hoạch, ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, mùa vụ thất thu gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho các nhà vườn, bà con nông dân canh tác vườn tắc.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây tắc bị rụng trái non
Cây tắc rụng trái non là một vấn đề phổ biến, rất nhiều nhà vườn, bà con trồng loại cây này gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rụng trái non ở cây tắc, bà con cần xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng này để có hướng giải quyết thích hợp, mang lại hiệu quả cao và tiết kiệm thời gian, chi phí nhất.
Cây tắc rụng trái non do thiếu cân bằng dinh dưỡng
Cây trồng cần được cung cấp đầy đủ các lượng dinh dưỡng khác nhau để sinh trưởng và đậu trái, nuôi trái. Một vài trường hợp cây tắc không có đủ dinh dưỡng để nuôi trái hoặc bị suy kiệt từ đợt trái trước và không được bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cũng sẽ gây ra tình trạng cây rụng trái non.
Nhiều bà con không thay đổi thành phần các chất dinh dưỡng khi bón phân cho cây, gây ra tình trạng cây chỉ tập trung sinh trưởng mà không cho ra hoa và đậu trái hoặc khi có trái thì không thể nuôi trái.
Nếu cây tắc bị thiếu một số chất dinh dưỡng quan trọng trong khi phát triển gồm kali, photpho, canxi hoặc bo có thể dẫn đến tình trạng cây rụng trái non.
Cây tắc rụng trái non do thay đổi thời tiết
Trường hợp khu vực trồng cây tắc bị thay đổi nhiệt độ, độ ẩm, mưa nhiều, gió mạnh hoặc một số điều kiện thời tiết khác bất ổn có thể khiến cây tắc bị căng thẳng, dẫn đến rụng quả non. Trong giai đoạn cây tắc đang phát triển và cho ra trái non, cây nhạy cảm hơn và dễ bị tác động bởi các yếu tố không thuận lợi.
Ngoài ra, tình trạng thời tiết mưa nhiều có thể gây úng nước ở cây tắc, làm ảnh hưởng đến bộ rễ, đọt cây và quá trình thụ phấn ở cây trồng. Từ đó, khiến cây tắc bị rụng quả non nhiều, gây thất thu mùa vụ.
Cây tắc rụng trái non do thiếu nước
Thiếu nước là một nguyên nhân vô cùng phổ biến khiến cây trồng nói chung và cây tắc nói riêng khi bị rụng quả non. Khi cây không được nhận đủ lượng nước cần thiết để duy trì, nuôi trái và chín trái, có thể gây ra tình trạng rụng quả non.
Cây tắc rụng trái non do sâu và côn trùng gây hại
Cây tắc dễ bị nhiễm bệnh và bị tấn công bởi các loại sâu, côn trùng gây hại như sâu vẽ bùa, sâu bướm phượng, con bù lạch, rệp. Những loại sâu, côn trùng này có thể khiến cho cây tắc bị suy yếu và gây rụng trái non.
Sâu vẽ bùa là một loài sâu gây hại rất nghiêm trọng, chúng xuất hiện và gây hại cho cây tắc khi cây đang ở thời kỳ ra lá non và sau khi làm gốc để xử lý cho cây ra trái theo ý muốn. Lá cây bị sâu gây hại sẽ không thể phát triển, co rúm lại và làm giảm khả năng quang hợp của cây, đặc biệt là giai đoạn cây đang ra hoa và trái dễ bị rụng.
Sâu bướm phượng thường đẻ trứng rải rác trên các chồi non của cây tắc. Khi sâu non nở ra thì sẽ ăn lá non và búp cây, khiến cây sinh trưởng chậm, lá bị khuyết nham nhở và khiến cây suy yếu, không thể đậu trái và nuôi trái.
Bù lạch hại cây tắc thường chích hút nhựa của lá non, hoa, trái non. Đặc biệt, chúng thường xuyên gây hại ở trái non bằng cách ẩn trong các lá đài và chích hút vỏ gần cuống trái, tạo ra các mảng sẹo màu xám, màu bạc lồi ở trên vỏ trái. Khi trái lớn thì vết sẹo lộ ra ngoài, làm cho vỏ trái xấu xí. Ngoài ra, nếu mật độ gây hại của chúng lớn, có thể làm cho cây bị rụng trái non.
Rệp là một loài côn trùng thường sống tập trung thành ổ ở các búp non, chùm hoa và trái non. Chúng chích hút dịch khiến lá, búp và quả non của cây trồng phát triển dị dạng, khiến cây bị rụng hoa và trái non.
Cây tắc rụng trái non do yếu tố genetica
Yếu tố genetica là yếu tố về di truyền của cây trồng, có thể ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng và đậu trái của cây tắc. Các giống cây trồng mới sẽ có nhu cầu dinh dưỡng vô cùng cao nên cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát triển.
Trong trường hợp một số giống tắc có khả năng rụng quả non do yếu tố genetica. Nếu trong quá trình lai tạo hoặc sử dụng các giống tắc có đặc điểm rụng quả non, cây tắc lai có thể mang yếu tố di truyền rụng quả non và diễn ra tình trạng này.
Biện pháp canh tác xử lý tình trạng cây tắc bị rụng trái non
Để giải quyết tình trạng rụng trái non ở cây tắc, bà con cần phải thực hiện các biện pháp sau:
Cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây tắc phát triển và sinh trưởng. Đồng thời, cần phải thay đổi các thành phần phân bón phù hợp từng giai đoạn phát triển của cây tắc. Có thể bổ sung phân bón lá để hỗ trợ cho trái phát triển, hạn chế rụng trái và giúp kích thích cho cây tăng cường ra hoa, đậu trái.
Đảm bảo lượng nước tưới phù hợp với điều kiện thời tiết và đủ lượng nước giúp cây phát triển. Bà con có thể kiểm tra độ ẩm của đất và đảm bảo cây tắc không bị thiếu nước.
Ngoài ra, trong thời điểm thời tiết khô hạn, bà con có thể tủ rơm hoặc lá cây khô để giữ ẩm đất cho cây trồng, giúp cây không bị khô bông, trái phát triển tốt và cây trồng không bị sốc khi gặp trời mưa bất chợt.
Thường xuyên thăm vườn cây để phát hiện các dấu hiệu của sâu, côn trùng và bệnh hại tấn công cây tắc.
Về yếu tố genetica, bà con có thể cân nhắc sử dụng các giống tắc tốt, có khả năng giữ trái và đậu trái, cho trái đạt năng suất.
Sử dụng thuốc sinh học xử lý tình trạng cây tắc bị rụng trái non
Ngoài các biện pháp trên, bà con có thể tham khảo các chế phẩm sinh học cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng cho cây tắc đậu trái, chống rụng trái non và phòng trừ các loại sâu, côn trùng gây hại cho cây tắc. Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã nghiên cứu và phân phối các sản phẩm xử lý tình trạng rụng trái non ở cây tắc gồm Kfruit, Vi AMEN, Mebe Pa.
Thuốc trị rụng trái non cây tắc Kfruit – Trái đậu và chống rụng trái
Sản phẩm Kfruit được sản xuất theo công nghệ phối hợp các trung vi lượng tốt cho cây trồng gồm kẽm, magie cùng dung dịch lên men vi sinh hữu cơ và axit amin. Sản phẩm giúp cho cây trồng thụ phấn tốt, tăng khả năng đậu trái và chống hiện tượng rụng hoa, trái non ở các loại cây trồng khác nhau.
Ngoài ra, sản phẩm còn chống nứt trái và khô trái, bổ sung các loại dưỡng chất giúp kích thích và phát triển đọt non, cây tăng sức sinh trưởng thân, cành và lá.
Bổ sung dinh dưỡng khắc phục tình trạng rụng trái non cây tắc
Hiện tượng rụng trái non ở cây tắc cũng có thể do thiếu một số chất dinh dưỡng giúp cây phát triển và nuôi trái. Để cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng phát triển và sinh trưởng mạnh, bà con có thể sử dụng chế phẩm sinh học Vi AMEN.
Sản phẩm Vi AMEN chứa các chủng vi sinh có lợi như Actinomycetes sp, Bacillus subtilis… kết hợp với đạm, lân, kali, axit humic… mang lại nhiều lợi ích cho cây trồng như:
- Xanh lá, cứng cây.
- Búp mập.
- Đậu trái, trái lớn.
- đẹp mã.
- Nặng ký.
- Chống stress cho cây trồng.
- Giúp cây vượt hạn hán.
- Tăng năng suất và chất lượng nông sản của cây trồng.
Phòng trừ sâu, côn trùng gây hại khiến cây tắc bị rụng trái non
Sử dụng Mebe Pa giúp ngăn chặn và tiêu diệt sâu, côn trùng gây hại khiến cây tắc rụng trái non hiệu quả:
Kiểm soát các loại sâu, côn trùng chích hút và gây hại cho cây trồng.
Vi nấm có trong sản phẩm nhiễm vào trong côn trùng, mọc tơ và sinh bào tử đốt bụng, đốt chân khiến côn trùng ngưng ăn và chết cứng.
Ngoài ra, bào tử có khả năng tự lây nhiễm sang các con côn trùng khác và tiêu diệt toàn bộ bầy đàn côn trùng.
Sản phẩm Mebe Pa là chế phẩm sinh học, vô cùng an toàn với con người và động vật, thân thiện với môi trường, không cần thời gian cách ly, hiệu quả phòng ngừa bền vững.
Do đó, khi sử dụng Mebe Pa, bà con không còn nỗi lo vì sâu, côn trùng tấn công gây hại cho cây tắc, khiến cây tắc bị rụng quả non và có thể bị một số bệnh hại khác thông qua các vết cắn, chích hút của côn trùng.
Cây tắc bị rụng trái non có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, bà con cần phải thường xuyên thăm vườn để biết được nguyên nhân chính khiến cây rụng quả non và có biện pháp xử lý nhanh chóng, giảm thất thu mùa màng. Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bà con các thông tin về tình trạng và hướng xử lý tình trạng rụng trái non ở cây tắc.