Cây mai bị nứt vỏ nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị

Cây mai bị nứt vỏ nguyên nhân do đâu và Cách phòng trị

27/06/2024

Kích thước chữ

Cây mai bị nứt vỏ do nguyên nhân nào gây ra, cách phòng ngừa và xử lý như thế nào? Để hiểu rõ hơn về loại bệnh hại ở cây mai, cũng như cách phòng trị hiệu quả bà con hãy cùng AQ tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Tìm hiểu về cây mai bị nứt vỏ

Để xử lý cây mai bị nứt vỏ cần xác định được nguyên nhân gây nứt. Trường hợp cây bị nứt do yếu tố sinh lý nhưng lại phun thuốc diệt nấm có thể khiến tình trạng tệ hơn, thậm chí là chết cây.

Nếu không tìm ra được tác nhân gây nứt thân, tróc vỏ, bà con có thể dựa theo những thông tin mà AQ cung cấp trong bài viết này để so sánh và có hướng điều trị tương ứng.

Nguyên nhân dẫn đến cây mai bị nứt vỏ

Cách phòng trừ cây mai bị nứt vỏ hiệu quả & Nguyên nhân
1: Lớp vỏ cây mai bị bong tróc; 2: Vị trí mặt cắt bị thối mục; 3: Lõi gỗ mục từ bên trong; 4: Lá mai bị bệnh nấm hồng dẫn đến nứt vỏ cây mai

Ở đây, AQ đã tổng hợp được 4 trường hợp cây mai bị nứt vỏ thường gặp ở các vườn mai hoặc trồng tại nhà. Những cây mai này đều được trồng ngoài trời, đa dạng từ phôi mai đến cây trưởng thành.

Do tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp thời gian dài

Nguyên nhân đầu tiên khiến thân mai bị nứt vỏ, bong tróc là do thời gian tiếp xúc ánh nắng tự nhiên quá nhiều. Cây bị sốc nhiệt, lá bị cháy nắng từ rìa lan vào bên trong, quá trình bốc hơi nước bị đẩy nhanh khiến cây mai bị kiệt sức.

Theo thời gian lá rụng khiến phần bỏ cây bị rám nắng, sau đó hình thành trên thân những vết nứt khô và thối mục. Thời tiết diễn biến phức tạp cũng gây ra vấn đề bong tróc vỏ tương tự.

Cây mai nứt vỏ do nấm hồng

Nấm Erythricium salmonicolor (Phanerochaete salmonicolor) gây ra là tác nhân gây bệnh nấm hồng trên cây mai. Chúng phát sinh gây hại ở các khu vực có thời tiết ấm nóng từu 28 – 30°C, ẩm độ đất đạt 85%.

Bà con chú ý ở các cành nhỏ của cây mai xuất hiện các vết bệnh màu hồng nhạt/cam. Về sau tại các khu vực cành nhiễm bệnh sẽ có vết nứt, rất dễ gãy nếu có tác động nhẹ.

Lá mai chuyển vàng một nửa hoặc toàn bộ, riêng gân lá vẫn còn xanh, giống như hiện tượng lá cẩm thạch.

Cây mai nứt vỏ do bệnh thối rễ

Nguyên nhân thứ 3 khiến cây mai bị nứt vỏ là nấm Phytophthora. Đây là một loại nấm đất phán tán bào tử gây hại thông qua đường nước bắn. Chúng gây hại chủ yếu ở phần vỏ bên ngoài và bộ rễ cây mai. Nhiệt độ sinh trưởng dao động từ 10 – 35°C, tốc độ lây lan nhanh đối với những cây mai ít được chăm sóc.

Ban đầu bà con sẽ thấy dọc thân cây mai xuất hiện các vết nứt rải rác, phía trong có nhựa cây khô đọng lại. Một số trường hợp nấm Phytophthora lây nhiễm và gây nứt xung quanh thân, các cành lớn và gây chết cành.

Bộ rễ thối cản trở quá trình vận chuyển nước và dinh dưỡng đến nuôi cây. Khi nhổ lên sẽ thấy rễ bị thối ướt, vỏ rễ dễ tụt ra.

Cây mai nứt vỏ do bị phạm phân, phạm thuốc

Cách phòng trừ cây mai bị nứt vỏ hiệu quả & Nguyên nhân
Trong trường hợp này cây mai được chẩn đoán do phạm phân, phạm thuốc dẫn đến thân bị nứt sâu

Trường hợp cuối cùng là do cây mai bị phạm phân, phạm thuốc. Ngoài tình trạng nứt dọc thân cây và chu vi xung quanh, bà con để ý phần lõi gỗ có bị khô từ trong ra ngoài hay không; nhựa cây có màu tái xanh hay lá mai có bị cháy từ chóp lá trở vào không. Đó những dấu hiệu cho biết cây mai bị nứt vỏ do việc lạm dụng phân bón và thuốc hoá học trong thời gian dài.

Cây mai bị nứt vỏ gây ra tác hại thế nào?

Do phần vỏ bị bong tróc khiến thân cây mai không liền vỏ, làm giảm tính thẩm mỹ cũng như giá trị kinh tế đáng kể nếu bán ra.

Tại những vị trí cắt cành có bôi keo liền sẹo nhưng không được xử lý đúng cách, khi bệnh trở nặng sẽ gây thối mục, thối khô phần lõi gỗ bên trong, buộc phải cắt bỏ để tránh cây mai bị suy. Một số cây còn có dấu hiệu chết một phần rễ.

Đối với cây mai bị nứt vỏ do nấm hồng, mặc dù bệnh chỉ biểu hiện ở cành nhưng vẫn có khả năng lây lan trong điều kiện môi trường thích hợp. Nấm hồng khiến cành dễ gãy, hoạt động quang hợp kém do vàng hết lá. Nặng hơn là gây chết cây mai vàng.

Hướng dẫn cách phòng trị cây mai bị nứt vỏ đơn giản, hiệu quả

Cách phòng trừ cây mai bị nứt vỏ hiệu quả & Nguyên nhân
Quy trình xử lý cây mai bị nứt vỏ, nứt thân

Tình trạng thân cây mai bị nứt vỏ, khô nhựa không quá phổ biến nên không phải người chăm mai nào cũng có cách điều trị phù hợp. Vì vậy, để hạn chế rủi ro tối đa do bệnh nứt vỏ gây ra, bà con nên ưu tiên thực hiện tốt các biện pháp canh tác giúp cây mai sinh trưởng và phát triển an toàn.

✅ Sử dụng các dòng phân bón hữu cơ vi sinh có chứa nấm Trichoderma tăng cường sức đề kháng cho cây mai vàng.

✅ Trước khi trồng phôi mai cần xử lý tổng quát cho phôi, hạn chế khả năng phát sinh bệnh hại khi gặp thời tiết thuận lợi.

✅ Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cây mai định kỳ và lượng nước theo nhu cầu của cây.

✅ Khi bôi keo liền sẹo ở mặt cắt cành của cây mai, bà con lưu ý xử lý sạch sẽ tránh để keo tràn ra ngoài.

  • Đối với cây mai bị bong tróc vỏ: nên quét thuốc trực tiếp lên thân đều đặn theo hướng dẫn sử dụng.
  • Đối với cây mai bị nứt vỏ có gốc rễ to: bôi keo liền sẹo cho mặt cắt cành, sau đó ngâm gốc cây vào dung dịch thuốc.

Thuốc đặc trị cây mai bị nứt vỏ Phy FusaCo + Nano Cu Gold an toàn cho cây

Cách phòng trừ cây mai bị nứt vỏ hiệu quả & Nguyên nhân
Phy FusaCo hỗ trợ làm lành vết nứt thân mai, Nano Cu Gold xử lý rong rêu với công thức đồng mát không làm nóng cây

Làm sao để phòng trừ tổng hợp các tác nhân gây nứt thân cây mai trong 1 – 2 sản phẩm, giảm thiểu tối đa chi phí thuốc BVTV mà vẫn đảm bảo hiệu quả cũng như sức khoẻ cây trồng. Tất cả có tại Bộ đôi thuốc đặc trị cây mai bị nứt vỏ PHY FUSACO & NANO CU GOLD.

Thành phần thuốc trị nứt vỏ cây mai vàng Phy FusaCo + Nano Cu Gold

💠 Thành phần thuốc đặc trị cây mai bị nấm hồng, cháy lá Phy FusaCo

Tổng hợp các vi sinh hữu hiệu như Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis: 1,5 x 108 CFU/ml; các hoạt chất enzyme ngoại bào, chitosan dạng nano.

💠 Thành phần thuốc sinh học xử lý cây mai bị nứt vỏ, rong rêu bám Nano Cu Gold

Thành phần chính là Đồng (Cu): 15.000 mg/l; tỷ trọng: 1,1.

Công dụng thuốc trị nứt vỏ cây mai Phy FusaCo + Nano Cu Gold

🔸 Ngăn chặn mầm bệnh nứt vỏ lây lan đến các bộ khác còn lại trên cây mai.

🔸 Tăng cường sức đề kháng cho cây mai trước các tác nhân gây hại như thời tiết, sâu bọ, nấm khuẩn.

🔸 Phòng trừ các bệnh hại liên quan đến bộ rễ như thối nhũn, thối gốc hay sương mai, ghẻ loét, nứt thân xì mủ trên cây mai.

🔸 Đồng thời, loại bỏ sạch rong rêu bám trên thân cây và trong đấy trồng.

🔸 Cung cấp các vi lượng cần thiết cho sự phát triển của cây mai vàng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị nứt vỏ cây mai Phy FusaCo + Nano Cu Gold

💠 Quy trình xử lý những cây mai bị bong tróc, nứt thân nặng:

Bước 1: Cạo sạch lớp vỏ nhiễm bệnh bên ngoài, xử lý rong rêu trên thân cây (có thể không cạo nếu quá ít).

Bước 2: Pha 100ml Phy FusaCo + 100ml Nano Cu Gold + 5 lít nước, phun đẫm thuốc tại khu vực bị nứt thân, có nấm hồng, tróc vỏ và vùng đất xung quanh cây mai.

Bước 3: Đây là bước phun phòng ngừa ở thời điểm sau khi cây mai vàng đã phục hồi khoẻ mạnh. Pha 1 bộ đôi Phy FusaCo + Nano Cu Gold + 400 lít nước, phun từ 2 – 3 lần/tháng.

Trên đây là những thông tin cơ bản để giải thích nguyên nhân khiến cây mai bị nứt vỏ nghiêm trọng. AQ hy vọng những chia sẻ này đã giúp bà con hiểu hơn tình hình bệnh hại trên cây mai, cũng như có thêm những kiến thức chăm sóc vườn hữu dụng.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: Phòng trừ bệnh do các loại nấm Phytophthora, Fusarium, Colletotrichum,... gây nứt thân xì mủ, thán thư, thối…
4.00 out of 5
349.000VND
Mua ngay
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
250.000VND
Mua ngay
Công dụng: Loại trừ rong rêu trên cây trồng, các loại nấm mốc. Tiêu diệt nấm khuẩn gây hại và…
5.00 out of 5
99.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *