Phòng trị cây hồ tiêu bị thối rễ và nguyên nhân do đâu
Kích thước chữ
Cây hồ tiêu bị thối rễ là tình trạng bệnh cây đột nhiên bị héo đen, rũ xuống, lá đổi màu và rụng. Bệnh do nấm xâm nhập từ bên trong lòng đất gây hại trực tiếp vào bộ rễ gây úng thối dẫn đến các bộ phận trên cây bị thiếu chất, hư hỏng và chết dần.
Để xử lý tình trạng thối rễ cây tiêu hãy cùng AQ theo dõi bài viết dưới đây giúp hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân chính gây ra bệnh từ đó áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc giúp cây hạn chế bị nhiễm các loại bệnh cây trồng và đạt năng suất cao hơn.
Tìm hiểu về cây hồ tiêu bị thối rễ
Cây hồ tiêu bị thối rễ là loại bệnh thường gặp trên loại cây này, có tốc độ lây lan nhanh đặc biệt tại các vườn trồng độc canh (vườn chỉ trồng 1 loại cây duy nhất) tình trạng bệnh sẽ bị nhiễm nặng hơn, khiến nhiều bà con phải lo lắng. Bệnh làm hư hỏng hệ thống rễ cây, cành lá héo rũ, chuyển màu, xơ xác, không có dấu hiệu của sự sống.
Nguyên nhân làm cho cây hồ tiêu bị thối rễ
Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh thối rễ ở cây tiêu là do nấm có tên là Phytophthora spp gây ra. Loại nấm này tồn tại trong đất trồng, khi gặp điều kiện thuận lợi như mưa nhiều, đất trồng khó thoát nước. Ngoài ra, rễ cây bị thương do côn trùng cắn phá hoặc trong quá trình làm vườn gây ra càng khiến nấm Phytophthora dễ dàng xâm nhập hơn. Chúng tấn công vào các rễ non khiến bộ rễ bị hư hỏng, thối đen, vỏ rễ dễ bị tuột.
Dấu hiệu nhận biết cây hồ tiêu bị thối rễ
Nhận biết cây hồ tiêu bị thối rễ thông qua một số triệu chứng như sau:
🔶Cây đang xanh tốt đột nhiên héo rũ, dần bị khô đen với tốc độ rất nhanh. Lá vàng úa sau đó toàn bộ phận của cây bị thâm đen từ dưới gốc lên trên, kéo theo đó là lá bị rụng hàng loạt.
🔶Bệnh bắt đầu từ vùng cổ rễ, phần thân sát gốc sau đó tấn công vào thân ngầm và cả các khớp lóng tiêu khiến các bộ phận này chuyển sang màu đen .
🔶Tình trạng thối rễ cây tiêu có thể bị nhiễm vào 2 tháng trước khi phát bệnh, cây có biểu hiện xanh tốt là vì hệ thống rễ vẫn hút được nước vào mùa mưa. Khi đến giai đoạn cuối mùa mưa, đầu mùa khô cây sẽ biểu lộ rõ tình trạng nhất.
Cây hồ tiêu bị thối rễ không xử lý sẽ gây ra tác hại gì?
🔶Cây hồ tiêu bị thối rễ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như năng suất cây trồng.
🔶Bệnh khiến quá trình quang hợp gặp khó khăn bởi toàn bộ lá bị héo, ngả sang màu vàng và rụng hàng loạt chỉ sau 2 – 7 ngày kể từ khi phát bệnh.
🔶Tốc độ phát bệnh rất nhanh có thể khiến cây bị chết trong vòng 1 – 2 tuần khiến nhiều nhà vườn không kịp trở tay để mà điều trị cho cây. Hậu quả gây thiệt hại nặng nề, đặc biệt với những hộ dân trồng mấy ha, nếu đều bị chết hàng loạt tổn thất sẽ rất lớn, tốn rất nhiều công sức và tiền bạc của bà con.
🔶Toàn bộ mạch dẫn bên trong đều bị phá hủy và hư thối, nếu đã bị tới giai đoạn này cây sẽ hoàn toàn khó cứu và không thể trở về như ban đầu được.
🔶Nấm bệnh này có thể tồn tại rất lâu trong đất, khiến cho đợt trồng sau bị nhiễm lại nếu như xử lý đất trồng không kỹ.
Hướng dẫn cách phòng trị cây hồ tiêu bị thối rễ
Để loại bỏ nấm hại và ngăn chặn cây hồ tiêu bị thối rễ bà con cần áp dụng một số biện pháp chăm sóc sau đây:
✅ Vào mùa mưa bà con cần đào rãnh khoảng 3 – 4 hàng trong vườn tiêu để giúp cây thoát nước dễ dàng, ngăn chặn tình trạng úng thối, chảy tràn.
✅ Không nên làm cỏ, xới đất vào mùa mưa vì bộ rễ sẽ dễ bị đứt, gây ra các vết thương tạo điều kiện nấm bệnh xâm nhập và làm thối rễ.
✅ Bón cho cây các loại phân hữu cơ, vi sinh, phân chuồng đã ủ hoai mục để cân bằng độ pH, tái tạo đất trồng, cung cấp dinh dưỡng cho cây chống lại nấm bệnh.
✅ Phòng trừ sâu bệnh trong giai đoạn đầu mùa mưa vì bệnh thối rễ thường phát sinh vào cuối mùa mưa và đầu mùa khô. Vậy nên cần tiến hành xử lý từ sớm để tránh bệnh thêm nặng, khó điều trị.
✅ Thường xuyên kiểm tra vườn để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bất thường, đưa ra biện pháp điều trị phù hợp.
✅ Nếu trong vườn có cây bị nhiễm bệnh nặng, ngay lập tức nhổ bỏ tận gốc, tiêu hủy và rắc vôi bột khử khuẩn ngay hố trồng tiêu vừa nhổ để tránh lây lan sang các cây khác trong vườn.
✅ Đối với những cây mới chớm nhiễm bệnh, bà con tiến hành đào rãnh khoanh vùng điều trị cây trồng đó trước.
Thuốc phòng trị cây hồ tiêu bị thối rễ Phy Fusaco
Sản phẩm sinh học mà AQ muốn giới thiệu đến quý bà con đó là Phy Fusaco. Đây là loại thuốc chuyển về điều trị nấm phổ rộng, các vấn đề bệnh cây trồng do nấm gây ra. Phy Fusaco không chỉ có tác dụng điều trị nấm còn giúp đất trồng không bị thoái hóa, có thành phần giúp hỗ trợ cây phát triển, sinh trưởng khỏe mạnh hơn.
Thành phần thuốc trị bệnh thối rễ cây hồ tiêu Phy Fusaco
Phy Fusaco thành phần chính gồm có các vi sinh: Bacillus subtilis, Chaetomium spp, Trichoderma spp: 1,5×108CFU/ml. Các vi sinh này được sản xuất dựa vào công nghệ từ các chủng nấm đối kháng gồm: Trichoderma và Chaetomium, hoạt chất Enzym ngoại bào, Nano chitosan và hoạt chất kháng sinh sinh học.
Công dụng thuốc trị bệnh thối rễ cây hồ tiêu Phy Fusaco
✅ Phòng trừ các loại nấm hại cây trồng: Phytopthora, Fusarium, Collectotricum,…gây ra các loại như: thối rễ, thối thân, thối gốc, sương mai, nứt thân, xì mủ,…
✅ Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cây chống lại nhiều bệnh hại nguy hiểm.
✅ Phòng trừ lâu dài, tăng hệ miễn dịch, thời gian lâu dài.
✅ Không độc hại, sử dụng an toàn, chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn.
Hướng dẫn cách dùng thuốc trị bệnh thối rễ cây hồ tiêu Phy Fusaco
✅ Phun trị cây hồ tiêu bị thối rễ: Pha Chai 250ml/400-600 lít phun kỹ lá – cành -thân và vùng dưới gốc, cách nhau 5-7 ngày/lần.
✅ Phun phòng cây hồ tiêu bị thối rễ: Chai 250ml/800-1000 lít nước phun định kỳ 15-30 ngày/lần.
Nội dung phía trên đã trình bày chi tiết về tình trạng cây hồ tiêu bị thối rễ. Hy vọng qua bài viết bà con đã nắm bắt được nguyên nhân chính gây hại, nhận biết các dấu hiệu của bệnh để từ đó áp dụng cách phòng trừ phù hợp nhằm điều trị dứt điểm loại bệnh này trên cây trồng.