Cây bị thối rễ nguyên nhân do đâu? Cách phòng trị hiệu quả
Kích thước chữ
Cây bị thối rễ luôn khiến nhiều gia đình trồng cây phải lo lắng vì đứng trước viễn cảnh mất trắng vườn. Tình trạng này không chỉ khiến cho cây trồng trong vườn phát triển kém, trở nên còi cọc mà còn khiến khả năng cho quả bị thấp đi. Nếu không kịp thời phát hiện và đưa ra những giải pháp đúng lúc thì hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Cùng AQ hiểu rõ hơn về căn bệnh cũng như các cách xử lý cây bị thối gốc thông qua bài viết dưới đây như sau.
Tìm hiểu về tình trạng cây bị thối rễ
Thối rễ là hiện tượng mà bộ rễ của cây trồng chết dần do nấm hại, vi khuẩn, virus tấn công như: Fusarium, Phytophthora, Pythium,…Nếu không kịp thời phát hiện và phòng ngừa thì bệnh sẽ khiến rễ cây chết dần và ảnh hưởng đến chất lượng, sản phẩm trong vườn.
Những cây được trồng trong chậu có khả năng cao bị mắc phải bệnh thối rễ hơn do khả năng cân bằng không so được với đất ngoài tự nhiên.
Nguyên nhân nào khiến cây bị thối rễ?
Nhiều bà con thường nghĩ rằng “thối rễ bởi do nước” nhưng thật ra là do yếu tố độ ẩm. Những ruộng mà đất có độ ẩm cao và duy trì trong thời gian dài sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, nấm hại, virus tấn công và gây ra bệnh.
AQ đã tổng hợp một số yếu tố có thể tác động đến độ ẩm của đất mà bà con có thể tham khảo như sau:
Tưới nước dư, thừa quá nhiều: Việc tưới nước quá nhiều sẽ khiến vùng dưới bộ rễ bị ngộp, làm cho nồng độ oxy trong đất bị ảnh hưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho các mầm mống bệnh phát triển. Khi lượng nước tưới vượt quá quá khả năng hấp thụ của cây trồng thì sẽ dẫn đến tình trạng thối rễ
Đất thẩm thấu kém và không tơi xốp: Việc đất trong vườn thẩm thấu tốt sẽ góp phần giúp khả năng lưu thông nước tốt hơn. Đồng thời tạo môi trường thoáng khí, tránh ngập nước, giúp cây không bị thối rễ. Những vùng có lượng đất sét cao sẽ rất khó thoát nước, dễ trữ nước trong khoảng thời gian dài, khiến vùng bị ngập úng.
Trồng rễ quá sâu vào đất: Đất càng sâu xuống thì sẽ càng cứng, có ít không khí và dinh dưỡng. Nếu như bà con trồng cây hoặc giâm cành quá sâu dưới đất sẽ khiến rễ non khó sinh trưởng do hạn hẹp chất dinh dưỡng. Dễ bị thối rễ và lây nhiễm sang những cây lận cận.
Tưới nước trong thời kỳ cây phát triển chậm: Những tháng mùa đông thường là khoảng thời gian mà cây trồng phát triển chậm nhất. Vì thế mà nhu cầu trao đổi chất dinh dưỡng hay nước cũng bị ít đi. Vì thế, mà nhiều bà con không biết vẫn tưới nước đều đặn sẽ khiến cây hấp thụ không hết dẫn tới thối rễ.
Tưới nước trong thời điểm nhiệt độ thấp: Nhiệt độ môi trường thấp sẽ khiến cho nhu cầu nước của cây bị ít đi. Do đó, nếu bà con vẫn giữ nguyên tần suất tưới nước như bình thường sẽ khiến cây bị thối gốc.
Trồng cây ở chậu quá to: Chậu trồng quá to so với kích thước của cây sẽ khiến cây con bị thối rễ bởi lẽ những khoảng trống trong chậu sẽ hình thành nên các vùng ứ nước. Lâu ngày sẽ xuất hiện các mầm bệnh gây hại cho rễ cây.
Chất liệu của chậu trồng: Yếu tố quan trọng nhất khi chọn chậu là phải có lỗ thoát nước dưới đáy, đồng thời chất liệu cũng phải phù hợp với tần suất tưới. Những chậu nung có khả năng thẩm thấu cao và giúp đất khô nhanh. Chậu kim loại hay chậu nhựa sẽ có khả năng giữ nước và độ ẩm lâu hơn.
Dùng những dụng cụ làm vườn bị nhiễm mầm bệnh: Việc sử dụng dụng các loại dụng cụ làm vườn chăm sóc cây trồng bị bệnh hay gieo hạt xuống đất có tiền sử nhiễm bệnh sẽ làm tăng khả năng thối rễ.
Cây yếu, sức đề kháng kém: Sự suy giảm sức đề kháng của cây sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển và gây nên tình trạng thối rễ.
Dấu hiệu của cây bị thối rễ ra sao?
Do biểu hiện của cây con bị thối rễ thường rất giống với những căn bệnh hại khác. Do đó, bà con cần phải quan sát kỹ và để ý để không bị nhẫm lần.
Giai đoạn đầu: Vườn đột nhiên bị vàng lá, sinh trưởng kém trong khi bà con vẫn tưới nước, bón phân, chăm sóc đầy đủ thì cần phải kiểm tra gấp vì có khả năng cây thối rễ. Nếu lá cây xoắn lại vào ban ngày và nguyên dạng vào ban đêm thì có khả năng cao rễ bị ngâm nước quá nhiều.
Giai đoạn giữa báo động: Ở giai đoạn này rễ cây đã bắt đầu thối mục và có dấu hiệu từ dưới lên thân. Những chồi cây non rộp lên và nhũn nhão, lá bị úa tàn từ trong cuốn.
Khi này, nếu như bà con nghi ngờ cây bị vàng lá thối rễ thì sử dụng dụng cụ làm vườn để đào rễ lên và kiểm tra. Bộ rễ khỏe mạnh sẽ có màu trắng đục hoặc trắng ngà và không có mùi gì, ngoại trừ các loại cây thảo dược, hương liệu.
Cây bị thối gốc thì phần rễ của chúng có màu nâu và nặng hơn là màu đen. Phần vỏ bên ngoài dễ dàng dùng tay để tuốt ra, để lộ các phần mô rễ. Lúc này, khi ngửi sẽ thấy có mùi hôi đặc trưng. Nguyên nhân là bởi sự xâm nhập của các vi khuẩn đang tiêu hóa rễ.
Giai đoạn cuối: Lúc này rễ đã bị hư hại hoàn toàn, không thể cứu chữa được vì bộ rễ đã hoàn toàn bị nhão ra, các bộ phận trên cây cũng bị chết dần đi. Bà con cần phải loại bỏ cây bị hư ra khỏi chậu và cách ly với những cây khỏe mạnh khác.
Cây bị thối rễ gây ra tác hại thế nào?
Thối rễ khiến cho cây trồng sinh trưởng và phát triển kém, năng suất và chất lượng của vườn cũng như cây bị giảm đi nghiêm trọng.
Nấm hại tấn công sẽ làm khiến sức đề kháng cây yếu đi. Làm tăng khả năng bị nhiễm các bệnh hại khác.
Nếu không kịp thời phát hiện và phòng ngừa thì nấm hại gây thối rễ sẽ nhanh chóng hủy hoại vườn và lây sang những cây khỏe mạnh lân cận.
Hướng dẫn cách xử lý cây bị thối rễ đơn giản, hiệu quả cao
Bệnh thối rễ sẽ lây lan rất nhanh và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến cho vườn. Do đó, để đảm bảo an toàn cho những cây xung quanh khỏe mạnh thì bà con cần phải xử lý cây bị thối gốc một cách nhanh nhất.
Thay toàn bộ đất: Đối với những chậu có cây con bị thối rễ thì đầu tiên bà con cần phải thay mới toàn bộ phần đất đã bị nhiễm bệnh. Sử dụng dụng cụ làm vườn để loại bỏ phần rễ bị hư đi (nên khử trùng dụng cụ trước và sau khi dùng). Sau đó chuyển sang chậu mới và chăm sóc cẩn thận.
Cắt toàn bộ cành và lá héo: Những bộ phận đã bị hư hại hoàn toàn và không thể phục hồi thì bà con nên loại bỏ khỏi cây. Vì nếu không cắt bỏ, mầm bệnh sẽ phát triển và lây lan khiến cây bị chết đi.
Giảm lượng nước tưới: Với thời tiết se lạnh, hay số lượng rễ đã đủ thì bà con cần nên hạn chế tưới nước. Tránh tưới nước quá nhiều khiến cây không kịp hấp thụ, gây nên tình trạng thối rễ.
Bổ sung lợi khuẩn: Sau 2 tuần trồng thì bà con sử dụng phân vi sinh nhằm tái tạo lại hệ vi khuẩn có lợi trong đất. Nên dùng phân tan chậm để giúp cây có thời gian hấp thụ và tránh bị cháy rễ do lượng phân bón cao. Có thể sử dụng bột vỏ quế và thảo quả để hạn chế mầm bệnh gây thối rễ.
Thuốc sinh học Be Green phòng trị cây bị thối rễ hiệu quả, an toàn
Đồng cảm với nỗi lo lắng của bà con trước tình trạng cây thối rễ. Khiến năng suất và chất lượng của vườn bị kém đi. AQ xin giới thiệu thuốc đặc trị sinh học Be Green có nhiều công dụng như sau:
Thành phần của thuốc phòng trị bệnh thối rễ ở cây Be Green
1,5×10^6 CFU/g bột Chaetomium (Sản phẩm được tổng hợp từ 25 chủng nấm có lợi và nhiều vi sinh phân giải và các dưỡng chất khác).
Công dụng của thuốc phòng trị bệnh thối rễ ở cây Be Green
✅ Phòng trừ các loại nấm bệnh khiến cho cây trồng bị thối rễ, lở cổ rễ.
✅ Phục hồi bộ rễ và giúp cây kích thích mọc lá, rễ mới.
✅ Giúp bổ sung những vi sinh có lợi và nâng cao sức đề kháng cho cây trồng.
✅ Cải tạo đất và tăng năng suất vườn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc phòng trị bệnh thối rễ ở cây Be Green
✅ Phun trị cây bị vàng lá thối rễ: Pha hỗn hợp gồm 50g Be Green cùng 80 lít nước sạch. Sau đó phun trực tiếp hoặc tưới vùng đất dưới tán gốc cây. Sử dụng từ 5 – 10 ngày/ lần.
✅ Phun phòng cây bị vàng lá thối rễ: Pha hỗn hợp gồm 25g Be Green với 40 lít nước sạch rồi phun định kỳ từ 3 – 4 lần/ vụ.
Hy vọng, hiện trạng cây bị thối rễ sẽ không còn là vấn đề khiến bà con đau đầu khi đã hiểu rõ hơn về đặc điểm, nguyên nhân, biện pháp phòng trừ hợp lý. AQ chúc cho bà con thật nhiều sức khỏe và đạt nhiều thành tựu trong công việc.