Cây bị cháy lá là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách phòng trị

Cây bị cháy lá là bệnh gì? Nguyên nhân và Cách phòng trị

22/05/2024

Kích thước chữ

Cây bị cháy lá là bệnh gì?” Là câu hỏi được nhiều người nông dân tìm kiếm thường xuyên nhằm phát hiện ra nguyên nhân gây bệnh để giúp bảo vệ vườn trồng của mình không còn bị cháy lá. Bài viết sau đây sẽ giúp quý bà con tìm ra được nguyên nhân và phương pháp phòng trừ bệnh hiệu quả.

Tìm hiểu về tình trạng cây bị cháy lá

Cây bị cháy lá là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng trị
Cây bị cháy lá là bệnh gì? Cùng AQ tìm hiểu sao đây

Cháy lá là bệnh hại thường xuyên xuất hiện trên tất cả các giống cây trồng. Bệnh khiến cho lá cây xuất hiện những vết cháy nắng ở đỉnh đầu, nếu như trở nặng vết cháy sẽ nhanh chóng lây sang toàn lá và làm mất đi khả năng quang hợp của cây.

Nguyên nhân làm cho cây bị cháy lá

Cháy lá do nhiều nguyên nhân gây ra, nếu như không chuẩn đoán đúng lý do gây nên và thực hiện phòng ngừa sai các thì bệnh sẽ dần trở nên nặng hơn gây ra những hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là chết cây.

Thiếu dưỡng chất dinh dưỡng

Các nguyên tố như: Bo, K, Mo,… là những chất quan trọng bắt buộc phải có trong cây vì nếu thiếu chúng thì quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng và nước sẽ không thể xảy ra. Một thời gian dài sau chồi rễ sẽ có màu đen, chóp lá bị héo úa.

Ngoài ra, việc thiếu hụt canxi sẽ ảnh hưởng tới khả năng phát triển của chồi non và quá trình phân tích tế bào. Đặc biệt, việc thiếu các chất vi lượng sẽ dẫn đến tình trạng cháy đầu lá ở cây trồng.

Thời tiết xung quanh vườn trồng

Yếu tố môi trường xung quanh có tác động rất lớn tới toàn bộ lá của cây. Vào mùa đông khi trời lạnh buốt, mùa hè hạn hán nóng khô, nhiệt độ cao thì lúc này rễ và cây bị ảnh hưởng nặng nề, khiến cho quá trình tìm chất dinh dưỡng của rễ khó khăn gây nên hiện trạng rụng lá do không đủ chất.

Úng nước

Úng nước là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho cây bị cháy lá nhất. Việc dư thừa nước trong một thời gian dài sẽ khiến rễ bị ngập úng, đất lưu thông không khí kém. Bộ rễ sẽ bị thối, nấm hại tấn công và gây nên tình trạng cháy lá.

Ngộ độc phân bón cây trồng

Hiện tượng ngộ độc phân bón xảy ra khi cây bài tiết chất độc nhanh thông qua mép lá, tương tự như cách chúng ta nôn ói ra khi bị ngộ độc. Đặc biệt, khi quá trình diễn ra trong giai đoạn cây đang chịu nắng từ mặt trời thì lá sẽ bị rủ rồi cháy.

Nồng độ pH trong đất

Nồng độ pH có trong đất quyết định rất lớn để tốc độ sinh trưởng của cây trồng trong vườn. Nếu như nồng độ pH không đạt hoặc vượt quá mức (bị chua, bị mặn) sẽ làm giảm khả năng lưu thông không khí và thoát nước.

Ngoài ra, nếu trong đất có chứa các thành phần gây cản trở đến sự phát triển của cây hoặc có dấu hiệu tồn tại chất gây ô nhiễm thì cũng sẽ là nguyên nhân gây ra sự cháy lá trong vườn.

Nấm hại

Bệnh cháy lá ở cây cũng có thể do một số loài nấm hại gây nên. Chúng tấn công và khiến cho các mô lá xảy ra hiện tượng bất thường, màu lá bị mất xanh. Nấm bệnh rất dễ bùng phát và lây lan, do đó bà con nên tránh để vườn có độ ẩm không khí cao, bị ứ đọng nước,…

Cây bị cháy lá gây ra những tác hại gì?

Cây bị cháy lá sẽ ảnh hưởng đến khả năng tự quang hợp, từ đó dẫn đến việc cây sinh trưởng, phát triển kém, còi cọc, yếu ớt và dễ bị vi khuẩn, nấm hại gây hại tấn công. Ngoài ra, cháy lá sẽ khiến cho vườn trồng bị mất thẩm quan, gây thiệt hại về năng suất.

Hướng dẫn cách phòng trừ bệnh cháy lá ở cây đơn giãn, hiệu quả

Cây bị cháy lá là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng trị
Một số biện pháp canh tác nhằm giúp cây phòng ngừa các tác nhân gây bệnh

Để giúp cây khỏe mạnh, phát triển tốt, không còn bị cháy lá thì bà con cần kết hợp thực hiện các biện pháp phòng trừ phù hợp với nguyên nhân gây ra bệnh.

Phương pháp chăm sóc phòng trừ bệnh cháy lá ở cây

✅ Sử dụng các giống cây sạch bệnh, có khả năng kháng lại các loại nấm gây hại.

✅ Tưới nước cây với tần suất hợp lý, tránh gây úng rễ.

✅ Thường xuyên ra thăm vườn để có thể kịp thời phát hiện tình trạng vàng lá của cây.

✅ Cung cấp những chất dinh dưỡng cho đất để rễ có thể hấp thụ.

✅ Với những vùng thời tiết nắng gắt thì sử dụng lưới để che phủ cây.

✅ Lắp đặt hệ thống thoát nước cho vườn.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý bệnh cháy lá ở cây

Với những vườn cây bị tình trạng cháy lá nặng nề, các biện pháp canh tác không thể giúp khắc phục bệnh thì lúc này bà con có thể chuyển sang sử dụng tới thuốc hóa học. Đặc tính mạnh có trong thuốc sẽ giúp cây trong vườn không còn bị cháy lá một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Tuy nhiên, bà con không nên quá sử dụng thuốc hóa học một cách thường xuyên vì các thành phần có trong thuốc sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến đất. Do đó, khi nhận thấy tình trạng cháy lá trong vườn có dấu hiệu thuyên giảm nên chuyển sang sử dụng thuốc sinh học để trị dứt điểm.

⚠️Cảnh báo: Đất đai khi tiếp xúc với một lượng thuốc hóa học trong một thời gian dài sẽ dần mất đi các giá trị dinh dưỡng,  trở nên khô cằn và không thể canh tác cho mùa vụ mới liền được.

Thuốc đặc trị bệnh cháy lá ở cây Phy FusaCo an toàn cho cây

Cây bị cháy lá là bệnh gì? Nguyên nhân và cách phòng trị
Phòng ngừa hiệu quả căn bệnh cháy lá này với thuốc đặc trị Phy FusaCo

Bệnh cháy lá mang không chỉ khiến cho quá trình phát triển của cây bị ảnh hưởng, làm khả năng đậu hoa kết trái của cây bị giảm đi khiến kinh tế của vườn bị ảnh hưởng. Thuốc trị bệnh cháy lá Phy FusaCo sẽ giúp bà con nông dân giải quyết những nỗi lo đó.

Thành phần thuốc trị bệnh cháy lá‎ ở câyPhy FusaCo

1,5×10^8 vi sinh tổng số: Chaetomium spp, Trichoderma spp  và Bacillus subtilis (Sản xuất theo công nghệ đối kháng nấm Chaetomium cùng Trichoderma và  hoạt chất kháng sinh học Nano Chitosan).

Công dụng thuốc trị bệnh cháy lá‎ ở cây Phy FusaCo

✅ Phòng trừ bệnh hại do nấm: Phytophthora, Fusarium, Colletotrichum,. .. gây ra các bệnh cháy lá, thán thư thối trái, xì mủ, sương mai. ghẻ loét, chết dây, thán thư,thối thân, thối nhũn…

✅ Tăng cường khả năng kháng cho cây để có thể chống chịu các nấm hại như: nấm hồng,  sương mai, héo rũ, loét vi khuẩn, ghẻ sẹo,…

Thuốc trị bệnh cháy lá có thời gian hiệu lực lâu và độ phủ rộng lớn.

✅ Giúp nâng cao chất lượng quả trong vườn, an toàn với đất, bổ sung chất dinh dưỡng.

Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh cháy lá ở cây Phy FusaCo

Phun trị nấm và vi khuẩn gây bệnh cháy lá: Pha 250ml thuốc Phy FusaCo cùng với 400-600 lít nước. Phun cẩn thận đều lá – cành – thân và vùng dưới gốc cây trong vườn. Sử dụng định kỳ hiệu quả 5-7 ngày/lần.

Phun phòng nấm và vi khuẩn gây bệnh cháy lá: Pha 250ml Phy FusaCo cùng với 800-1000 lít nước sạch. Sử dụng 15-30 ngày/ lần tùy vào mức độ và độ rộng của vườn.

Thực chất, câu hỏi “cây bị cháy lá là bệnh gì?” không khó, câu trả lời tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Do đó, bà con cần phải hiểu rõ kỹ các nguyên nhân để từ đó đưa ra các biện pháp phù hợp.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
250.000VND
Mua ngay

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *