Cách trồng xương rồng đơn giản cho người mới, ra hoa đẹp

Cách trồng xương rồng đơn giản cho người mới, ra hoa đẹp

22/05/2023

Kích thước chữ

Cách trồng xương rồng mang lại hiệu quả cao cho dân văn phòng và bà con trồng tại nhà. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu bài viết hướng dẫn cách trồng cây xương rồng ngày hôm nay nhé!

Tìm hiểu về cách trồng xương rồng

Cách trồng xương rồng trang trí cho không gian cho ngôi nhà, văn phòng, bàn làm việc vói nhiều ý tưởng sáng tạo, độc đáo mang lại sự thư giản cho người trồng. Để hiểu rõ hơn về cây xương rồng cũng như cách trồng bà con tìm hiểu qua nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn nhé.

Tổng quan về cây xương rồng

Cách trồng xương rồng đơn giản cho người mới, ra hoa đẹp
Có 3 cách trồng cây xương rồng: trồng bằng hạt, nhánh xương rồng có sẵn hoặc tháp ghép

Cây xương rồng là một trong số các nhóm cây rất dễ trồng, đặc biệt chúng rất được ưa thích đối với dân văn phòng. Theo ước tính, cây xương rồng có khoảng 1500 – 18000 loại giống cây khác nhau và có 100 loài tại Việt Nam.

Đặc tính của cây xương rồng có thể chịu hạn tốt nên bà khi trồng, bà con không cần phải chăm sóc quá nhiều.

Công dụng của cây xương rồng

Tùy vào giống cây xương rồng, công dụng mà chúng mang lại còn nhiều hơn so với việc làm kiểng tạo cảnh quan cho vườn. Điển hình dưới đây là một số công dung của cây xương rồng mà bà con cần lưu ý.

✅ Sử dụng làm dược phẩm: Một số giống xương rồng có phát triển bộ lá, bà con có thể thu hoạch để làm thuốc chữa bệnh. Các lá của cây xương rồng có công dụng thanh mát, giải độc. Nhựa cây xương rồng có thể giúp bà con chống ngứa và chữa đau bụng.

✅ Cây cảnh làm kiểng: Do cây xương rồng có kèm nhiều gai trên thân nên một số bà con sử dụng để làm hàng rào bảo vệ và tạo cảnh quan cho vườn.

Cách trồng xương rồng đơn giản cho người mới, ra hoa đẹp
Thay vì trồng xương rồng làm cảnh, chúng ta có thể sử dụng để làm đẹp hoặc các bài thuốc hữu ích

✅ Thanh lọc không khí: trồng cây xương rồng trong nhà sẽ mang lại hiệu quả, chúng sẽ hấp thụ khí CO2 và tạo ra Oxi. Thêm vào đó, chúng sẽ giúp bà con giảm tải được lược bức xạ từ tivi, điện thoại và các thiết bị điện tử khác.

✅ Dùng xương rồng làm thực phẩm: Để làm thực phẩm, giống xương rồng tai thỏ có thể dùng để bà con chế biến thức ăn. Kèm theo đó, cây thanh long cũng là nhóm cây thuộc xương rồng có khả năng cung cấp dinh dưỡng và vitamin cho người dùng.

Những yêu cầu cần thiết để thực hiện cách trồng xương rồng

Như đã đề cập ở trên, cây xương rồng rất dễ trồng nếu bà con có những sự chuẩn bị chu đáo trước khi trồng. Dưới đây là một vài yếu tố để giúp cây xương rồng thích nghi và phát triển tốt.

Thời gian trồng cây xương rồng thích hợp

Nhờ vào khả năng chịu hạn và thích nghi tốt, nên bà con có thể trồng cây xương rồng quanh năm mà không lo cây bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, hãy hạn chế trồng cây xương rồng vào mùa mưa vía chúng sẽ thiếu nguồn ánh sáng để phát triển. Hơn thế nữa, cây sẽ rất dễ bị lây nhiễm bệnh do các tác nhân nấm gây ra.

Điều kiện về đất trồng cây xương rồng

Cách trồng xương rồng đơn giản cho người mới, ra hoa đẹp
Hạn chế trộn quá nhiều xơ dừa sẽ tạo độ ẩm quá mức khiến cây xương rồng dễ bị úng nước

Để trồng được cây xương rồng trên bàn làm việc, phòng khách, không gian nhà ở, bà con cần lựa chọn đất trồng tơi xốp và thoát nước cao. Bà con có thể tham khảo cách trộn đất trồng xương rồng cùng với đá trân châu (perlite) để nâng cao khả năng thoát nước.

Kích thước chậu trồng cây xương rồng

Cách trồng xương rồng đơn giản cho người mới, ra hoa đẹp
Mọi người có thể làm mới không gian trồng xương rồng với những chậu trồng hình thú khác lạ

Cuối cùng là chậu trồng cây xương rồng, bà con có thể dựa vào kích thước của cây để chọn chậu trồng phù hợp. Trên thị trường hiện tại, các nhà phân phối cung cấp rất đa dạng các chậu trồng khác nhau. Điều kiện tối thiểu của cây xương rồng về chậu là khả năng thoát nước của cây nên bà con có thể sử dụng chậu đất nung để trồng.

Tổng hợp cách trồng xương rồng vói ý tưởng độc đáo sáng tạo

Trong phần tiếp theo đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết cách trồng cây xương rồng cho bà con nông dân. Cách trồng này có thể thực hiện được tại nhà, văn phòng và sản vườn của bà con với các thủ thuật đơn giản.

Hướng dẫn cách trồng xương rồng bằng hạt

Cách trồng xương rồng đơn giản cho người mới, ra hoa đẹp
Quy trình cách trồng xương bằng hạt

Đầu tiên sẽ là cách trồng cây xương rồng bằng hạt, bà con chỉ cần thực hiện theo các bước dưới đây của chúng tôi.

Bước 1: Chọn hạt giống cây xương rồng để trồng sao cho chúng có thể thích nghi và phát triển tốt với môi trường.

Bước 2: Gieo trồng hạt giống xuống đất được chuẩn bị trước và đảm bảo đủ độ ẩm. Bà con rải hạt lên bề mặt và phủ thêm một lớp đất mỏng. Sau đó, bà con dùng màng bọc thực phẩm phủ kín chậu và mang ra nơi có nhiều ảnh sáng.

Bước 3: Trồng bằng hạt sẽ tốn một khoảng thời gian để cây xương rồng nảy mầm. Chúng cấn ít nhất 1 tháng thì chúng mới bắt đầu lên mầm. Lúc này, bà con cần gỡ màng bọc để cần thực hiện khả năng quang hợp để phát triển.

Bước 4: Đợi đến khi cây xương rồng đạt đường kính khoảng 2 – 3cm thì bà con đã có thể mang ra trồng ở chậu riêng. Khi chuyển sang chậu mới, bà con nên chuẩn bị đất trồng trước và đảm bảo đủ độ tơi xốp.

Cách trồng cây xương rồng từ cây có sẵn

Cách trồng xương rồng đơn giản cho người mới, ra hoa đẹp
Hình 1+2: Cách trồng xương rồng từ nhánh cây mẹ; Hình 3+4: Cách trồng xương rồng theo phương pháp tháp ghép

Cách trồng cây xương rồng từ cây có sẵn rất dễ thực hiện dành cho bà con chưa có kinh nghiệm cao trong kỹ thuật trồng. Bà con tham khảo theo các bước sau:

Bước 1: Lấy nhánh cây xương rồng cần nhân giống bằng dao đã khử trùng.

Bước 2: Làm khô vết thương bằng cách để nhánh xương rồng ở những nơi thoáng mát từ 2 – 3 ngày.

Bước 3: Mang nhánh xương rồng ra chậu trồng mới. Một thời gian nhánh cây sẽ phát triển rễ và vẫn giữ nguyên các đặc tính của cây mẹ.

Cách trồng xương rồng bằng phương pháp tháp ghép

Cuối cùng là cách trồng cây xương rồng bằng tháp ghép, chúng đòi hỏi hỏi rất nhiều về kỹ thuật ghép cành của bà con nông dân. Chính vì vậy, bà con cân nhắc khi thực hiện phương pháp trồng cây xương rồng bằng tháp ghép.

Bước 1: Sử dụng dao cắt gốc ghép và xử lý cành ghép sao cho chúng khớp với nhau.

Bước 2: Dùng chỉ hoặc dây thun để nối các khớp ghép lại với nhau.

Lưu ý⚠️: bà con nên thực hiện ghép cây xương rồng khi chúng còn ướt nhựa để đạt tỷ lệ thành công cao hơn.

Qua các hướng dẫn cách trồng xương rồng trên đây, bà con đã có thể thực hiện trồng cây đúng cách và hiệu quả. Nếu cần hỗ trợ tư vấn thêm về kỹ thuật canh tác, bà con có thể liên hệ Hotline 098 1355 180 – (028) 8889 7322. Tìm hiểu thêm về các kỹ thuật canh tác cây trồng khác tại Website AQ nguyenlieusinhhoc.com của chúng tôi.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *