Hướng dẫn cách trồng ớt ngũ sắc trong chậu ra quả đầy cành
Kích thước chữ
Cách trồng ớt ngũ sắc hiệu quả và đạt năng suất đang được rất nhiều bà con quan tâm. Bài viết hôm nay sẽ giải đáp và cập nhật các kiến thức cần thiết cho bà con thực hiện trồng cây ớt ngũ sắc. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bà con biết cách thực hiện thành công các kỹ thuật canh tác hiệu quả.
Tìm hiểu về cách trồng ớt ngũ sắc
Cách trồng ớt ngũ sắc đơn giản tại nhà không tốn nhiều công sức và chi phí, cây phát triển khỏe mạnh cho ra trái đầy cành, bóng trái, lớn trái, màu đẹp. Đối với các nhà vườn thì có một mùa vụ bội thu, nông sản đạt chất lượng và năng suất cao.
Cây ớt ngũ sắc mang trong mình hàm lượng giá trị dinh dưỡng cao và trên thị trường được nhiều người tiêu dùng lựa chọn sử dụng nên có giá trị kinh tế cao. Cây được trồng phổ biến tại nhiều nhà vườn ở miền Tây.
Đặc tính của cây ớt ngũ sắc
Ớt ngũ sắc là một trong các giống ớt nổi trội được trồng phổ biến tại Việt Nam. Chúng còn được đặt tên khoa học là Ornamental pepper. Đặc tính của giống ớt này cho quả dài khoảng 5cm, phần ruột rỗng và có vị cay nồng.
Hình dáng bên ngoài của cây ớt ngũ sắc cao khoảng 30 – 60cm, thân cây mọc thẳng và có nhiều nhánh xòe rộng xung quanh. Lá của cây ớt ngũ sắc mọc so le với nhau và có màu xanh mướt.
Thời điểm thích hợp để trồng ớt ngũ sắc
Ớt ngũ sắc là một trong các loại thực phẩm có lượng tiêu thụ cao nên được trồng quanh năm. Trồng ớt ngũ sắc tại Việt Nam, bà con chia thành 3 vụ chính gồm:
Vụ sớm: Bà con thường trồng vào tháng 8 – 9 và thu hoạch vào tháng 12 – 1.
Vụ Đông Xuân: Gieo trồng cây ớt vào tháng 10 – 11, bà con sẽ có thể thu hoạch ớt vào tháng 2 – 3.
Vụ Hè Thu: Gieo hạt cây ớt ngũ sắc từ tháng 4 – 5 và thu hoạch vào tháng 8 – 9.
Cần chuẩn bị gì cho cách trồng ớt ngũ sắc
Trước khi tiến hành trồng cây ớt ngũ sắc, bà con nên chuẩn bị một số yếu tố sau để cây đạt năng suất. Thêm vào đó, công tác chăm sóc và chi phí canh tác của bà con sẽ được giảm tải, tiết kiệm.
Xử lý hạt ớt ngũ sắc trước khi gieo trồng
Hạt giống của ớt ngũ sắc cần được xử lý trước khi gieo trồng. Nguyên nhân là vì phần vỏ bên ngoài khá cứng nên rất khó để nảy mầm. Trước khi gieo, bà con nên ngâm xử lý hạt qua nước ấm khoảng 50 độ C trong 1 tiếng.
Yêu cầu về đất trồng cây ớt ngũ sắc
Ớt ngũ sắc không chịu được tình trạng úng nước, nên bà con lưu ý sử dụng các nhóm đất có khả năng thoát nước tốt. Một số loại đất phù hợp để bà con trồng ớt ngũ sắc như: đất phù sa, đất màu,…
Sau khi chọn được đất trồng phù hợp, bà con nên thực hiện cải tạo lại đất trồng sao cho chúng đạt độ tơi xốp và nguồn dinh dưỡng nhất định. Thêm vào đó, bà con có thể sử dụng thêm các giá thể để tạo độ tơi xốp cho đất.
Chọn kích thước chậu trồng cây ớt ngũ sắc
Trong trường hợp bà con trồng cây ớt ngũ sắc trong chậu, bà con nên tham khảo các loại chậu trồng lầm bằng đất nung, gỗ, hoặc thùng xốp. Tuy nhiên, kích thước chậu cần đạt chiều cao trên 25cm và có các lỗ thoát nước xung quanh.
Thực hiện cách trồng ớt ngũ sắc đơn giản qua từng bước
Các bước trồng cây ớt ngũ sắc rất đơn giản, bà con chỉ cần thực hiện theo các bước hướng dẫn của chúng tôi dưới đây:
Bước 1: Gieo các hạt giống đã xử lý vào chậu trồng khoảng 2/3 lượng đất trồng đã chuẩn bị trước đó. Đặt hạt giống cách miệng chậu khoảng 7 – 10cm và bổ dụng thêm nước cho đất ẩm.
Bước 2: Xới đất trồng khoảng 0,5cm và cho hạt giống vào sau đó phụ một lớp đất mỏng khoảng 1cm lên nơi đặt hạt giống.
Bước 3: Đợi đến sau từ 10 – 15 ngày, hạt giống sẽ nảy mầm và đạt độ cao khoảng 10 – 15cm thì bà con mang cây ra trồng tại vườn.
Trường hợp bà con trồng bằng phương pháp cây con, bà con dùng xẻng để tạo một hố đất vừa đủ để đặt bầu ươm xuống. Phủ thêm một lớp đất cao khoảng từ 1 – 2cm để cố định gốc và bổ sung thêm rơm khô, nước để tạo độ ẩm cho cây phát triển.
Cách chăm sóc cây ớt ngũ sắc sau khi trồng
Tiếp theo là bước chăm sóc cây ớt ngũ sắc sau khi được gieo trồng. Các bước chăm sóc này chủ yếu để hỗ trợ cho cây phát triển khỏe mạnh và mang lại năng suất cao cho bà con nông dân.
Bón phân dinh dưỡng cho cây ớt ngũ sắc
Đầu tiên là bước chăm sóc cây bằng cách bón phân và dinh dưỡng cho cây phát triển ở giai đoạn đầu. Sau thời gian 7 ngày gieo trồng, bà con có thể tham khảo sử dụng chế phẩm sinh học Vi HAF để cho cây kích rễ bung đọt. Thêm vào đó, tình trạng nghẹt rễ ở cây cũng sẽ hạn chế tối đa.
Tiếp theo đó, sau 15 ngày gieo hạt, bà con sử dụng thêm Vi AMEN để cung cấp các hàm lượng dinh dưỡng, NPK để giúp cây phát triển xanh lá, đứng cây. Điểm đặc biệt của chế phẩm sinh học Vi AMEN có thể dùng để thay thế các loại phân bón lá khác trên thị trường.
Công tác phòng ngừa sâu hại tấn công cây ớt ngũ sắc
Trong từng giai đoạn phát triển của cây ớt ngũ sắc, chúng sẽ không tránh khỏi các tác nhân sâu và côn trùng gây hại. Điển hình nhất đó chính là sâu ăn lá, bọ trĩ, nhện đỏ,… Chính vì vậy, bà con có thể dựa vào tác nhân gây hại trên đây để sử dụng các chế phẩm xử lý phù hợp như Ola insect in99, Mebe Pa.
Điều chỉnh lượng nước tưới định kỳ cho cây ớt ngũ sắc
Như đã đề cập ở trên, cây ớt ngũ sắc cần tưới nước thường xuyên để cây phát triển nhanh và khỏe mạnh. Bà con nên thực hiện tưới nước định kỳ 2 lần/ngày. Nên tưới với mực nước vừa phải không tưới quá mạnh để hạn chế tình trạng đất văng lên lá cây. Tuy nhiên, vào các mùa mưa, bà con có thể cắt giảm lượng nước cho cây.
Giới thiệu các sản phẩm hỗ trợ trồng ớt ngũ sắc
Qua những nội dung trên, chúng tôi sẽ giới thiệu các sản phẩm được sản xuất bởi Công Ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ. Các chế phẩm như Mebe Pa, Ola insect in99, Vi AMEN , Vi HAF và cách sử dụng hiệu quả nhất.
Vi HAF giúp cây ớt ngũ sắc ra rễ mạnh, bung đọt, xanh lá, đứng cây
Cây ớt là nhóm cây rau màu phát triển rất nhanh nên bà con khi sử dụng Vi HAF có thể tham khảo theo tỷ lệ sau:
Pha 500g Vi HAF vào bình phuy phun chứa 600 – 800 lít nước. Bà con bắt đầu sử dụng cho cây ớt ngũ sắc sau thời gian gieo trồng 7 – 15 ngày. Định kỳ phun cho cây ớt ngũ sắc, bà con nên chia ra từ 10 – 15 ngày/lần.
Vi AMEN cung cấp dinh dưỡng và vi sinh có lợi cho cây ớt ngũ sắc
Sử dụng Vi AMEN thay thế phân bón lá, bà con sử dụng 250ml dung dịch Vi AMEN pha cùng 300 – 400 lít nước và phun cho cây ớt từ 7 – 15 ngày/lần. Trong trường hợp diện tích vườn nhỏ hơn, bà con có thể pha với tỷ lệ sau: cho 25ml Vi AMEN vào 30 – 40 lít nước và phun cho cây theo từng giai đoạn.
Ola Insect in99 phòng ngừa sâu ăn lá gây hại cây ớt ngũ sắc
Tiếp theo là chế phẩm Ola insect in99 chuyên đặc trị các loại sâu hại, tấn công lá cây. Bằng những bào tử nấm sinh học, Ola insect in99 sẽ loại bỏ tận gốc sâu hại tấn công cây và bảo vệ an toàn cho cây trồng.
Cách sử dụng Ola insect in99 được thực hiện như sau:
☑️ Phòng trị sâu tấn công cây ớt: Cho 100ml Ola inesct in99 vào 200 lít nước và phun đều khắp các mặt lá của cây ớt từ 15 – 30 ngày/lần.
☑️ Xử sâu hại cây ớt ngũ sắc: Sử dụng 100ml Ola insect in99 cùng 100 lít nước, bà con thực hiện phun lên các mặt lá của cây từ 3 – 5 ngày/lần.
Mebe Pa phòng trừ côn trùng gây hại tấn công cây ớt ngũ sắc
Giống với Ola insect in99, Mebe Pa là thuốc chuyên đặc trị các loại côn trùng tấn công và để trứng lên cây ớt ngũ sắc. Kèm theo đó, Mebe Pa còn chứa các tinh dầu thực vật để xua đuổi các nguồn tác nhân công trùng hại cây.
Cách dùng Mebe Pa trong công tác phòng ngừa côn trùng:
☑️ Phun trị côn trùng gây hại cây ớt ngũ sắc: Hòa tan gói sản phẩm Mebe Pa 20g vào 20 lít nước và phun xử lý côn trùng định kỳ từ 5 – 10 ngày/lần.
☑️ Phun phòng côn trùng gây hại cây ớt ngũ sắc: Cho 10g Mebe Pa vào 20 lít nước và tiến hành phun phòng lên cây ớt từ 15 – 30 ngày/lần.
Tóm lại, cách trồng ớt ngũ sắc rất đơn giản cho bà con nông dân khi mới bắt đầu trồng. Nếu gặp phải các khó khăn trong quá trình canh tác, bà con có thể liên hệ Hotline 098 1355 180 – (028) 8889 7322 để được giải đáp. Đọc các tin tức nông nghiệp mỗi ngày tại Website: nguyenlieusinhhoc.comcủa chúng tối nhé!