Cách trồng gừng trong bao tại nhà, nhanh thu hoạch

Cách trồng gừng trong bao tại nhà, nhanh thu hoạch

23/05/2025

Kích thước chữ

Cách trồng gừng trong bao là giải pháp tiện lợi, tiết kiệm diện tích và dễ thực hiện ngay tại nhà. Chỉ với bao xi măng cũ, đất sạch và một vài củ gừng giống, bạn có thể tự tay trồng và thu hoạch gừng tươi sạch, an toàn cho cả gia đình. Phương pháp này đặc biệt phù hợp với không gian hẹp, dễ chăm sóc và ít sâu bệnh. Ở bài viết dưới đây, Trung Tâm Sinh Học AQ sẽ hướng dẫn trồng gừng trong bao, cung cấp các thông tin kỹ thuật cần thiết để bà con thực hiện phương pháp trồng này ngay tại nhà.

Tìm hiểu về cách trồng gừng trong bao

Cách trồng gừng trong bao tại nhà, nhanh thu hoạch
Trồng gừng trong bao tại nhà đơn giản, thu hoạch củ gừng quanh năm, sử dụng không hết

Cách trồng gừng trong bao là một trong các phương pháp trồng mới giúp bà con giảm tải được chi phí mua chậu trồng thời gian đầu. Vật dụng để trồng gừng tương đối rẻ và có thể di chuyển trong quá trình trồng.

Tuy nhiên, khi tiến hành cách trồng gừng trong bao hiệu quả bà con nên lưu ý một số yếu tố như thời điểm trồng và mật độ trồng trong bao.

Đặc điểm hình thái của cây gừng

Cách trồng gừng trong bao tại nhà, nhanh thu hoạch
Gừng có thân giả hình trụ, mọc thẳng, củ gừng mọc ngang dưới mặt đất, có nhiều đốt, phân nhánh

Cây gừng thuộc họ Zingiberaceae, là cây thân thảo sống lâu năm với những đặc điểm hình dáng nổi bật sau:

▶️ Thân: Thân giả hình trụ, mọc thẳngTrồng gừng trong bao tại nhà đơn giản, thu hoạch củ gừng quanh năm, sử dụng không hế, cao khoảng 0,5 – 1 mét, được hình thành từ các bẹ lá xếp khít nhau. Thân thật nằm dưới đất, chính là củ gừng (thân rễ).

▶️ Lá: Lá mọc so le, hình mác dài, nhọn ở đầu, có màu xanh nhạt đến xanh đậm. Mỗi bẹ lá ôm sát thân và có gân lá song song.

▶️ Củ (thân rễ): Củ gừng mọc ngang dưới mặt đất, có nhiều đốt, phân nhánh, vỏ ngoài màu vàng nâu, bên trong màu vàng tươi, có mùi thơm cay đặc trưng.

▶️ Hoa: Hoa gừng thường mọc từ gốc, có màu vàng nhạt, điểm tím hoặc đỏ, xếp thành cụm. Tuy nhiên, cây gừng trồng để lấy củ ít khi ra hoa.

▶️ Rễ: Rễ chùm, phát triển từ củ, bám chắc vào đất, giúp cây hút nước và chất dinh dưỡng.

Công dụng của cây gừng

Cây gừng không chỉ được biết để thu hoạch củ, làm gia vị quen thuộc cho nhiều món ăn ngon mà còn là dược liệu quý hiếm, không chỉ dùng mỗi củ mà lá gừng cũng được tận dụng để chế biến, tạo màu và mùi. Tóm lại, cây gừng có nhiều công dụng, dùng để:

✅ Giúp tăng hương vị cho món ăn với vị cay nồng, thơm đặc trưng. Khử mùi tanh trong thịt cá, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.

✅ Uống trà gừng hoặc ngậm lát gừng tươi giúp giảm cảm giác chóng mặt, nôn ói.

✅ Gừng có hoạt chất gingerol giúp giảm đau xương khớp, viêm họng, cảm cúm. Giúp tăng tiết dịch tiêu hóa, hỗ trợ giảm chứng đầy hơi và khó tiêu.

✅ Khi kết hợp gừng với mật ong hoặc chanh tạo ra bài thuốc dân gian giúp giảm ho, long đờm.

✅ Giúp ổn định huyết áp, tim mạch nhờ vào khả năng chống oxy hóa, giảm cholesterol.

✅ Gừng kết hợp muối, rượu, nghệ để chườm nóng giúp tan mỡ, săn chắc da. Cơ thể được làm ấm, dùng gừng ngâm chân hoặc pha trà gừng giúp cơ thể ấm lên vào mùa lạnh.

✅ Trong nông nghiệp, gừng là một trong những thành phần được dùng trong chế phẩm sinh học đuổi côn trùng. Gừng tươi còn có thể giúp bảo quản thực phẩm tốt hơn nhờ tính kháng khuẩn.

Các yếu tố tự nhiên để gừng sinh trưởng tốt

Muốn cây gừng thích nghi tốt với môi trường tại nơi bà con đang sống, cần đảm bảo các yếu tố sinh trưởng quan trọng như sau:

▶️ Khí hậu: Cây gừng ưa khí hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới, thích hợp trồng ở nơi có nhiệt độ ấm áp, mưa nhiều. Tránh vùng có gió mạnh, mưa lớn kéo dài hoặc sương giá, vì dễ gây thối củ và hư hại thân lá.

▶️ Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng cho cây gừng sinh trưởng là từ 25–32°C. Dưới 20°C, cây phát triển chậm; dưới 10°C, cây dễ ngừng sinh trưởng hoặc chết. Nhiệt độ quá cao (>35°C) kết hợp nắng gắt cũng làm cây héo nhanh, giảm năng suất củ.

▶️ Ánh sáng: Gừng ưa ánh sáng tán xạ, không thích hợp với ánh nắng trực tiếp quá mạnh. Có thể trồng dưới bóng râm nhẹ (khoảng 60–70% ánh sáng), đặc biệt trong giai đoạn đầu. Khi nắng gắt, nên che lưới hoặc trồng xen dưới tán cây cao để tránh cháy lá, xốp củ.

▶️ Độ ẩm: Gừng cần độ ẩm trung bình đến cao (60–80%), đặc biệt trong giai đoạn phát triển thân – lá và hình thành củ. Tuy nhiên, độ ẩm phải ổn định và không gây úng, vì củ dễ bị thối trong môi trường quá ẩm. Cần tưới nước đều, vừa đủ ẩm, hạn chế tưới đẫm liên tục hoặc để nước đọng.

▶️ Đất trồng: Cây gừng thích hợp trồng ở những nơi có đất tơi xốp, giàu mùn, thoát nước tốt như đất thịt nhẹ, đất cát pha, đảm bảo độ pH đất nên ở mức 5,5 – 6,5 để gừng hấp thu dinh dưỡng tốt nhất. Không trồng gừng ở đất phèn, đất sét nặng, hoặc đất bị úng nước.

Thời điểm thích hợp để tiến hành cách trồng gừng trong bao tải

Để canh tác gừng thêm hiệu quả và mang lại năng suất cao, thời điểm trồng tốt nhất là vào giữa tháng 1 đến giữa tháng 4 âm lịch. Khi đó, bà con có thể thu hoạch gừng vào tháng 7 – cuối tháng 8 âm lịch.

Trong trường hợp bà con sử dụng gừng để làm giống thì nên chọn các củ gừng có độ tuổi khoảng 10 – 11 tháng tuổi.

Mật độ gừng nên trồng gừng tại nhà là bao nhiêu?

Đối với việc trong trong bao tải, cây gừng nên được phân bố với khoảng cách 30cm và mỗi hàng cách nhau từ 40 – 50cm.

Khi trồng cây gừng xuống đất, bà con nên đặt giống sâu khoảng 5 – 7cm và phủ lớp đất mỏng lên bề mặt. Nếu sử dụng bao tải nhỏ, bà con có thể phân bố cây với mật độ thưa hơn.

Lợi ích của cách trồng gừng trong bao

Cách trồng gừng trong bao là cách làm đơn giản, tiết kiệm và phù hợp với không gian nhỏ. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích thiết thực, từ dễ chăm sóc đến thu hoạch thuận tiện. Sau đây là những lợi thế nổi bật của cách trồng này:

➡️ Việc tận dụng bao xi măng, bao tải để trồng gừng giúp tối ưu không gian sống. Vì hình thức này có thể đặt ở những nơi yêu thích, di chuyển dễ dàng, phù hợp với những nơi có diện tích nhỏ, không có đất vườn.

➡️ Bao nhẹ, linh hoạt, dễ di dời khi cần tránh nắng gắt, mưa lớn hoặc thay đổi vị trí đón sáng. Dễ thao tác khi tưới nước, bón phân hoặc kiểm tra sự phát triển của củ.

➡️ Giảm nguy cơ lây nhiễm sâu bệnh từ đất vườn hoặc môi trường xung quanh. Hạn chế tình trạng úng nước là nguyên nhân gây thối củ nhờ vào những lỗ thoát nước tự đục trên bao.

➡️ Khi thu hoạch, chỉ cần xé bao hoặc đổ đất ra là có thể thu củ gừng dễ dàng, không tốn công sức như trồng trực tiếp dưới đất.

➡️ Tự trồng gừng giúp chủ động nguồn thực phẩm sạch, không hóa chất độc hại. Tái sử dụng bao cũ góp phần giảm rác thải nhựa, thân thiện với môi trường. Chi phí đầu tư thấp, không cần dụng cụ phức tạp hay kỹ thuật cao.

Chuẩn bị trước khi thực hiện cách trồng gừng trong bao

Trước khi bắt tay vào cách trồng gừng trong bao, khâu chuẩn bị đóng vai trò quyết định đến sự phát triển và năng suất của cây. Từ việc chọn bao phù hợp, làm đất đúng cách đến xử lý giống đều cần thực hiện cẩn thận để đảm bảo gừng mọc khỏe, ít sâu bệnh và cho củ chất lượng.

Chọn bao trồng gừng phù hợp

▶️ Nên sử dụng bao xi măng cũ, bao tải dứa hoặc bao nhựa dày vì đây là các loại bao sẵn có, bền, chịu nước và dễ di chuyển. Ưu điểm là tận dụng vật liệu tái chế, tiết kiệm chi phí.

▶️ Việc đục lỗ dưới đáy và xung quanh bao là cực kỳ quan trọng. Gừng rất dễ thối củ khi bị úng nước, nên cần tạo điều kiện thoát nước tốt ngay từ đầu. Lỗ nên nhỏ vừa đủ, phân bố đều quanh thành bao để đất không bị rửa trôi nhưng vẫn thông thoáng.

▶️ Trước khi đem đi trồng cần đem bao đi để giặt thật sạch để tránh gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng của củ giống.

Chuẩn bị đất trồng gừng

Cách trồng gừng trong bao tại nhà, nhanh thu hoạch
Bio Soil hỗ trợ cải tạo đất trồng gừng, đất sẽ trở nên tơi xốp, giàu dưỡng chất giúp củ gừng được phát triển to khỏe

▶️ Gừng phát triển tốt nhất trên đất tơi xốp, giàu dinh dưỡng và thoát nước nhanh. Vậy nên cần chuẩn bị và tiến hành phối trộn theo công thức nhau:

  • 2 phần đất thịt nhẹ: cung cấp nền tảng dinh dưỡng.
  • 1 phần trấu hun: giúp thoáng khí, giữ ẩm vừa đủ.
  • 1 phần xơ dừa: giữ nước và giúp đất tơi hơn.
  • 1 phần phân hữu cơ hoai mục: cung cấp dinh dưỡng lâu dài, kích thích ra củ tốt.

▶️ Khoảng 7 – 10 ngày trước khi trồng cần trộn vôi bột hoặc dung dịch cải tạo đất Bio Soil giúp khử chua, cân bằng pH từ 5,5 – 6,5 và tiêu diệt mầm bệnh đặc biệt là nấm khuẩn.

Chọn giống gừng

▶️ Giống gừng được trồng phổ biến nay, cho năng suất và chất lượng tốt đó là giống gừng Trâu và gừng Gié, tùy vào mục đích cũng như điều kiện khí hậu địa phương mà lựa chọn giống phù hợp.

▶️ Nên chọn củ gừng già, khỏe, da nhẵn, không có dấu hiệu bị hư hỏng, thối, sâu bệnh. Những củ này thường đã tích lũy đủ dinh dưỡng, tỷ lệ mọc mầm cao.

Xử lý giống trước khi thực hiện cách trồng gừng trong bao xi măng

Cách trồng gừng trong bao tại nhà, nhanh thu hoạch
Hướng dẫn cách xử lý củ gừng giống trước khi gieo trồng

▶️ Cắt hom: Mỗi đoạn nên dài 3–5 cm, có ít nhất 2 mắt mầm. Nhiều người muốn tiết kiệm giống nên cắt quá nhỏ, nhưng điều này dễ làm hom yếu, khó mọc hoặc chết non.

▶️ Việc ngâm hom giống trong dung dịch sinh học hoặc nước ấm pha thuốc tím là bước quan trọng giúp tiêu diệt nấm, vi khuẩn gây bệnh ẩn trong vỏ củ. Thời gian ngâm thường từ 10–15 phút, sau đó để ráo, có thể ủ qua đêm cho ra mầm nhanh hơn.

Hoặc bà con có thể tiến hành ủ mầm sau đó mới tách mầm đem đi trồng thay vì cắt hom ngay. Việc ủ mầm gừng gồm 2 cách:

  • Cách 1: Bà con thực hiện rải theo thứ tự 1 lớp cát ẩm ở đáy, 1 lớp gừng và cuối cùng là lớp cát ẩm. Thời gian ủ mầm sẽ kéo dài khoảng từ 3 – 5 ngày, sau đó bà con có thể kiểm tra chúng đã nảy mầm hay chưa.
  • Cách 2: Trải 1 lớp rơm rạ mỏng trên bề mặt đất cứng, sau đó xếp 1 lớp gừng lên bên trên. Phủ thêm 1 lớp rơm rạ mỏng lên gừng và phun thêm 1 ít nước để giữ ẩm cho công tác ủ mầm. Thời gian này bà con nên kiểm tra thường xuyên để tránh tình trạng thối củ do gừng ủ bị nóng.

▶️ Tiếp theo sau khi ủ, bà con tiến hành cắt hoặc tách mầm củ gừng. Khi tách bà con cần tách theo đốt từ 2 – 2,5cm.

Hướng dẫn cách trồng gừng trong bao mau nảy mầm, cây chắc khỏe

Cách trồng gừng trong bao tại nhà, nhanh thu hoạch
Hướng dẫn chi tiết cách trồng củ gừng trong bảo tải, cây chắc khỏe, nhanh thu hoạch củ

Sau khi các bước chuẩn bị đã được tiến hành xong, tiếp theo là các bước thực hiện cách trồng gừng cho năng suất cao trong bao xi măng, bao tải:

Bước 1: Cho đất trồng đã chuẩn bị trước đó vào bao trồng gừng và cho khoảng bằng 1 nửa kích thước của bao.

Bước 2: Ấn nhẹ lên đất để nén chúng xuống và cho giống gừng đã qua xử lý vào. Củ gừng cần được vùi trong đất sau khoảng 2,5 – 3cm.

Bước 3: Cuối cùng là bước bổ sung nước cho cây gừng sau khi chúng được trồng trong bao. Thời gian tưới cần được thực hiện mỗi ngày và định kỳ từ 2 – 3 lần. Hạn chế tưới quá nhiều nước gây ra tình trạng cây bị úng.

Quy trình chăm sóc cây gừng trồng trong bao

Sau quy trình cách trồng gừng trong bao, không chỉ dừng lại ở việc tuới nước định kỳ mà còn cần áp dụng các phương pháp chăm sóc khác để cây phát triển, sinh trưởng tốt nhất. Việc chăm sóc đúng cách sẽ giúp nhà vườn xác định thời gian gừng trồng bao lâu thu hoạch, thu về sản lượng củ như mong muốn.

Bổ sung phân bón cho cây gừng trồng trong bao giai đoạn đầu

Cách trồng gừng trong bao tại nhà, nhanh thu hoạch
Sử dụng chế phẩm Vi HAF để bổ sung các dưỡng chất cho cây gừng trong giai đoạn đầu

✅ Dinh dưỡng là điều không thể thiếu cho cây trong giai đoạn đầu phát triển bộ rễ. Vi HAF sẽ là chế phẩm hỗ trợ bà con trong giai đoạn này. Với những thành phần vi sinh có lợi trong sản phẩm sẽ giúp cho đất được bổ sung thêm dinh dưỡng.

✅ Các nguồn dinh dưỡng này sẽ được rễ hấp thụ vào và phát triển bộ rễ trong giai đoạn đầu. Bà con nên sử dụng Vi HAF sau 7 ngày gieo trồng trong bao tải để đạt hiệu quả cho cây.

Phòng trừ sâu bệnh gây hại cây gừng trồng trong bao

Cách trồng gừng trong bao tại nhà, nhanh thu hoạch
Khi phát hiện các loại sâu bệnh xuất hiện trên cây gừng thì bà con có thể sử dụng Mebe Pa để phun phòng trừ

✅ Tiếp theo là công tác phòng ngừa sâu bệnh tấn công lên cây gừng. Trong giai đoạn đầu phát triển, cây khá yếu và không đủ sức để kháng lại các tác nhân sâu hại tấn công. Với Mebe Pa, côn trùng tấn công lên cây gừng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn và ngăn chặn khả năng tấn công của chúng.

✅ Sử dụng các bào tử nấm sinh học nên Mebe Pa có khả năng xua đuổi côn trùng và kéo dài hiệu quả trên cây gừng.

Làm cỏ và vun gốc

✅ Làm cỏ thường xuyên để giữ cho gừng không bị cạnh tranh dinh dưỡng. Đồng thời, kết hợp vun gốc nhẹ nhàng để củ phát triển to, không bị trồi lên mặt đất, tránh nắng làm xốp và giảm chất lượng.

Gừng trồng bao lâu thì thu hoạch và cách bảo quản?

✅ Gừng thường bắt đầu thu hoạch sau 8–10 tháng kể từ ngày trồng, khi lá chuyển vàng và bắt đầu héo rũ. Nhẹ tay mở bao hoặc lật đất, lấy củ ra, tránh làm trầy xước. Sau đó, rửa sạch, để ráo nước rồi phơi khô để dùng dần hoặc bảo quản trong môi trường khô, thoáng.

Trồng gừng trong bao là giải pháp canh tác tiện lợi, dễ áp dụng, đặc biệt là người sống ở thành phố, không có nhiều diện tích. Ngoài việc áp dụng chi tiết các bước chuẩn bị và áp dụng đúng kỹ thuật trồng được trình bày bởi AQ Bio trong bài viết trên. Bà con cần chủ động chăm sóc cho cây để có được nguồn gừng sạch, đạt năng suất cao. Nếu bà con cần hỗ trợ thêm gì về vấn đề này hãy gọi ngay Hotline: 098 1355 180 – (028) 8889 7322 của chúng tôi.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-8%
Công dụng: Tăng pH sau 5-7 ngày, hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất, tăng độ phì và giúp đất…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
- Vi khuẩn Bt sản sinh tạo tinh thể gây độc cho các loại sâu hại sau 2-3 ngày phun.…
5.00 out of 5
130.000VND
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-27%
Công dụng: 💠 Cải thiện cấu trúc đất tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi…
4.67 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *