Cách trồng chôm chôm và chăm sóc cây mau lớn, trái trĩu cành

Cách trồng chôm chôm và chăm sóc cây mau lớn, trái trĩu cành

16/05/2024

Kích thước chữ

Cách trồng chôm chôm thu hoạch quả chất lượng cần tuân thủ những kỹ thuật gì? Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin bổ ích về phương pháp trồng cây chôm chôm đến mọi người.

Tìm hiểu về cách trồng chôm chôm

Cách trồng chôm chôm và chăm sóc cây lớn nhanh, trái chuẩn
Hiện nay nhiều nhà vườn đã tiến hành trồng và canh tác chôm chôm với phạm vi rộng

Cách trồng chôm chôm hiện đang tăng nhanh và diện tích trồng cây được mở rộng vì loại trái này ngày càng được ưa chuộng. Ở Việt Nam, chôm chôm là loại quả trồng nhiều ở các khu vực vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.

Nhu cầu cây ăn trái tăng nhanh, một số giống chôm chôm ở nước ta ngày càng nhiều lựa chọn như chôm chôm nhãn, chôm chôm Thái, chôm chôm Dính, chôm chôm trốc,…

Chôm chôm là loại cây được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới. Chôm chôm cũng mang lại giá trị xuất khẩu và nguồn thu kinh tế cao. Để cây cho năng suất tốt nhất, chất lượng cao, bà con cần có kiến thức về kỹ thuật trồng và chăm cây phù hợp.

Giá trị dinh dưỡng của quả chôm chôm

Chôm chôm có hương vị ngọt ngào và thường được ăn tươi hoặc sử dụng trong các món tráng miệng, nước ép hoặc kem. Dưới đây là một số thông tin về giá trị dinh dưỡng của trái chôm chôm:

Chôm chôm là nguồn giàu vitamin C và cũng chứa một số các vitamin nhóm B như vitamin B6, B2, B5.

Ngoài ra, trái chôm chôm cung cấp các khoáng chất quan trọng như kali, mangan và magiê. Kali là một khoáng chất cần thiết cho cơ bắp và chức năng thần kinh, mangan giúp hỗ trợ quá trình trao đổi chất và magiê có vai trò quan trọng trong sức khỏe xương và cơ.

Trái chôm chôm cũng chứa chất xơ, giúp cải thiện tiêu hóa và duy trì sự khỏe mạnh của hệ tiêu hóa.

Tuy nhiên, chúng cũng có một số hạn chế, ví dụ như chứa một lượng đường tự nhiên khá cao, do đó, cần hạn chế tiêu thụ đối với những ai có vấn đề về đường trong cơ thể.

Điều kiện thích hợp để trồng cây chôm chôm

Chôm chôm là cây trồng phát triển nhanh và ít sâu bệnh hại. Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 22 đến 30 độ C. Cây ưa ẩm, cần tưới nước đầy đủ, hoặc trồng ở nơi có lượng mưa nhiều. Đây là loại cây ưa nắng, nhưng không nên trồng ở nơi nhiều gió.

Chôm chôm sinh trưởng tốt nhất ở nơi đất cao, bằng phẳng đặc biệt là không bị nhiễm mặn. Ở nước ta, trồng chôm chôm thường vào mùa cuối xuân và đầu hè.

Chôm chôm là loại cây có thể trồng được trên nhiều loại đất khác nhau ví dụ như đất thịt cát pha, đất phù sa thoát nước tốt, đất đỏ bazan, đảm bảo độ pH từ 4,5 đến 6,5. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2000 – 5000mm, nhiệt độ bình quân từ 22 đến 30 độ C.

Chuẩn bị hố trồng cây với kích thước rộng x dài x sâu là 50x50x50cm. Thành hố cao hơn mặt gốc cây là khoảng 20 đến 25cm. Khoảng cách trồng cây cách nhau từ 8 đến 10 m. Hàng cách hàng với khoảng cách xấp xỉ là 8 đến 10 m.

Một số cách nhân giống cây chôm chôm hiệu quả, năng suất cao

Cách trồng chôm chôm và chăm sóc cây lớn nhanh, trái chuẩn
Thực hiện nhân giống để chôm chôm có thêm sức kháng chống chịu với bệnh hại, côn trùng tấn công

Gieo hạt, chiết, ghép là ba cách nhân giống cho cây chôm chôm thường được áp dụng cụ thể như sau:

Phương pháp nhân giống cây chôm chôm bằng cách ươm hạt

Nhà vườn thường dùng cách này để lấy gốc ghép. Bà con có thể thực hiện gieo thẳng hạt xuống nền đất hoặc tiến hành làm luống để gieo. Luống trồng chôm chôm rộng từ 1 đến 1,2m và cao từ 20 đến 30cm để giúp cây tránh ngập úng.

Các bước khi trồng chôm chôm từ hạt cụ thể như sau:

Bước 1: Tách vỏ và phần thịt của hạt chôm chôm sau đó đem gieo ngay.

Bước 2: Lấp một lớp đất mỏng hoặc dùng rơm, xơ dừa để phủ lên trên.

Bước 3: Sau khi gieo hạt, tưới ẩm nước cho hạt. Che chắn cho hạt giống bằng cách dùng lưới nông nghiệp.

Hạt chôm chôm nảy mầm trong vòng từ 10 đến 21 ngày. Khi cây phát triển từ 9 đến 12 tháng, bà con có thể sử dụng làm gốc ghép. Chọn cây làm gốc ghép có thân thẳng, đảm bảo không bị sâu bệnh hoặc biến dị, đường kính cây 1,5cm và cao khoảng 90-100cm.

Phương pháp nhân giống chôm chôm bằng cách ghép cành

Cách nhân giống chôm chôm phổ biến nhất là ghép, trong đó đoạn cành cụ thể gồm các bước như sau:

Bước 1: Chọn gốc ghép phù hợp và cắt đôi thân gốc ghép (từ mặt bầu tính lên phần vị trí cắt từ 20 – 25cm). Dùng dao rạch dọc thân ghép 1,5cm – 2cm.

Bước 2: Cắt bỏ lá trên chồi ghép rồi cắt gốc chồi ghép hình chữ V khoảng 1,5cm – 2cm sao cho khớp vừa với vết chẻ ở trên gốc ghép.

Bước 3: Dùng dây nilon quấn chặt sao cho không để nước thấm vào sẽ gây hỏng vết ghép.

Phương pháp nhân giống chôm chôm bằng cách chiết cành

Bước 1: Chọn cành chiết, dùng dao hoặc kéo để khoanh tròn cành chiết. Hai đầu vết chiết cách nhau 4 – 6cm và đảm bảo cách gốc khoảng 20 – 25cm.

Bước 2: Dùng mũi dao tách vỏ và lấy giá thể đã chuẩn bị như xơ dừa, rễ bèo để đắp vào vết chiết.

Bước 3: Dùng bao nilon bọc lại phía ngoài giá thể và quấn chặt để tránh nước chảy làm thối vết chiết.

Từ 3 đến 4 tháng, vết chiết bắt đầu cho ra rễ, bà con tiến hành chuyển cành chiết sang bầu và đợi đến tháng thứ 5, 6 là có thể trồng.

Hướng dẫn cách trồng chôm chôm lớn nhanh, xanh lá đứng cây

Cách trồng chôm chôm phổ biến được áp dụng nhiều với các bước cụ thể bà con tham khảo như sau:

Chọn giống cây chôm chôm không bị sâu bệnh

Chiết và ghép cây là các phương pháp thường được áp dụng cho chôm chôm. Chọn cây con chiết sẽ giúp đảm bảo đầy đủ tính trạng của cây mẹ, phát triển khỏe mạnh và cho ra quả nhanh hơn. Chọn cây giống đảm bảo là những cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển tốt.

Xử lý đất trồng cây chôm chôm

Trước khi trồng cây con giống, cần đảm bảo phát quang bụi rậm, dọn sạch cỏ dại và tiến hành đào đố cho mỗi cây với kích thước tối thiểu 50x50x50cm. Bón lót cho mỗi hố một lượng phân chuồng hoai mục khoảng 10kg, phân lân khoảng 200g và vôi bột giúp khử trùng sạch đất trước khi gieo cây giống.

Quy trình trồng cây chôm chôm đơn giản qua từng bước

Các bước trong kỹ thuật trồng cây giống chôm chôm cụ thể như sau:

Bước 1: Tiến hành đặt bầu đất của cây con giống vào ngay giữa phần hố đã đào. Đảm bảo chiều sâu của lỗ lớn hơn chiều cao bầu cây 2 – 3 cm.

Bước 2: Rạch túi nilon quanh bầu cây chôm chôm, cắt bỏ rễ cái, chỉnh cho cây con đứng thẳng và thực hiện lấp đất lại.

Bước 3: Dùng tay nén chặt phần đất xung quanh rễ để cố định chắc chắn cây.

Bước 4: Làm bồn cho cây chôm chôm với đường kính bồn 1 – 1.2m giúp hạn chế nước chảy khi tưới cây.

Bước 5: Cắm thêm cọc cho cây con để chúng không bị đổ ngã do mưa gió gây ra.

Bước 6: Tưới nước ngay cho cây nhanh bén rễ, phát triển xanh tốt.

Chăm sóc cho cây chôm chôm au khi trồng mau lớn, ra trái chuẩn

Cách trồng chôm chôm và chăm sóc cây lớn nhanh, trái chuẩn
Chăm sóc chôm chôm là điều quan trọng để phát hiện kịp thời nếu cây có dấu hiệu nhiễm bệnh

Chăm sóc định kỳ giúp cây chôm chôm phát triển, sinh trưởng cho ra thu hoạch trái ngon ngọt, giàu dinh dưỡng.

Tưới nước: Chôm chôm trồng đầu mùa mưa không cần nhiều nước, đối với mùa khô thì lưu ý tưới nước một cách thường xuyên.

Bón phân: Năm đầu tiên, sau khi trồng được hơn một tháng thì bón phân NPK cho cây. Năm thứ hai tiếp tục bón thúc cho cây, và tăng cường 10% lượng phân mỗi năm.

Côn trùng gây bệnh: Mùa mưa sâu bệnh phát triển mạnh, cần có biện pháp phòng trừ như nhổ cỏ, thăm vườn, dùng thuốc trừ sâu sinh học, cắt bỏ những cành sâu bệnh, cành khô.

Thu hoạch: Sau khi cây chôm chôm ra hoa khoảng 4 tháng là có thể tiến hành thu hoạch. Chọn hái quả vàng hoặc đỏ sẫm đồng đều và có mẫu mã đẹp.

Bài viết trên đã cung cấp một số thông tin hữu ích về cách trồng chôm chôm với bà con. Cùng đón đọc những tin tức về canh tác và phòng trừ sâu bệnh từ chúng tôi trong những bài viết tiếp theo nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *