Cách trồng cây vải mau lớn, ra trái đầy cành, ít sâu bệnh

Cách trồng cây vải mau lớn, ra trái đầy cành, ít sâu bệnh

19/04/2024

Kích thước chữ

Cách trồng cây vải với kỹ thuật đơn giản, đạt tỷ lệ đạt hiệu cao, giúp cây có nhiều trái, ít bị sâu bệnh tấn công được nhiều bà cin nhà vườn tìm hiểu đến. Bởi đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao ở trong nước và xuất khẩu. Vậy kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải ra sao? Có những lưu ý gì về các bước trồng cây vải không? Mời bà con cùng AQ theo dõi những thông tin trong bài viết hôm nay để có được câu trả lời chính xác nhất nhé.

Giới thiệu về cách trồng cây vải

Cách trồng cây vải đơn giản, ra trái nhiều, ít bị sâu bệnh
Cây vải có nhiều giá trị kinh tế và chất dinh dưỡng nên được rất nhiều nhà vườn canh tác và chăm sóc

Vải là loại trái cây không còn xa lạ với mỗi người, là một loại trái cây nhiệt đới có hương vị thơm, ngon, ngọt. Có nguồn gốc xuất xứ từ phía nam Trung Quốc (tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến). Vải thiều hay còn có tên gọi khác là lệ chi, có tên khoa học là Litchi chinensis, thuộc họ Bồ hòn (Sapindaceae).

Là loại thân cây ăn quả có thân gỗ lâu năm thích hợp trồng ở những nơi có khí hậu nhiệt đới. Tại Việt Nam một số địa phương nổi tiếng với nghề trồng cây vải, đã mang được thương hiệu ra nước ngoài, nâng tầm quốc tế đó là: vải Lục Ngạn Bắc Giang, vải Đông Triều, vải Thanh Hà…

Là một loại trái cây quý hiếm, có chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của não và đường ruột. Nên hiện nay cây vải thiều được rất nhiều nhà vườn lựa chọn trồng và chăm sóc.

Để cây vải đạt năng suất và chất lượng thu hoạch thì bà con cần phải đảm bảo thực hiện đúng kỹ thuật trồng và chăm sóc cây vải. Mời bà con cùng theo dõi bài viết để biết thêm chi tiết về quy trình trồng cây vải đạt hiệu quả cao ở ngay bên dưới nhé.

Điều kiện thích hợp để thực hiện cách trồng cây vải

Để quy trình trồng cây vải được diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả thì bà con cần hiểu rõ về những đặc tính và các điều kiện để đáp ứng được cây vải được phát triển tốt nhất:

  • Cây vải có khả năng chịu được nắng hạn, tuy nhiên lại không thể chịu đựng tình trạng úng nước, vì vậy bà con nên lựa chọn những nơi trồng cao và trong quá trình canh tác phải chú ý đến lượng nước tưới.
  • Tuy cây vải không kén môi trường trồng, nhưng ở những môi trường đất tốt thì cây sẽ cho năng suất quả được tốt hơn.
  • Ở những loại đất có độ chua, phèn,… thì bà con cần cải thiện bằng cách bón nhiều lượng phân bón hữu cơ cho cây vải.
  • Thời tiết phù hợp để trồng cây vải đó là khí hậu khô, mát lạnh và nắng đẹp, nhất là vào giai đoạn đậu hoa kết trái.

Cần chuẩn bị gì trước khi thực hiện cách trồng cây vải

Để quy trình trồng cây vải được diễn ra thuận lợi thì bà con cần trang bị kỹ lưỡng về các kiến thức cũng như các dụng cụ để đạt được tỷ lệ thành công cao nhé.

Thời điểm thích hợp để trồng cây vải 

Bà con có thể trồng cây vải ở bất cứ thời điểm nào ở trong năm, tuy nhiên thời điểm thích hợp để cây vải được sinh trưởng và phát triển tốt nhất đó là vào vụ mùa xuân (tháng 3 – 4) và vụ mùa thu (tháng 8 – 9).

Lựa chọn giống vải khỏe mạnh để trồng 

  • Hiện nay, tại thị trường Việt Nam có rất nhiều giống vải có nhiều đặc điểm khác nhau. Bà con có thể lựa chọn theo tình hình thị trường, sở thích, môi trường đất trồng,… sao cho phù hợp nhé.
  • Một số loại vải phổ biến đó là: vải thiều Thanh Hòa, vải chua, vải nhỡ, vải Phú Hộ, vải Xuân Đỉnh,…
  • Có những cách để nhân giống cây vải đó là: phương pháp chiết cành vải, ghép cành cây vải, trồng bằng hạt. Tùy theo các yếu tố mà bà con có thể lựa chọn các phương pháp trồng cây khác nhau.
  • Tuy nhiên bà con nên tìm hiểu kỹ lưỡng các phương pháp để kỹ thuật trồng cây vải đạt được hiệu quả cao nhất nhé.

Xử lý đất trước khi trồng cây vải

  • Cây vải là loại cây trồng không yêu cầu về đặc điểm đất trồng cụ thể, tuy nhiên vải cần những môi trường trồng có khả năng thoát nước và tầng đất sâu.
  • Nếu bà con trồng cây bằng chiết cành thì việc giữ độ ẩm cho đất là điều quan trọng.
  • Bà con nên tránh trồng vải ở những vùng đất chua trũng, úng nước, đất cát pha nhiều hoặc đất đá ong.

Hướng dẫn cách trồng cây vải đơn giản qua từng bước

Cách trồng cây vải đơn giản, ra trái nhiều, ít bị sâu bệnh
Cách trồng vải thiểu đơn giản, dễ dàng được nhiều bà con áp dụng đạt hiệu quả tốt

Ở mỗi địa phương thì sẽ có những kỹ thuật trồng cây vải với nhiều mẹo khác nhau. Dưới đây, AQ chia sẻ đến bà con các bước trồng cây vải đơn giản, dễ thực hiện, được nhiều bà con áp dụng và đạt được năng suất tốt.

Bước 1: Tiến hành cải tạo đất trồng vải

  • Bà con cần tiến hành lên luống ở đất trồng cây vải, để dễ dàng thoát nước và tránh ngập úng cho vườn trồng.
  • Nếu có những vấn đề về tình trạng đất trồng thì bà con cần tham khảo từ các kỹ sư nông nghiệp để có cách xử lý tốt nhất.
  • Tránh để vật nuôi vào môi trường đất trồng để tránh được việc ô nhiễm nguồn đất, nước và các mầm bệnh.

Bước 2: Ước chừng mật độ trồng vải

  • Để cây vải khi phát triển mà vẫn có được không gian thông thoáng thì việc ước chừng mật độ trước khi tiến hành trồng cây là điều vô cùng quan trọng:
  • Khoảng cách mà bà con có thể tham khảo đó là từ 7m x 7m hoặc 8m x 8m. Mật độ từ 205 cây vải/ha hoặc 156 cây vải/ha.
  • Đối với những bà con thâm canh nhiều thì có thể trồng với khoảng cách 3m x 4m hoặc 4m x 6m. Với mật độ là 832 cây vải/ha và 416 cây/ha.
  • Đối với những bà con trồng cây trên đất đối thì mật độ từ 400 cây vải/ha, khoảng cách giữa các cây là 6m x 4m. Nên trồng cây theo đường đồng mức và có băng cây để chống tình trạng xói mòn.

Bước 3: Đào hố trồng cây vải

  • Để quy trình trồng cây vải được diễn ra thành công thì bà con cần dựa theo nguyên tắc đào hố đó là: đất xấu đào hố to, đất tốt đào hố nhỏ và cần thực hiện trước khi trồng cây 1 tháng.
  • Kích thước hố để bà con tham khảo ở những vùng đất thông thường đó là: chiều rộng 80cm, chiều sâu: 70cm. Còn đối với những địa hình đồi thì cần đào hố to hơn với kích thước chiều rộng: 80cm, chiều sâu: 100cm.
  • Khi đào hố xong thì lớp đất bà con cần để qua một bên.

Bước 4: Bón lót cho cây vải

  • Trước khi trồng vải 1 tháng, trộn từ 20 đến 30kg phân chuồng, 0.7kg phân lân, phân xanh lấp kín miệng hố lại, sau đó lấp đất cho bằng miệng hố.
  • Bón lót cho hố đào cần thực hiện trước khi trồng cây 1 tháng. Bà con nên trộn từ 20kg – 30kg phân chuồng đã hoai mục + 0,7 kg phân lân, phân xanh tiến hành trộn chung với lớp đất cũ đã đào hố ở bên trên và lấp đất đến bằng miệng hố trồng.

Bước 5: Tiến hành trồng cây vải 

  • Sau khi đã thực hiện xong những công đoạn chuẩn bị bên trên thì bà con đến với các bước trồng cây vải đơn giản như sau:
  • Tạo một hố nhỏ tròn ở chính giữa hố đào (nên sâu khoảng 15 đến 20cm). Gỡ bỏ túi ni lông bọc cây giống và đặt xuống hố một cách cẩn thận.
  • Nên đặt bầu cây bằng cổ rễ hoặc thấp hơn mặt đất từ 2 – 3cm. Sau đó, tiến hành lấp đất và nén đất xung quanh gốc.
  • Sử dụng các cọc cây để cố định lại cây vải mới trồng để hạn chế tình trạng gió lây đứt rễ.

Kỹ thuật chăm sóc cây vải sau khi trồng mau ra trái, ít sâu bệnh

Cách trồng cây vải đơn giản, ra trái nhiều, ít bị sâu bệnh
AQ chia sẻ đến quý bà con những kỹ thuật chăm sóc để cây vải đạt được năng suất và chất lượng khi đến mùa thu hoạch

Để cây vải ra trái nhiều, to, khỏe, ít sâu bệnh thì quá trình chăm sóc cây là vô cùng quan trọng, bà con cần chú trọng đến việc tưới nước, cung cấp chất dinh dưỡng, tỉa cành, tạo tán cây và phòng trừ sâu bệnh trên cây vải nhé.

✅ Bà con nên tưới nước thường xuyên cho cây vải để giữ được độ ẩm cho cây, giúp bộ rễ phát triển nhanh chóng bé vào đất.

✅ Trong khoảng 3 năm đầu, thì bà con nên sử dụng nước để pha loãng phân để tưới. Vào mỗi giai đoạn phát triển bà con nên tìm hiểu và tham khảo các ý kiến của kỹ sư nông nghiệp để điều chỉnh lượng phân bón sao cho phù hợp.

✅ Cắt tán cây, tỉa cành thường xuyên để cây được thông thoáng, hấp thụ được ánh sáng mặt trời.

✅ Thường xuyên theo dõi, kiểm tra vườn cây vải để kịp thời phát hiện ra những bệnh hại trên cây vải có biện pháp phòng trị đúng lúc, đạt hiệu quả.

✅ Để cây vải cho năng suất và chất lượng quả tốt thì AQ khuyến khích bà con KHÔNG nên sử dụng các sản phẩm thuốc hóa học cho cây.

✅ Bà con nên tìm hiểu và sử dụng những chế phẩm sinh học để tiêu diệt được các loại bệnh trên cây đồng thời bảo vệ được sức đề kháng cho cây vải, giúp cây ra trái khỏe, đạt tiêu chuẩn chất lượng.

✅ Vải thiều khi chín sẽ mọng nước và tỏa ra hương thơm, điều này sẽ thu hút rất nhiều loài côn trùng đến và cắn phá trên cây vải như: ruồi vàng, sâu đục thân, nhện đỏ, rệp sáp,…

✅ Chúng tấn công khiến quả vải bị hư thối, xuất hiện các đốm đen,… ảnh hưởng đến thẩm mỹ, giá trị dinh dưỡng và chất lượng nông sản của bà con nhà vườn.

Thuốc trị côn trùng gây hại cây vải Mepe Pa hiệu quả nhanh, an toàn

Cách trồng cây vải đơn giản, ra trái nhiều, ít bị sâu bệnh
Sản phẩm sinh học Mepe Pa có công dụng vượt trội trong việc tiêu diệt triệt để các loài côn trùng nói chung và loài rệp gây hại trên cây vải thiều

Biết được nỗi lo lắng của bà con khi đang đến thời gian thu hoạch thì lại gặp phải các côn trùng gây bệnh này, đặc biệt là loài rệp gây hại trên cây vải. AQ hân hạnh giới thiệu đến quý bà con thuốc tiêu diệt rệp hại cây vải Mepe Pa.

Sản phẩm đã nhận được nhiều đơn đặt hàng của bà con nhà vườn trên 63 tỉnh thành nhờ có hiệu quả vượt trội trong việc tiêu diệt dứt điểm rệp trên cây vải mà không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cây và môi trường xung quanh.

Vậy là ở bài viết trên, AQ đã thông tin đến bà con về cách trồng cây vải cũng như quy trình chăm sóc cây đúng cách. Hy vọng những thông tin bên trên sẽ giúp ích được cho bà con trong quá trình canh tác cây vải thiều.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *