Cách trồng cây na tại nhà cho quả ngọt, sai trĩu cành
Kích thước chữ
Cách trồng cây na đúng kỹ thuật không chỉ giúp cây mau bén rễ mà còn quyết định đến khả năng ra hoa, đậu quả và chất lượng trái sau này. Để đạt hiệu quả cao, người trồng cần nắm rõ quy trình từ khâu chọn giống, chuẩn bị đất đến kỹ thuật trồng và chăm sóc ban đầu. Bài viết dưới đây, Công Ty Sinh Học AQ sẽ tổng hợp ngắn gọn, dễ hiểu những bước quan trọng để bà con có thể trồng na thành công ngay từ vụ đầu tiên.
Tổng quan về cách trồng cây na

Cách trồng cây na đòi hỏi sự kết hợp giữa việc lựa chọn giống tốt, đất trồng phù hợp và quy trình chăm sóc phù hợp theo từng giai đoạn. Ngay từ khâu chọn giống khỏe, làm đất tơi xốp, trồng đúng khoảng cách đến việc tưới nước, bón phân, tạo tán và phòng trừ sâu bệnh tất cả đều ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh trưởng và cho trái của cây.
Việc nắm vững kỹ thuật trồng na không chỉ giúp cây phát triển ổn định mà còn cho năng suất cao, trái to, ngọt và đều vụ hơn.
Đặc điểm hình dáng của cây na

Cây na, hay mãng cầu ta, là cây ăn quả nhiệt đới thuộc họ Na (Annonaceae), có nguồn gốc từ Trung Mỹ và Caribe, hiện được trồng phổ biến tại Việt Nam. Quả na có vị ngọt, thơm, thường dùng ăn tươi, làm sinh tố hoặc chế biến thành sản phẩm giá trị cao.
Về đặc điểm hình thái, cây na có những điểm dễ dàng nhận dạng như sau:
▶️ Thân: Dạng gỗ nhỏ hoặc cây bụi lớn, cao trung bình từ 2 đến 5 mét. Vỏ thân màu nâu xám, xuất hiện các rãnh nứt dọc, cành nhánh phân sớm và mọc ngang, thuận lợi cho việc tạo tán.
▶️ Lá: Hình bầu dục thuôn dài, mọc cách, đầu lá nhọn, mặt trên của lá có màu xanh đậm, mặt dưới sẽ có màu nhạt hơn. Khi vò nhẹ lá có mùi thơm do chứa tinh dầu tự nhiên.
▶️ Hoa: Hoa đơn hoặc mọc thành chùm nhỏ ở kẽ lá, cuống dài, màu xanh lục nhạt. Hoa gồm ba cánh dày hình tam giác, thường nở vào sáng sớm. Thời gian hoa nở và thụ phấn ngắn, dễ bị rụng nếu không được thụ phấn kịp thời.
▶️ Quả: Là quả tụ, có dạng tròn hoặc hơi thuôn, bề mặt nổi rõ các mắt nhỏ. Khi chín, vỏ quả mềm, mỏng và có mùi thơm đặc trưng. Phần thịt màu trắng ngà, ngọt, chứa nhiều hạt đen cứng.
▶️ Rễ: Thuộc rễ chùm, phân bố chủ yếu ở lớp đất mặt, dễ bị ảnh hưởng bởi tình trạng hạn hán hoặc úng nước. Do đó, cần có biện pháp phủ gốc và giữ ẩm hợp lý để đảm bảo sự phát triển ổn định cho cây.
Lợi ích mà cây na mang lại
Cây na không chỉ dễ trồng, phù hợp với nhiều vùng khí hậu tại nước ta, mà còn mang lại nhiều lợi ích đáng kể về kinh tế, dinh dưỡng và môi trường.
✅ Trái na cho năng suất ổn định, thu hoạch sau 2 – 3 năm trồng, giá bán cao cả chính vụ hoặc trái vụ.
✅ Chứa nhiều vitamin, chất xơ, chất chống oxy tiêu hóa, để có hệ miễn dịch tốt hơn, tiêu hóa và tim mạch ổn định.
✅ Cây có tán rộng nhưng thấp, dễ tạo tán, thích hợp trồng xen với các loại cây khác hoặc trong vườn hộ, vườn rừng sinh thái.
✅ Khả năng che phủ đất, giữ ẩm, chống xói mòn tốt ở vùng đồi dốc hoặc đất khô hạn.
Các điều kiện sinh trưởng của cây na
Muốn cây na phát triển khỏe và cho năng suất cao, cần đảm bảo điều kiện sinh thái phù hợp với đặc tính của loài như sau:
▶️ Khí hậu: Cây na ưa khí hậu nhiệt đới ấm áp, đặc biệt phù hợp với những khu vực có mùa khô rõ rệt và ánh nắng dồi dào vào thời điểm ra hoa. Nếu gặp mưa kéo dài hoặc độ ẩm quá cao khi cây đang nở hoa, khả năng đậu quả sẽ giảm mạnh do hoa dễ rụng.
▶️ Ánh sáng: Cây cần được tiếp xúc ánh sáng trực tiếp nhiều giờ mỗi ngày để thúc đẩy quá trình quang hợp, từ đó tăng khả năng sinh trưởng, phân hóa mầm hoa và nuôi dưỡng quả.
▶️ Độ ẩm: Mức ẩm thích hợp cho cây dao động khoảng 70–85%. Dù cây ưa ẩm trung bình, nhưng lại rất nhạy cảm với úng nước, nhất là trong giai đoạn ra hoa và mang trái. Cần giữ ẩm ổn định cho đất nhưng đồng thời đảm bảo thoát nước tốt.
▶️ Nhiệt độ: Cây na sinh trưởng tối ưu ở mức nhiệt 22–32°C. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15°C hoặc vượt ngưỡng 38°C trong thời gian dài, cây sẽ chậm phát triển, giảm khả năng ra hoa và đậu quả.
▶️ Đất trồng: Na phù hợp với đất nhẹ, tơi xốp, thoát nước tốt như đất cát pha, đất thịt nhẹ hoặc đất đồi có tầng canh tác dày. Độ pH đất lý tưởng nằm trong khoảng 5,5–6,5. Trường hợp trồng trên đất nghèo dinh dưỡng, cần bón bổ sung phân hữu cơ và cải tạo đất thường xuyên.
▶️ Nước tưới: Giai đoạn cây ra lộc non, phân hóa mầm hoa và nuôi quả đòi hỏi lượng nước ổn định. Tuy nhiên, cần tránh để đất úng, đặc biệt vào mùa mưa. Mùa khô nên tưới 3 – 5 ngày/lần tùy theo độ ẩm thực tế của đất.
Thời điểm thích hợp để tiến hành cách trồng cây na
Thời vụ trồng na lý tưởng là vào đầu mùa mưa, vì lúc này đất có độ ẩm cao, thời tiết mát mẻ, rất thuận lợi cho cây con bén rễ và phát triển ổn định. Ở khu vực miền Bắc, thời gian trồng phù hợp thường rơi vào các tháng 2 đến 4 hoặc tháng 8 đến 9. Đối với miền Trung và miền Nam, nên trồng từ khoảng tháng 4 đến tháng 6, trước khi bước vào cao điểm mùa mưa.
Trong điều kiện có thể chủ động tưới tiêu và che chắn tốt, cây na cũng có thể được trồng quanh năm. Tuy nhiên, nên tránh trồng vào thời điểm nắng nóng gay gắt hoặc khi mưa kéo dài, vì cây con rất dễ bị chết héo do sốc nhiệt hoặc bị úng gốc, thối rễ.
Các giống na được trồng phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có nhiều giống na được trồng tùy theo mục đích và điều kiện từng vùng. Dưới đây là một số giống na phổ biến và được ưa chuộng nhất:
▶️ Na dai (na ta): Đây là loại giống truyền thống, dễ trồng, thích nghi tốt nhiều vùng miền. Quả to vừa, vỏ xanh, cơm dày, vị ngọt dịu, dễ bóc, năng suất khá cao và ổn định qua các năm.
▶️ Na bở: Loại na này có đặc tính là kích thước to, mã đẹp, thịt quả mềm, vị ngọt đậm, thơm đặc trưng nhưng dễ bị nứt vỏ và khó vận chuyển xa. Hiện nay trên thị trường giống na bở Liên Khê, na bở Đông Triều là hai loại nằm trong danh sách các loại na bở được trồng phổ biến.
▶️ Na Thái: Nguồn gốc chính của giống này được nhập từ Thái Lan, nổi bật với các đặc điểm như quả to, đều, mẫu mã đẹp, thịt dày, ít hạt, thơm và ngọt, được thị trường tiêu dùng rất yêu thích, phù hợp trồng để bán. Tuy nhiên, với loại giống này cần được tiến hành kỹ thuật chăm sóc cây na cao hơn với giống thường.
▶️ Na Đài Loan: Kích thước của na Đài rất to, thịt trắng, dai và ngọt. Có hình trái tim, so với các giống na thông thường khác thì na Đài to gấp 3 – 4 lần. Vỏ mỏng, có màu xanh nhạt, khi chín có màu trắng sữa, ít hạt mà nhiều thịt. Thời gian sinh trưởng ngắn hơn các giống khác, phù hợp trồng thâm canh hoặc trái vụ có kiểm soát.
▶️ Na không hạt: Đây là giống mới, quả rất ít hạt hoặc gần như không có, cơm dày, có vị ngọt thanh. Giá trị thương phẩm cao, dễ tiêu thụ nhưng cây khó nhân giống, ít phổ biến.
▶️ Na tím: Loại này có hình dáng giống với quả na thường, nhưng khác ở phần vỏ và cuống đều là màu tím đẹp mắt. Vị của loại này cũng ngọt và dai, chỉ mọc ở phần thân mới cho trái to.
Chuẩn bị trước khi tiến hành cách trồng cây na

Để cách trồng cây na được diễn ra thuận lợi, cây phát triển khỏe mạnh, bà con cần chú ý ngay từ khâu chuẩn bị, lựa chọn giống đạt chuẩn, cải tạo lại đất trồng, xác định mật độ trồng hợp lý để phù hợp với đặc tính sinh học của cây. Chi tiết các các cách chuẩn bị có trong các phần sau đây:
Tiêu chuẩn chọn giống khoảng cách trồng cây na
- Về giống na bà con nên chọn những loại được trồng phổ biến hiện nay, phù hợp với khí hậu tại Việt Nam. Chọn giống khỏe mạnh, không sâu bệnh, có bộ rễ phát triển đều, không bị dập nát.
- Ưu tiên các cây ghép từ giống tốt để sớm cho quả và giữ ổn phẩm chất. Nếu tiến hành cách trồng cây na từ hạt, nên chọn quả giống to, ngọt, hạt mẩy, không bị nấm mốc. Trồng bằng hạt, thời gian sinh trưởng sẽ dài hơn ghép, chính vì vậy AQ vẫn khuyến khích bà con nên mua cây giống tại các cửa hàng, đại lý bán giống uy tín để nâng cao sản xuất.
Mật độ và khoảng cách trồng cây na
- Cây na ưa sáng và cần không gian thông thoáng để phát triển tốt, vì vậy nên trồng với khoảng cách từ 3 đến 4 mét giữa các cây. Mật độ trồng phổ biến dao động từ 600 đến 1.100 cây/ha, tùy theo giống na và quy mô canh tác.
- Việc trồng với khoảng cách hợp lý không chỉ giúp hạn chế sâu bệnh mà còn tạo điều kiện cho quả phát triển đều, dễ chăm sóc và thu hoạch. Trong 1 – 2 năm đầu khi cây na chưa giao tán, bà con có thể tận dụng khoảng trống để trồng xen canh các loại cây ngắn ngày nhằm tăng thu nhập và hạn chế cỏ dại.
Xử lý đất trồng cây na
- Trước khi tiến hành cách trồng cây na, đất cần được làm sạch cỏ, xới tơi và phơi ải từ 7 – 10 ngày để tiêu diệt hoàn toàn mầm mầm bệnh, nấm hại, ấu trùng sâu còn tồn lưu trong đất.
- Hố trồng nên được đào trước ít nhất 15 ngày, với kích thước tiêu chuẩn khoảng 40 x 40 x 40cm nếu đất tốt, hoặc 60 x 60 x 60cm nếu đất nghèo dinh dưỡng.
- Sau khi đào hố, cần trộn đều lớp đất mặt với 10 – 15kg phân chuồng hoai mục, 0,5kg vôi bột (hoặc pha tưới bằng dung dịch sinh học cải tạo đất an toàn Bio Soil) và 0,3 – 0,5kg lân supe để xử lý đất và tăng độ màu mỡ.
- Đối với vùng đất dốc hoặc có nguy cơ đọng nước, nên làm mô cao hoặc thiết kế rãnh thoát nước nhằm hạn chế thối rễ và giúp cây sinh trưởng ổn định.
Hướng dẫn cách trồng cây na theo đúng kỹ thuật

Sau khi đào hố chuẩn bị giống trồng xong, bà con tiến hành các bước thực hiện cách trồng cây na. Cần áp dụng đúng kỹ thuật trồng cây na để nâng cao tỷ lệ sống, cây phát triển thuận lợi và luôn khỏe mạnh sau này.
Bước 1: Xé nhẹ nhàng phần vỏ nilon của bầu đất, thao tác cẩn thận tránh làm vỡ bầu đất.
Bước 2: Đặt nhẹ nhàng cây giống xuống hố trồng, giữ thẳng đứng, cổ rễ ngang mặt đất và lấp phần đất còn lại vào hố. Sau khi lấp kín quanh gốc cần nén lại để chắc chắn cây không bị dễ dàng ngã đổ.
Bước 3: Để chắc chắn hơn, tránh các tác động khiến cây ngã đổ, bà con đóng thêm cọc, cột phần thân cây vào cọc.
Bước 4: Khi đã trồng xong, bà con cần tưới đẫm nước cho cây con. Phủ thêm rơm rạ hoặc cỏ khô xung quanh để giữ ẩm cho cây con nhanh bén rễ, không bị sốc nhiệt.
Chăm sóc sau khi tiến hành cách trồng cây na
Sau khi tiến hành cách trồng cây na xong, người trồng cần duy trì độ ẩm hợp lý, bón phân đúng cách và cắt tỉa hợp lý để cây nhanh bén rễ, phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, việc theo dõi sâu bệnh thường xuyên cũng giúp ngăn ngừa sớm các tác nhân gây hại, tạo tiền đề cho cây ra hoa, đậu quả tốt ở những năm sau.
Tưới nước cho cây
✅ Ngay sau khi trồng, cây na cần được tưới nước đều đặn để nhanh bén rễ và ổn định sinh trưởng. Vào mùa khô, nên tưới 2 – 3 lần mỗi tuần tùy theo độ ẩm của đất, đồng thời phủ rơm, cỏ khô quanh gốc để giữ ẩm và hạn chế bốc hơi nước.
✅ Trong mùa mưa, cần chú ý đào rãnh thoát nước quanh gốc nhằm tránh hiện tượng ngập úng gây thối rễ. Việc duy trì độ ẩm ổn định, đặc biệt trong năm đầu, là yếu tố then chốt giúp cây phát triển nhanh, khỏe mạnh và ít sâu bệnh.
Cung cấp phân bón cho cây na

✅ Việc bón phân cho cây na cần thực hiện theo từng giai đoạn sinh trưởng để cây phát triển cân đối và cho quả chất lượng. Trong giai đoạn kiến thiết (2 năm đầu), mỗi năm nên bón 3 – 4 đợt, mỗi đợt sử dụng khoảng 5 – 7kg phân chuồng hoai mục kết hợp với 200 – 300g phân lân và 100 – 150g NPK tổng hợp. Phân được rải quanh tán, sau đó lấp đất và tưới giữ ẩm.
✅ Khi cây bước vào thời kỳ ra hoa, đậu quả, cần điều chỉnh lượng dinh dưỡng, hạn chế bón quá nhiều đạm, tăng cường kali để giúp quả chắc và ngọt hơn.
✅ Trước ra hoa, nên bón NPK 16-16-8 kết hợp với lân; sau khi đậu trái thì bổ sung phân hữu cơ hoai mục hoặc phân bón sinh học Vi Amen; đến giai đoạn quả gần chín thì ngưng bón đạm, tăng kali để hạn chế nứt quả.
Cắt tỉa cành, tạo tán thông thoáng
✅ Cắt tỉa, tạo tán là một trong những kỹ thuật quan trọng giúp cây na phát triển cân đối, thông thoáng và cho năng suất cao. Vào những năm đầu, cần bấm ngọn ở độ cao khoảng 50 – 70cm để kích thích cây phân cành cấp 1, sau đó giữ lại 3 – 4 cành khỏe, phân bố đều xung quanh làm khung tán.
✅ Những năm tiếp theo, định kỳ cắt bỏ các cành sâu bệnh, cành vươn dài không hiệu quả để hạn chế cạnh tranh dinh dưỡng. Trước mùa ra hoa, nên tỉa thưa tán, loại bỏ cành tăm nhằm tăng ánh sáng và thúc đẩy mầm hoa phát triển.
✅ Sau mỗi vụ thu hoạch, cần cắt tỉa nhẹ nhàng giúp cây phục hồi nhanh, chuẩn bị tốt cho mùa vụ kế tiếp.
Vệ sinh vườn, quản lý độ ẩm cho đất
Bên cạnh các kỹ thuật tưới nước, bón phân và cắt tỉa, việc vệ sinh vườn na và quản lý độ ẩm cho đất cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện cách chăm sóc cây na mới trồng:
✅ Cần thường xuyên làm cỏ gốc, thu gom lá rụng, cành tỉa, quả hư để hạn chế nơi cư trú của sâu bệnh.
✅ Vườn na nên được giữ thông thoáng, không để cỏ dại mọc um tùm làm tăng độ ẩm và phát sinh nấm hại.
✅ Vào mùa mưa, cần tạo rãnh thoát nước tốt để tránh úng; mùa khô thì phủ gốc bằng rơm rạ, cỏ khô hoặc vỏ trấu để giữ ẩm cho đất.
Phòng trừ sâu bệnh tấn công

✅ Cây na thường bị nhiều loại sâu bệnh gây hại như rệp sáp, sâu đục quả, bọ vòi voi, bệnh thán thư và thối rễ. Rệp sáp bám trên lá, hoa và quả để hút nhựa, làm cây suy yếu và quả kém chất lượng. Sâu đục quả làm hỏng phần thịt bên trong, gây rụng quả non. Bọ vòi voi phá hoa, làm hoa khô và rụng sớm. Bệnh thán thư gây đốm đen trên lá, quả và hoa, trong khi bệnh thối rễ khiến cây vàng lá, chết dần, đặc biệt trong mùa mưa.
✅ Để phòng trị hiệu quả, cần thường xuyên vệ sinh vườn, cắt tỉa thông thoáng, làm mô cao thoát nước tốt. Kết hợp dùng các chế phẩm sinh học như Phy Fusaco giúp tiêu diệt nấm bệnh và Mebe Pa chuyên diệt trừ sâu, côn trùng xâm nhập làm hại cây na.
Với khí hậu thuận lợi và kỹ thuật trồng không quá cầu kỳ, na là loại cây lý tưởng cho cả hộ gia đình và trang trại quy mô nhỏ. Chỉ cần nắm vững cách trồng cây na đúng cách, bà con hoàn toàn có thể sở hữu một vườn na sai trái, dễ chăm và giá trị kinh tế cao. Những chia sẻ từ AQ Bice trong bài viết này sẽ giúp quý bà con tự tin bắt tay vào trồng na ngay từ hôm nay.