Cách tỉa cành cà phê sau thu hoạch đúng chuẩn kỹ thuật
Kích thước chữ
Cách tỉa cành cà phê sau thu hoạch là công việc không thể thiếu để giúp cây cà phê phát triển, phục hồi nhanh chóng, lấy lại sức đề kháng và cho năng suất cao trọng mùa vụ kế tiếp. Ở bài viết hôm nay, đội ngũ kỹ sư Sinh Học AQ sẽ hướng dẫn bà con chi tiết từng bước tỉa cành cà phê, thời điểm cắt cũng như các phương pháp chăm sóc cây sau khi thu hoạch đúng chuẩn, để góp phần gia tăng hiệu quả kinh tế của bà con trồng cà phê.
Vì sao nên thực hiện cách tỉa cành cà phê sau thu hoạch?
Cà phê là một trong những loại cây trồng chủ lực của nước ta, loại cây này đã đến lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều hộ vườn. Tuy nhiên, sau mỗi vụ thu hoạch thì cây cà phê sẽ bị suy yếu đi, do đã bị mất đi một lượng dinh dưỡng lớn vào hoa và quả.
Do đó, việc áp dụng các kỹ thuật, chăm sóc, bón phân, cắt tỉa cành đóng vai trò vô cùng cần thiết để giúp cây cà phê khỏe mạnh lại nhanh chóng, phát triển bền vững và cho năng suất cao trong vụ kế tiếp.
Tỉa cành cây cà phê sau thu hoạch là kỹ thuật rất quan trọng, không thể thiếu trong quá trình canh tác cà phê. Các cành cà phê sau khi thu hoạch là những cành già, đã dùng hết các dưỡng chất để nuôi dưỡng hoa và ra quả. Thế nên, nếu không cắt tỉa đúng cách thì các cành này sẽ chậm phát triển hơn trong vụ kế tiếp.
Tác động tiêu cực khi không thực hiện cách tỉa cành cà phê sau thu hoạch
Cắt tỉa, loại bỏ những cành cà phê cũ sau thu hoạch đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình canh tác cây cà phê, kỹ thuật này sẽ giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh, phục hồi nhanh, cho trái lớn và giảm thiểu bớt một số sâu bệnh tấn công trên vườn cà phê. Tuy nhiên, nếu không cắt tỉa hoặc cắt tỉa không đúng cách thì sẽ gây ra những tác động tiêu cực đến vườn cà phê như sau:
▶️ Hạt cà phê trong vụ kế tiếp sẽ bị nhỏ, lép, không đồng đều, hàm lượng dưỡng chất trong hạt cà phê cũng bị ảnh hưởng đáng kể, làm thay đổi hương vị trái cà phê.
▶️ Những quả cà phê thường có xu hướng sinh trưởng và phát triển trên các cành mới, thế nên những cành lá cũ sẽ không có nhiều giá trị cho mùa sau.
▶️ Nếu không cắt tỉa những cành cũ thì chúng có thể gây cản trở ánh sáng mặt trời cho chồi non mới mọc; cây sẽ không thể tập trung chất dinh dưỡng tối đa cho cành non.
▶️ Khi có quá nhiều cành cũ trên cây thì cây cà phê sẽ bị suy kiệt, không đủ sức đề kháng để chống chịu lại các tác nhân gây hại như: điều kiện thời tiết bất lợi, sâu bệnh gây hại,…
Thời điểm phù hợp để tiến hành cách tỉa cành cà phê sau thu hoạch
Có 2 thời điểm quan trọng để tiến hành kỹ thuật cắt tỉa cành cà phê sau thu hoạch đó là:
➡️ Tỉa cành cà phê ngay sau khi thu hoạch xong, thực hiện vào thời điểm này để cây không bị mất sức.
➡️ Tỉa cành cà phê vào giữa mùa mưa (khoảng tháng 6 – tháng 7 dương lịch).
Hướng dẫn cách tỉa cành cà phê sau thu hoạch đúng chuẩn kỹ thuật
Qua kinh nghiệm đi vườn, nhận được những chia sẻ từ bà con đã có thâm niên canh tác cà phê, thì kỹ sư tại Sinh Học AQ đã đúc kết được một số kỹ thuật để tỉa cành cây cà phê sau thu hoạch đúng chuẩn như sau:
Kỹ thuật cắt tỉa cành cà phê ngay sau khi thu hoạch xong (Lần 1)
✅ Sau khi thu hoạch trái cà phê xong, bà con cần tiến hành cắt tỉa ngay những cành bị khô, cành không có lá, cành bị già cỗi, cành không có khả năng ra trái hoặc những cành bị sâu bệnh tấn công.
✅ Cắt bỏ những cành thứ cấp, những cành không mọc hướng ra ngoài mà hướng vào bên trong tán lá. Những cành mọc thẳng đứng hướng lên trên hoặc xuống dưới cũng cần được loại bỏ hết để tránh làm ảnh hưởng đến việc tạo hình cho cây cà phê.
✅ Những cành mọc thành chùm thì bà con cùng cần phải loại bỏ ngay luôn.
✅ Tỉa bớt những cành nằm bên trong tán lá, để giúp cho ánh sáng chiếu vào trong tán cây, giúp vườn được thông thoáng hơn, hạn chế sâu bệnh tấn công.
✅ Với những cành cà phê vẫn còn có khả năng cho trái được thì bà con cần cắt ngắn lại để cây tập trung dưỡng chất vào các cành có khả năng cho trái nhiều, to hơn.
Kỹ thuật cắt tỉa cành cà phê vào giữa mùa mưa (Lần 2)
✅ Đến lần cắt tỉa thứ 2, vào giai đoạn giữa mùa mưa (khoảng tháng 6 – tháng 7), việc cắt tỉa vào thời điểm này để giúp cây được thông thoáng hơn, cây sẽ phục hồi tốt, nuôi dưỡng trái khỏe mạnh.
✅ Ở lần cắt thứ 2, thì bà con cần loại bỏ toàn bộ những cành vô hiệu còn sót lại ở lần cắt thứ 1. Những cành bị sâu bệnh tấn công nhẹ, cũng phải loại bỏ đi để cây tập trung dưỡng chất cho những cành khoẻ cho vụ mùa sau.
🚨 Lưu ý: Ở lần cắt tỉa thứ 2, bà con cần cắt tỉa nhẹ, vừa phải, không nên tỉa quá nhiều như ở lần 1, bởi sẽ khiến cây giảm năng suất ở vụ sau.
✅ Ở lần cắt tỉa thứ 2, bà con cũng nên loại bỏ luôn những cành mọc ngược, mọc thẳng đứng, mọc chen chúc nhau trên cùng một đốt hoặc mọc trong cùng tán lá.
✅ Bà con cũng cần loại bỏ ngay những cành cây bị cong queo, hay màu sắc khác thường,…
✅ Khi cắt tỉa, bà con không nên cắt quá sát gốc lá mà cách ra khoảng 2 – 3cm. Nên sử dụng các dụng cụ cắt tỉa sạch sẽ, để tránh nấm bệnh bị lây lan.
Những lưu ý khi thực hiện cách tỉa cành cà phê sau thu hoạch
➡️ Sau khi cắt tỉa cành cà phê ngay sau khi thu hoạch thì bà con cần tưới nước và bón phân đầy đủ để cây cà phê được hấp thụ đầy đủ các dưỡng chất để phục hồi và phát triển khỏe mạnh, hỗ trợ nuôi mầm, ra hoa và sai trái, tăng năng suất kinh tế.
➡️ Thường xuyên theo dõi tình hình phát triển của cây cà phê để kịp thời cứu chữa khi bị nấm, sâu bệnh tấn công.
➡️ Với những vườn cà phê ở giai đoạn kiến thiết cơ bản, thì bà con không nên chú trọng vào giai đoạn làm cành mà nên tập trung vào việc tạo hình cho cây cà phê.
Tổng hợp các sản phẩm sinh học giúp cây cà phê phục hồi tốt sau khi cắt cành
Thời điểm sau cắt cành, cây cà phê sẽ bị yếu đi, thế nên cây cần được chăm sóc đặc biệt để phục hồi nhanh chóng. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp lại một số sản phẩm sinh học có nguồn gốc từ các vi sinh có lợi giúp phục hồi sức đề kháng cho cây cà phê khỏe mạnh, cho năng suất và chất lượng mùa vụ tốt.
Vi AMEN – Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu cho cây cà phê
✅ Bên cạnh những thành phần chính như: đạm, lân, kali, Axit humic,… thì sản phẩm Vi AMEN còn được bổ sung thêm các chủng vi sinh có lợi như: Actinomycetes sp, Bacillus subtilis, Rhodopseudomonas spp,… hỗ trợ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây cà phê phục hồi tốt sau thời gian cắt tỉa sau thu hoạch.
✅ Cách dùng Vi AMEN: Sử dụng 250ml VI AMEN + 400 – 800 lít nước sạch (hoặc (25ml/40 – 80 lít nước sạch), tiến hành phun đều lên trên toàn vườn cà phê vào các giai đoạn khác nhau. Nên thực hiện phun định kỳ từ 7 – 15 ngày/lần để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nano Cu Gold – Loại trừ rong rêu, diệt trừ nấm khuẩn trên cây cà phê
✅ Các thành phần chính trong sản phẩm sinh học Nano Cu Gold là Đồng (Cu) 15.000 mg/l với tỷ trọng: 1.1. Nên có công dụng rất tốt trong việc diệt trừ nấm mốc, rong rêu trên thân, gốc cây cà phê. Bên cạnh đó trong Nano Cu Gold còn có các vi sinh vật nên sẽ giúp cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cây được phát triển khỏe mạnh, vườn cà phê được sạch, mát, hỗ trợ nâng cao năng suất và chất lượng cho mùa vụ kế tiếp.
✅ Cách dùng Nano Cu Gold: Sử dụng 500ml Nano Cu Gold + 400 lít nước sạch, tiến hành phun đều lên trên toàn vườn sau khi đã thu hoạch xong.
Vi HAF – Hỗ trợ kích thích rễ con ra nhanh, hấp thụ tốt các dưỡng chất
✅ Sản phẩm Vi HAF có các thành phần chính như: chất hữu cơ: 15%; VSV phân giải xenlulo: 2×10^6 CFU/g; pHH20: 5; độ ẩm: 30%, các chủng vi sinh hữu cơ như: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Azotobacter spp, Paecilomyces spp, Bacillus spp, Actinomyces spp,…
✅ Khi sử dụng Vi HAF sau khi cắt tỉa cành cây cà phê sau thu hoạch sẽ giúp cải tạo tốt đất trồng, tăng độ tơi xốp, nhiều dưỡng chất, tạo môi trường thuận lợi để các vi sinh vật hữu cơ phát triển mạnh.
✅ Hỗ trợ kích thích bộ rễ cây cà phê phát triển khỏe mạnh, tăng khả năng hấp thụ phân bón, cây phục hồi nhanh chóng sau một mùa vụ. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất giúp xanh lá, lá dày, cây được cứng cáp, khỏe mạnh.
✅ Cách dùng Vi HAF: Sử dụng 500g Vi HAF + 400 – 700 lít nước sạch (phun được cho 30-50 cây, diện tích khoảng 500-1000m2). Bà con cần phun thuốc đều lên vườn sau khi đã cắt tỉa cành xong. Ngoài ra, bà con còn có thể trộn chung Vi HAF cùng với các loại phân để rải ở khu vực dưới gốc cây cà phê.
Cách tỉa cành cà phê sau thu hoạch là việc làm rất quan trọng để cây cà phê được phục hồi sức đề kháng nhanh chóng, khỏe mạnh, mùa vụ sau cho trái lớn hơn và hạn chế sâu bệnh hại tấn công trên vườn. Hy vọng với những chia sẻ bên trên của chúng tôi bà con sẽ nắm kỹ được quy trình cắt tỉa cây cũng như sử dụng các chế phẩm sinh học sao cho phù hợp. Nếu còn những thắc mắc về các chế phẩm sinh học vui lòng liên hệ ngay đến tổng đài của Công Ty Cổ Phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ để được hỗ trợ nhanh nhất nhé.