Hướng dẫn cách ghép cây mận thành công 100%, trái trĩu cành

Hướng dẫn cách ghép cây mận thành công 100%, trái trĩu cành

05/10/2024

Kích thước chữ

Cách ghép cây mận là kỹ thuật nhân giống cây hiệu quả nhất hiện nay, giúp cho nhà vườn tạo ra được những giống cây mận khỏe mạnh, có thể thích nghi và phát triển tốt ở nơi trồng có điều kiện thổ nhưỡng kém, cho ra trái nhiều và chất lượng.

Xin mời bà con tìm hiểu nội dung dưới đây để hiểu rõ hơn về phương pháp ghép mận, tạo ra những cây mận giống khỏe mạnh, ra trái chất lượng và năng suất, tối ưu công sức chăm cây và chi phí chăm sóc.

Tìm hiểu về cách ghép cây mận

Hướng dẫn cách ghép cây mận đúng kỹ thuật, tỷ lệ sống cao
Tiến hành cách ghép mận với đa dạng các phương pháp giúp tăng năng suất, chất lượng đảm bảo

Cách ghép cây mận được tiến hành bằng các phương pháp khác nhau được rất nhiều nhà vườn áp dụng giúp cây phát triển, sinh trưởng vượt trội, đảm bảo chất lượng cao, không pha tạp lộn giống. Trước khi đi đến các cách ghép mận, cùng AQ tìm hiểu về một số đặc điểm, những yếu tố phù hợp để cây mận phát triển nhé.

Đặc điểm hình dáng của cây mận

Cây mận là loài cây ưa khí hậu mát mẻ và lạnh, có tuổi thọ cao lên đến 25 – 30 tuổi. Được trồng phổ biến khắp các tỉnh tại Việt Nam.

🔶Thuộc cây thân gỗ, với tán rộng có thể xòe từ 2 – 2,5m, chiều cao từ 1m – 13m, có đường kính từ 1 – 50cm, vỏ cây màu nâu đặc trưng.

🔶Lá mận to, dày, màu xanh đậm, bề mặt bóng nhẵn, gân lá nổi khá rõ, có chiều dài lên từ 10 – 25cm và rộng từ 5 – 10cm. Thường có xu hướng rụng lá vào mùa đông làm cây bị trơ cành, chồi lá phát triển ở đầu ngọn cành và nách lá.

🔶Bộ rễ phát triển mạnh, đâm sâu vào lòng đất, có thể phát triển cây con từ rễ.

🔶Hoa mận màu trắng, mọc thành chùm, xung quanh có nhiều nhụy dài.

🔶Quả mận có hình dáng giống như chiếc chuông, bề mặt bóng nhẵn, mọng nước, có chiều dài lên đến 6cm, khi còn non quả màu trắng, khi chín chuyển sang màu đỏ hoặc nhiều loại vẫn giữ màu trắng tới lúc chín. Quả có vị ngọt thanh, mát, ăn giòn, mọng nước.

Công dụng tuyệt vời của cây mận đối với sức khỏe

✅ Cây mận có giá trị kinh tế khá cao, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho nhiều bà con. Cây còn giúp làm mát khu vực sống nhà bạn, tạo không gian xanh tươi, dễ chịu.

✅ Về mặt sức khỏe, trái mận giúp điều nhiệt, mát gan, giải độc, hoạt huyết, lợi thủy. Ngoài ra còn giúp điều trị một số triệu chứng như lao, đái tháo đường, bụng tích nước, vấn đề về gan, nóng trong xương,…

Cây mận trồng bao lâu ra trái và mỗi cây đậu bao nhiêu trái (KG)

Cây được trồng khoảng 3 – 4 năm sẽ cho ra những trái mận đầu tiên. Mỗi năm sẽ cho ra từ khoảng 2 – 3 đợt quả vào vụ xuân, hè và thu.

Năng suất cao mỗi cây có thể cho ra từ 60 – 70kg quả, sản lượng còn tùy thuộc vào chế độ chăm sóc, nếu duy trì, chăm sóc kỹ càng, có thể đạt tới 200kg quả trên một cây.

Thời điểm thích hợp để ghép cây mận

Thời điểm thích hợp để tiến hành cách ghép cây mận là khi có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ mát mẻ, độ ẩm vừa phải, đặc biệt là vào mùa xuân và mùa thu. Ghép vào giai đoạn này sẽ giúp cây sinh trưởng mạnh mẽ, dễ bóc tách vỏ, mau liền vết ghép, thuận lợi diễn ra quá trình phát triển cho cây.

Không nên tiến hành ghép mận vào giai đoạn vào đông hay gặp thời tiết quá nóng, mưa nhiều sẽ có thể làm cành, mắt ghép bị hư hỏng, giảm tỷ lệ thành công. 

Cần chuẩn bị những gì để thực hiện cách ghép cây mận

Để đi đến cách ghép cây mận bà con cần tiến hành chuẩn bị một số dụng cụ và cây mận để ghép mận như sau:

🔶Chuẩn bị gốc để ghép: Lên chọn gôc cây đào để tiến hành cách ghép bởi đào sẽ giúp phần nhánh ghép mau phát triển và nhanh thu hoạch. Yêu cầu gốc ghép đã đủ từ 6 – 8 tháng, cao từ 35 – 40cm, đường kính khoảng 0,6 – 0.8cm.

🔶Lựa chọn cây ghép cần phải có khả năng chống chịu nóng tốt và năng suất cao hơn cây chiết. Đặc biệt không nhiễm sâu bệnh, năng suất cao, mang nhiều đặc điểm tốt.

🔶Nên ghép vào tháng 4 – 5 hoặc 7 – 8 cây sẽ phát triển tốt nhất.

🔶Lựa chọn cành ghép phải đạt một tuổi, vỏ cành là màu nâu hoặc đang chuyển sang từ xanh sang nâu.

🔶Dụng cụ cần sát khuẩn trước khi thực hiện, sắc bén, cần thêm băng keo hoặc dây nilon để cố định sau ghép.

Lưu ý khi chọn cành ghép:

  • Đường kính gốc cành ghép phải đảm bảo từ 0,5 – 0,8cm
  • Cành ghép cần chọn những cành thẳng, không có nhiều nhánh, cành phụ mọc xung quanh.
  • Việc tiến hành cách ghép cây mận cần được tiến hành ngay khi đã cắt cành xong.
  • Nếu cành ghép cần được di chuyển xa cần bó lại bằng túi nilon hoặc bẹ chuối.

Một số phương pháp ghép cây mận mang lại hiệu quả cao

Khi đã chuẩn bị kỹ lưỡng xong các khâu chuẩn bị, dưới đây là hướng dẫn chi tiết về các cách ghép cây mận, bà con có thể áp dụng một trong 3 phương pháp sau.

Kỹ thuật ghép mận chữ T

Hướng dẫn cách ghép cây mận đúng kỹ thuật, tỷ lệ sống cao
Hưỡng dẫn chi tiết các bước thực hiện phương pháp ghép mắt chữ T phổ biến

🔶Bước 1: Dùng cành ghép đã chuẩn bị, bắt đầu dùng dao để cắt mắt ghép ở phần nách lá được gọi là mầm ngủ.

🔶Bước 2: Tại gốc cây ghép, cách gốc từ 20 – 25cm, bà con tiến hành rạch 2 đường hình chữ T trên vỏ.

🔶Bước 3: Sau khi đã rạch xong, tách vỏ và nhanh chóng đặt phần mắt ghép vào buộc chặt bằng dây nilon đã chuẩn bị.

Kỹ thuật ghép cây mận bằng mắt ghép

Hướng dẫn cách ghép cây mận đúng kỹ thuật, tỷ lệ sống cao
Các bước tiến hành thực hiện phương pháp ghép bằng mắt có gỗ

🔶Bước 1: Cắt mắt ghép 1 phần gỗ bằng nửa hạt đỗ xanh từ cành ghép đã chuẩn bị.

🔶Bước 2: Cắt một vết cả vỏ và gỗ trên thân cây gốc ghép, cách gốc từ 20 – 25cm sao cho vừa bằng mắt ghép đã cắt.

🔶Bước 3: Gắn mắt ghép vào vết cắt sau đó dùng băng keo chuyên dụng để quấn chặt cây lại.

Lưu ý: Khi áp dụng phương pháp này các vết ghép và mắt ghép phải đảm bảo độ chính xác, độ khớp cao nhằm đảm bảo khả năng sống được của mắt ghép.

Kỹ thuật ghép cây mận bằng ghép áp ngọn cành

Hướng dẫn cách ghép cây mận đúng kỹ thuật, tỷ lệ sống cao
Hướng dẫn từng bước thực hiện phương pháp phổ biến đó là ghép áp ngọn cành

🔶Bước 1: Lựa chọn cành ghép có đường kính bằng thân gốc ghép.

🔶Bước 2: Cắt những cành ghép có đoạn dài từ 5 – 6cm gồm 2 – 3 mắt, độ dài cắt vát từ 2 – 3cm.

🔶Bước 3: Phần gốc ghép cắt vát 1 phần vỏ cách mặt đất từ 15 – 20cm.

🔶Bước 4: Áp cành ghép và dùng dây nilon để quấn chặt lại.

Hướng chăm sóc cây mận sau khi ghép đi đọt, ra bông đậu trái

Sau quá trình tiến hành xong cách ghép cây mận bà con cần lên kế hoạch và tiến hành các biện pháp chăm sóc như sau:

✅ Sau 10 – 15 ngày ghép các kiểm tra phần mối ghép đã có tiến triển như thế nào, có bị hư hỏng gì hay không.

✅ Nếu như mắt sống đang thích ứng tốt và sống được bà con cần tháo dây buộc.

✅ Sau khoảng 3 – 5 ngày tháo dây buộc xong, bắt đầu tiến hành cắt phần ngọn của gốc ghép ở đoạn đã cắt ghép.

✅ 15 – 20 ngày sau, mầm ghép sẽ mọc lên và khi đã cao khoảng 30cm bà con tiếp tục bấm ngọn, tạo tán để giúp cây phát triển mạnh mẽ.

✅ Khi mặt ghép, cành ghép đã được ổn định và đạt tiêu chuẩn thích hợp bà con mới đem cây con ra ngoài để trồng.

Phía trên là bài viết về cách ghép cây mận theo từng phương pháp với các kỹ thuật cắt ghép đúng với quy trình. Ngoài hướng dẫn cách tiến hành cách ghép, nội dung cũng đề cập đến việc cần chuẩn bị những gì và hướng chăm sóc sau ghép. Từ đó giúp quý bà con có thêm kiến thức để tiến hành cách ghép và chăm sóc thành công, cây phát triển khỏe mạnh và sinh trưởng tốt.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-27%
Công dụng: 💠 Cải thiện cấu trúc đất tạo môi trường thuận lợi cho các vi sinh vật có lợi…
4.67 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-17%
Công dụng: Cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng giúp cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh.…
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-18%
Công dụng: Tạo mầu hoa, kích thích ra hoa đồng loạt, ra bông nhiều, dưỡng hoa, to cuốn, tăng tỷ…
4.33 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *