Kỹ thuật trồng và cách chăm sóc cây mặn sai quả trĩu cành
Kích thước chữ
Cách chăm sóc cây mận là một bước vô cùng quan trọng trong việc trồng cây mận. Việc này giúp cây phát triển mạnh, sinh trưởng tốt và cho năng suất cây trồng cao. Thông qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con kỹ thuật chăm sóc cây mận hiệu quả.
Kỹ thuật giữ ẩm đất khi thực hiện cách chăm sóc cây mận
Cách chăm sóc cây mận có quy trình thực hiện bắt buộc phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định như giữ ẩm cho cây mận, kỹ thuật đốn tỉa cành, cung cấp dinh dưỡng cho cây và phòng trừ sâu bệnh hại cây mận. Các yêu câu trên đều cần đúng kỹ thuật, giúp cây phát triển nhanh chóng, cho năng suất cao và không bị sâu bệnh gây hại.
Điều chỉnh lượng nước tưới thích hợp cho cây mận
Lượng nước tưới cho cây mận được linh hoạt thay đổi dựa vào các điều kiện thời tiết khác nhau. Đồng thời, tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của cây mận, bà con sẽ có lượng nước tưới khác nhau:
Trong 2 tháng sau khi trồng cây mận, bà con cần phải đảm bảo tưới đầy đủ nước cho cây từ 1-2 lần/ngày. Nếu trời nắng nóng thì tăng lượng nước tưới cho cây, nếu trời mưa thì giảm lượng nước tưới.
Giai đoạn cây mận ra hoa thì bà con cần phải giữ cho đất ở gốc cây khô ráo, do đó, cần phải hạn chế việc tưới quá nhiều nước cho cây.
Khi cây đang nuôi quả, cần cung cấp nhiều nước cho cây nuôi quả tốt hơn.
Vệ sinh vườn làm cỏ xung quanh khu vực cây mận
Nếu để cho cỏ mọc quá nhiều trong khu vườn sẽ gây ảnh hưởng đến độ thông thoáng của vườn cây, đồng thời, cỏ quá nhiều sẽ tranh chất dinh dưỡng của cây trồng. Do đó, bà con cần tiến hành làm cỏ cho vườn mận khoảng từ 6-7 lần/năm. Kết hợp xới gốc trồng cây mỗi lần làm cỏ để tăng độ thông thoáng và tơi xốp cho đất trồng cây.
Khi làm cỏ xong thì cần phải tiêu hủy để tránh tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển gây hại. Việc để cỏ mọc xung quanh khu vực trồng cây mận có thể là nơi trú ẩn tuyệt vời cho nấm bệnh, do đó, việc làm cỏ là vô cùng cần thiết.
Ngoài ra, bà có thể thể trồng xen canh cây họ đậu để hạn chế được cỏ dại đối với các vườn mận chưa khép kín tán.
Tỉa cành tạo tán khi thực hiện cách chăm sóc cây mận
Việc đốn tỉa cành mận sẽ được thực hiện hai lần trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mận, tập trung nhiều nhất vào thời kỳ cây đang sinh trưởng và thời điểm thu hoạch của cây.
Cách tỉa cành khi chăm sóc cây mận giai đoạn sinh trưởng
Trong quá trình sinh trưởng của cây, bà con chia làm 3 đợt đốn tỉa cây như sau:
Lần 1: thực hiện sau khi cây mận ra được 3-4 chồi ở các vị trí xung quanh thân chính, cách mặt đất khoảng 45cm. Bà con tiến hành cắt bỏ phần thân chính ở vị trí trên các cành đã chọn, những chồi mọc quá cao thì cũng cần phải cắt ngang khoảng 40-50cm.
Lần 2: thực hiện sau khi trồng cây mận được 6 tháng. Bà con thực hiện bấm ngọn cho cây mận thường xuyên để đảm bảo được các cành mọc ra tạo thành góc 45 độ.
Lần 3: được tiến hành khi đã trồng cây được khoảng 12 tháng cho tới 3 năm. Việc đốn tỉa cành nên thực hiện vào thời điểm này và đều đặn giúp cây sớm cho trái, năng suất thu hoạch tăng cao.
Cách tỉa cành khi chăm sóc cây mận giai đoạn thu hoạch
Khi cây mận đang cho thu hoạch, việc đốn tỉa giúp cho cây có thể cân bằng được quá trình phục hồi chồi và quả, tăng suất cho mùa vụ tiếp theo.
Vào mùa xuân, bà con chỉ nên tỉa nhẹ để loại bỏ các cành sinh trưởng quá mạnh từ cành trung tâm hoặc các cành vượt có góc lớn hơn 45 độ.
Vào mùa hè, sau khi thu hoạch được 2-3 tuần, bà con thực hiện đốn tỉa để cung cấp ánh sáng cho cây trồng, tăng độ thông thoáng và cây quang hợp tốt hơn. Từ đó, cây sẽ phát triển mạnh à phân hóa mầm hoa tốt hơn vào những mùa vụ tiếp theo.
Vào mùa đông, bà con cắt bỏ các cành đã hóa gỗ, cành yếu. Việc này giúp cây dồn dinh dưỡng nuôi dưỡng các cành cây khác. Ngoài ra, việc đốn tỉa cành vào mùa đông này là thời điểm cây ngủ đông, không gây mất sức và sau khi qua mùa xuân, cây sẽ sinh trưởng mạnh.
Bổ sung dinh dưỡng khi thực hiện cách chăm sóc cây mận
Cây mận thường được thực hiện hai kỹ thuật bón phân chính là bón lót và bón thúc. Việc bón lót được thực hiện trước khi trồng cây, giúp đất trồng cây màu mỡ và tơi xốp hơn.
Bón phân cho cây khi chăm sóc cây mặn thời kỳ sinh trưởng
Trong quá trình sinh trưởng của cây, bà con cần tiến hành bón thúc cho cây 3 lần mỗi năm, giúp cây sinh trưởng mạnh và nhanh chóng cho trái. Các thời điểm cần thực hiện bón thúc là tháng 3, tháng 7 và tháng 11 hằng năm.
Bà con nên sử dụng loại phân bón hữu cơ, phân bón NPK để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát triển tốt hơn. Bà con có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm Vi AMEN được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ.
Sản phẩm Vi AMEN – Siêu dinh dưỡng, cung cấp lượng lớn dinh dưỡng cho cây trồng sinh trưởng và phát triển mạnh. Đồng thời, sản phẩm còn giúp xanh lá, cứng cây, cây đậu trái, lớn trái đẹp mã và nặng ký, tăng năng suất cây trồng.
Bón phân cho cây khi chăm sóc cây mặn giai đoạn ra trái
Bón phân trong suốt thời điểm cây đang ra hoa và kết trái sẽ giúp cây cho năng suất cao hơn, gia tăng tuổi thọ cho cây và cây có đủ dinh dưỡng trong quá trình ngủ đông. Các thời điểm cần tiến hành bón thúc gồm:
Lần 1: Khi cây đang nuôi cành xuân, ra hoa và kết trái.
Lần 2: Sau khi cây ra quả và thu hoạch, giúp cây phục hồi nhanh và tiếp tục cho trái vào các mùa vụ tiếp theo.
Lần 3: Khi cây ngủ đông, gia tăng tuổi thọ cho lá của cây và giảm thiểu tình trạng rụng lá quá sớm.
Phòng trừ sâu, côn trùng khi thực hiện cách chăm sóc cây mận
Cây mận bị các loài sâu gây hại như sâu cuốn lá, sâu ăn lá, bọ cánh cứng ăn lá, rệp sáp, rầy mềm, rệp dính ký sinh, sâu đục thân, sâu đục trái và ruồi đục trái gây hại rất lớn, giảm năng suất cây trồng và thất thu kinh tế. Do đó, bà con cần phải tiến hành chăm sóc và phòng ngừa sâu, côn trùng gây hại cho cây trồng.
Bà con cần tiến hành thăm vườn thường xuyên để phát hiện các loại sâu, côn trùng tấn công gây hại cho cây mận sớm, tiêu diệt và sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý sâu, côn trùng. Các chế phẩm sinh học vô cùng an toàn với con người và động vật, thân thiện với môi trường và không cần thời gian cách ly.
Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ chuyên cung cấp và phát triển các sản phẩm sinh học giúp cây trồng khỏe mạnh, không lo sâu bệnh gây hại và đặc biệt, an toàn với người sử dụng. Để xử lý sâu và côn trùng, bà con có thể sử dụng hai loại sản phẩm Ola insect in99 và Mebe Pa.
Đối với sản phẩm Ola insect in99, đây là sản phẩm trừ sâu sinh học vi sinh, giúp phòng trừ sâu và xua đuổi các loại côn trùng ăn lá, gây hại cho cây trồng. Sản phẩm chứa các chủng vi sinh Bt và nấm ký sinh ức chế, tiêu diệt côn trùng, sâu gây hại từ trứng cho đến ấu trùng và con trưởng thành. Ngoài ra, sản phẩm còn giúp xua đuổi chúng khỏi khu vườn, ngăn ngừa chúng chích hút và sinh sản trong vườn.
Sản phẩm Meba Pa là một sản phẩm có chứa các vi nấm, giúp kiểm soát và tiêu diệt các loại côn trùng chích hút gây hại cho cây trồng. Khi vi nấm nhiễm vào trong côn trùng sẽ mọc tơ, sinh bào tử đốt bụng, chân, khiến côn trùng ngưng ăn và chết cứng.
Cả hai sản phẩm Ola insect in99 và Mebe Pa đều có hiệu lực bền vững, có khả năng lây nhiễm tự phát tán ra khắp bầy đàn và tiêu diệt toàn bộ sâu, côn trùng gây hại cho cây trồng. Từ đó, giúp phòng trừ bền vững các loài sâu, côn trùng, giúp nông sản an toàn, không có thời gian cách ly và an toàn cho người sử dụng.
Mua thuốc sinh học hỗ trợ chăm sóc cây mận tại AQ Bice
Bà con quan tâm đến sản phẩm sinh học nào tại AQ Bice, vui lòng liên hệ với số tổng đài (028) 8889 7322 hoặc để lại số điện thoại bên dưới, đội ngũ nhân viên AQ Bice sẽ liên lạc với bà con hoàn toàn miễn phí.
Cách chăm sóc cây mận là một kỹ thuật vô cùng quan trọng, giúp cây cho năng suất cao và đảm bảo chất lượng. Hy vọng thông qua bài viết trên, bà con đã có đầy đủ thông tin để tiến hành chăm sóc cho cây dễ dàng hơn, cây khỏe, năng suất cao. Chúc bà con có thật nhiều mùa vụ bội thu!