Phòng trị bệnh tuột lá chân hoa cúc và nguyên nhân do đâu?

Phòng trị bệnh tuột lá chân hoa cúc và nguyên nhân do đâu?

17/09/2024

Kích thước chữ

Bệnh tuột lá chân hoa cúc là tình trạng mà rất nhiều bà con trồng cúc lo lắng và gặp nhiều khó trong quá trình điều trị. Hiện tượng tuột lá khiến cây bị giảm chất lượng, không hấp thụ đủ nguồn ánh sáng ảnh hưởng đến quá trình quang hợp, cây phát triển kém, dễ mắc nhiều loại bệnh khác.

Dưới đây là bài viết về tình trạng tuột chân lá hoa cúc nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận biết để từ đó đưa ra biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.

Tìm hiểu về bệnh tuột lá chân hoa cúc

Cách phòng trừ bệnh tuột lá chân hoa cúc và nguyên nhân
Tuột chân lá hoa cúc khiến cho cây bị xấu đi, ít lá dần khiến quá trình quang hợp bị ảnh hưởng, năng suất giảm

Bệnh tuột lá chân hoa cúc là hiện tượng xảy ra ở cây trưởng thành, bị hư hỏng, thối héo lá từ phần gốc đi lên. Dẫn đến cây bị giảm giá trị, mất đi vẻ đẹp của hoa cúc, ảnh hưởng tới sức đề kháng, sự sinh trưởng và khả năng ra hoa.

Đây là một trong những vấn đề mà nhiều bà côn rất lo sợ cho vườn cúc tại nhà sẽ bị nhiễm, nếu không điều trị sớm toàn vườn sẽ bị chết, gây tốn chi phí, công sức chăm sóc của nhiều nhà vườn.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tuột lá chân hoa cúc

Cách phòng trừ bệnh tuột lá chân hoa cúc và nguyên nhân
Nấm Fusarium và Phytophtora là nguyên nhân chính gây ra bệnh tuột chân lá trên cây hoa cúc

🔶Tình trạng hoa cúc bị tuột lá chân là do một số loại nấm xâm nhập, làm hại như Phytopthora, Fusarium tấn công trực tiếp vào bộ rễ và gốc cây khiến lá bị héo úa từ phần gốc đên thân một đoạn.

🔶Cũng có thể bị nhiễm bệnh là do cây bị thiếu dinh dưỡng, đặc biệt một số chất như Nitơ, Kali, Canxi, thiếu những chất này cây sẽ trở nên yếu ớt và tình trạng tuột lá sẽ xảy ra.

🔶Điều kiện môi trường không ổn định, độ ẩm cao, nhiệt độ thay đổi thất thường, thời tiết nóng ẩm, đất trồng thoát nước không tốt tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển.

🔶Chăm sóc sai cách, tưới nước không đồng đều, cắt tỉa và vệ sinh vườn không thường xuyên.

Nhận biết bệnh tuột lá chân hoa cúc qua dấu hiệu nào?

Nhận biết tuột chân lá hoa cúc qua một số triệu chứng như sau:

  • Lá cúc bắt đầu vàng, héo úa và rụng dần từ đoạn gốc lan dần lên trên, khiến cho một đoạn của phần bị trụi lá.
  • Cây kém sắc, xuất hiện nhiều vết đốm lạ trên lá, bệnh thường tập trung vào những cây trưởng thành, đang trong giai đoạn ra hoa. 
  • Hoa nở bé, khó bung hết, màu sắc cũng nhạt nhòa.

Tác hại khi không sớm xử lý bệnh tuột lá chân hoa cúc

🔶Làm giảm giá trị thẩm mỹ của cây, bà con khó bán được giá cao, thu nhập không ổn định, ảnh hưởng đến kinh tế.

🔶Nhiều vườn bị nhiễm bệnh nặng có thể bị mất trắng mùa vụ, cây chết hàng loạt do lá bị mất hàng loạt cây không thể quang hợp, kết hợp cả nhiễm nấm càng làm cho sức đề kháng bị suy yếu, tụt giảm nghiêm trọng, không thể chống chọi nổi và dẫn đến chết cây.

🔶Do xuất phát điểm là nấm bệnh tấn công nên nếu không xử lý sạch sẽ có thể bị tồn đọng trong đất ảnh hưởng đến vụ mùa sau. 

Hướng dẫn cách phòng trị bệnh tuột lá chân hoa cúc

Để bảo vệ vườn không bị nhiễm bệnh tuột lá chân hoa cúc, việc áp dụng các biện pháp chăm sóc, phòng chống bệnh là điều cần thiết. Dưới đây là một số phương pháp bà con tham khảo áp dụng vào vườn nhà:

✅ Lựa chọn giống hoa cúc có khả năng kháng bệnh tốt, đảm bảo chất lượng đạt tiêu chuẩn.

✅ Trước khi tiến hành gieo trồng cần xử lý đất trồng, cày xới, phơi ải, cung cấp dinh dưỡng, cải tạo đất, thiết kế hệ thống thoát nước tránh ngập úng.

✅ Dọn sạch sẽ cỏ, tàn dư thực vật, thường xuyên vệ sinh vườn để hạn chế phát sinh nấm bệnh khiến cây bị nhiễm bệnh.

✅ Cung cấp đủ, cân bằng các loại phân bón đặc biệt các loại phân có chứa Nitơ, Kali, Canxi.

✅ Cắt tỉa, loại bỏ những lá, cành bị nhiễm bệnh để tránh lây lan sang các bộ phận, cây trồng khác trong vườn.

✅ Tưới tiêu hợp lý, đồng đều, không tưới quá nhiều, cũng không quá ít, nên lắp đặt hệ thống tưới nước nhỏ giọt để duy trì độ ẩm lý tưởng cho cây.

Thuốc đặc trị bệnh tuột lá chân hoa cúc Phy Fusaco an toàn cho cây

Cách phòng trừ bệnh tuột lá chân hoa cúc và nguyên nhân
Điều trị nấm dứt điểm gây ra bệnh tuột chân lá trên hoa cúc bằng sản phẩm sinh học Phy Fusaco

Sản phẩm sinh học chuyên điều trị nấm gây bệnh tuột lá chân hoa cúc được nhiều người sử dụng và mang lại kết quả tốt đó là Phy Fusaco. Thuốc không chỉ điều trị nấm phổ rộng mà con ngăn ngừa nhiều loại cây trồng, có thành phần giúp cải tạo đất tốt.

Thành phần thuốc phòng trị cây hoa cúc bị tuột lá chân Phy Fusaco

Thành phần thuốc trị bệnh tuột lá gồm: Trichoderma spp, Chaetomium spp, Bacillus subtilis đạt 1,5x1068CFU/ml.

Được sản xuất bằng cách kết hợp bào tử gốc từ các loại nấm đối kháng, cùng với các hoạt chất kháng sinh sinh học, các hoạt chất enzym ngoại bào và Nano chitosan.

Công dụng thuốc phòng trị cây hoa cúc bị tuột lá chân Phy Fusaco

✅ Phòng trừ các loại nấm gây hại như: Phytopthora, Fusacrium, Collectotricum,…gây ra các bệnh như: tuột lá, đốm đen, thối thân, thối gốc, thán thư, xì mủ, chết dây, sương mai,…

✅ Tăng sức đề kháng cho cây chống lại bệnh hại.

✅ Nâng cao hệ miễn dịch, phòng trừ lâu dài, hiệu quả điều trị tốt.

✅ Sản phẩm an toàn, không độc hại, đảm bảo chất lượng nông sản đạt tiêu chuẩn.

Hướng dẫn sử dụng thuốc phòng trị cây hoa cúc bị tuột lá chân Phy Fusaco

Phun trị tuột lá chân hoa cúc: Pha Chai 250ml/400-600 lít phun kỹ lá – cành -thân và vùng dưới gốc, cách nhau 5-7 ngày/lần.

Phun phòng bệnh tuột lá chân hoa cúc: Chai 250ml/800-1000 lít nước phun định kỳ 15-30 ngày/lần.

Trên đây là những nội dung đề cập đến bệnh tuột lá chân hoa cúc về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, tác hại và các cách phòng trừ bệnh hiệu quả. Để mang lại hiệu quả điều trị tốt bà con hãy lên kế hoạch phòng trừ bệnh từ sớm và kết hợp với việc chăm sóc sẽ giúp cây phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất cao.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *