Các bệnh trên cây ớt thường gặp và Cách phòng trị hiệu quả
Kích thước chữ
Bệnh trên cây ớt rất đa dạng, do nhiều loại sâu bệnh và nấm hại tác động. Ngay cả những người chuyên canh ớt lâu năm vẫn gặp khó khăn trong công tác phòng ngừa, cũng như xử lý khi xảy ra bệnh hại trên cây ớt. Nhằm giúp bà con có thêm kiến thức về các loại bệnh trên cây ớt, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, đảm bảo chất lượng và sản lượng ớt thu hoạch, sau đây AQ xin phép chia sẻ những thông tin bổ ích về bệnh trên cây ớt đến bà con.
Tìm hiểu về các loại bệnh trên cây ớt thường gặp
Theo tìm hiểu, hiện tại có khoảng 10 loại sâu hại tấn công cây ớt. Đa số chúng đều xuất hiện tại các vườn trồng ở Việt Nam, gây ra các bệnh trên cây ớt với mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng.
Xét về tốc độ lây lan, sâu bệnh sinh sôi mạnh mẽ khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi. Chúng có xu hướng ẩn nấp ở kẽ lá cây ớt từ giai đoạn đẻ trứng, hoặc tồn tại ở các khu vực xung quanh.
Vòng đời tương đối ngắn (từ 20 – 30 ngày) nên khả năng gây hại cao. Bà con cần lưu ý những đối tượng gây bệnh này để giảm thiểu, tốt hơn là ngăn ngừa sự xâm nhập của chúng tại vườn ớt của mình.
Rầy mềm hại ớt
Rầy mềm có tên khoa học là Aphis gossypii, chuyên tấn công vào các cây trồng thực phẩm như ớt, dưa leo, bầu bí, cà chua, v.v. Chúng còn được gọi là rầy mật, rầy nhớt hay rệp bông.
1/ Nhận dạng rầy mềm:
Thân rầy có màu vàng nhạt hoặc xanh đen. Chiều dài của rầy nhỏ từ 1,5 – 2 mm, dáng hình quả lê.
Rầy mật trưởng thành có 2 dạng: có cánh và không cánh. Màu sắc cơ thể tập trung vào các màu như xanh đen, vàng xanh, vàng nhạt hoặc xanh đậm.
Tập tính của rầy mềm là sống thành đám đông dưới mặt lá non. Chúng bắt đầu tấn công khi cây ớt có từ 2 – 3 lá.
2/ Dấu hiệu cây ớt bị rầy mềm hại:
Cây ớt kém phát triển, xuất hiện tình trạng chùn đọt, lá cong và xoăn lại.
Đối tượng gây hại bằng cách hút chích, là môi giới gián tiếp lây truyền virus gây ra các loại bệnh trên cây ớt.
Bọ trĩ – Bọ phấn trắng hại ớt
Bọ trĩ và bọ phấn trắng được phân vào nhóm côn trùng tương đối khó xử lý. Nguyên nhân do mật độ sinh trưởng nhanh với số lượng lớn, kèm theo khả năng kháng thuốc mạnh nên những dòng thuốc hóa học hay kỹ thuật canh tác xử lý kém không thể xử lý hoàn toàn hai đối tượng gây hại này.
1/ Đặc điểm nhận dạng bọ trĩ, bọ phấn trắng hại ớt.
Bọ trĩ với tên gọi dân gian tại Việt Nam là bù lạch. Chúng gây hại phổ biến trên cây ăn quả, cây công nghiệp, lúa và cây rau màu như ớt. Màu sắc cơ thể khá đa dạng: trắng, vàng, nâu và đen.
Do tần suất gây bệnh dày đặc, bà con dễ nhầm lẫn giữa triệu chứng bệnh do bọ trĩ và nhện trắng gây ra. Lưu ý rằng bù lạch thường chủ yếu hút chích ở đọt non và lá non của cây ớt. Riêng nhện trắng tấn công lá non lẫn lá trưởng thành.
Bọ phấn trắng là một loài gây bệnh đa thực tương tự như bọ trĩ. Cơ thể màu vàng với bộ cánh màu trắng, có lớp phủ phấn trắng bên trên.
Một điểm chung giữa bọ phấn trắng – bọ trĩ: chúng là môi giới truyền virus gây ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây ớt, khiến cây sinh trưởng kém, năng suất giảm và có nguy cơ chết cây.
2/ Dấu hiệu cây ớt bị bọ trĩ, bọ phấn trắng gây hại.
Thông qua hoạt động hút chích, các đối tượng gây hại này hút nhựa cây khiến cây mất đi nguồn dinh dưỡng, lá chuyển dần sang màu vàng.
Mép lá non có xu hướng cong lên trên.
Chồi non sinh trưởng kém, gân lá biến dạng thấy rõ, phiến lá phồng rộp hơn bình thường.
Trái ớt không phát triển đúng kích thước, đạt chuẩn. Nặng hơn là cây ớt không ra trái, thiệt hại đến năng suất vườn.
Nhện trắng hại ớt
Tên khoa học của nhện trắng là White mite. Chúng sinh trưởng ở môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao. Vòng đời ngắn (8 – 10 ngày) hơn nhiều so với những côn trùng khác gây bệnh hại trên cây ớt.
1/ Đặc điểm nhận dạng nhện trắng gây hại cây ớt.
Kích thước khá nhỏ, toàn thân có màu trắng vàng. Tập tính sống thành đám đông dưới mặt lá ớt.
Nhện trắng ưa thích khu vực vỏ của trái non, lá non và hoa ớt.
2/ Dấu hiệu cây ớt bị nhện trắng gây hại.
Ngoài hút chích, nhện trắng còn tiết ra nước bọt có chứa độc tố. Các độc tố này khiến cho phần ngọn bọ cứng, xoắn và không phát triển như bình thường.
Lá bị cong queo, xoắn lại và héo dần.
Phần vỏ bên ngoài màu sắc không đồng đều. Trường hợp khác vỏ ớt bị mất màu, mặt vỏ sần sùi như hiện tượng da cám. Trái biến dạng, ngừng phát triển, ảnh hưởng đến sản lượng đầu ra và sức khỏe cây ớt.
Sâu xanh đục trái ớt
Gọi là sâu xanh đục trái nhưng loài sâu này còn tấn công cả nụ hoa, búp non, tác động vào điểm sinh trưởng trên cây ớt. Chúng có tên khoa học là helicoverpa armigera. Nhìn chung, sâu xanh đục quả có nhiều điểm khác biệt so với những côn trùng khác.
1/ Đặc điểm nhận dạng sâu xanh trên cây ớt
Sâu xanh non có 3 màu: xanh lá cây, hồng nhạt và nâu thẫm. Có sọc đen mờ dài khoảng 40mm. Theo quy trình, sâu non bắt đầu ăn lá non, sau đó cắn phần cuống để chui vào quả, tạo thành sẹo trên vỏ ớt.
Sâu trưởng thành hoạt động mạnh vào ban đêm. Khả năng đẻ trứng lên tới 1000 trứng, khu vực đẻ chủ yếu trên mặt lá, nụ hoa hoặc gần quả ớt.
2/ Nhận biết cây ớt bị sâu xanh gây hại.
Nếu sâu tấn công thời điểm cây đậu quả, khả năng thu hoạch vẫn có, tuy nhiên màu sắc của vỏ không được đồng đều. Xuất hiện lỗ đục ảnh hưởng đến giá trị thương phẩm của trái ớt.
Mặt khác, khi sâu xanh đục trái gây hại từ lúc trái còn non, trái có xu hướng rụng sớm.
Lá và chùm hoa dễ gãy do sâu xanh cắn vào.
Trên đây là thông tin sơ bộ về các bệnh thường gặp trên cây ớt do các loài côn trùng gây ra. Những sâu bệnh này xuất hiện phổ biến tại các vườn trồng ớt ở Việt Nam, bà con cần chú ý tăng cường tần suất thăm vườn khi thời tiết thay đổi, đặc điểm nhận dạng của từng loại để có hướng phòng ngừa và xử lý kịp thời. Tránh để lâu tạo cơ hội cho côn trùng lây bệnh trên diện rộng.
Một số đối tượng côn trùng gây hại khác như: ruồi đục quả, ong chuỗi, giòi đục lá, mọt, rệp hồ đào xanh/rệp xanh nhỏ, nhện đỏ, v.v.
Các bệnh trên cây ớt do nấm gây ra
Thông thường, nấm mốc tồn tại do hoạt động canh tác chưa được đảm bảo. Ví dụ như chưa xử lý đất trồng kỹ lưỡng, không dọn sạch tàn dư của mùa vụ trước, ít thăm vườn và tầm soát, dụng cụ làm vườn không vệ sinh sạch sẽ, v.v. Quá trình là môi trường gián tiếp tạo cơ hội để nấm mốc xâm nhập, sinh trưởng và gây hại cho vườn ớt.
Cùng AQ điểm qua những loại bệnh trên cây ớt thường thấy nhé.
Bệnh thán thư ở cây ớt
Nguyên nhân gây ra bệnh thán thư trên cây ớt là nấm Colletotrichum gloeosporioides. Nấm mốc sinh trưởng ở khung nhiệt độ từ 28 – 30 độ C. Khả năng thích ứng khô hạn tốt, phát tán thông qua gió và côn trùng.
Bệnh xảy ra ở các khu vực như chồi non, lá cây, trái ớt và gây chết cây con khi bệnh trở nặng. Mặt dưới lá ớt xuất hiện các đốm bệnh màu nâu nhạt, theo thời gian vết bệnh lan rộng và chuyển thành nâu sẫm, khiến lá bị lõm xuống. Dọc theo cuống và thân cây ớt có những vết lõm màu nâu đen.
Tác hại của bệnh thán thư: Đối với trái ớt, vết bệnh ban đầu tương đối nhỏ, có màu nâu đen hoặc vàng trắng. Kích thước vết bệnh thay đổi theo thời gian và tùy vào giống ớt.
Bệnh thán thư là loại bệnh hại trên cây ớt gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng đầu ra. Những quả ớt bị bệnh không thể thu hoạch, làm sụt giảm nguồn thu nhập của bà con nông dân.
Bệnh héo tươi ở cây ớt
Đây là một trong những loại bệnh trên cây ớt có dấu hiệu nhận biết rõ rệt. Tác nhân khiến lá ớt héo xanh là vi khuẩn Pseudomonas solanacearum. Loại vi khuẩn này ký sinh trong lòng đất và những ký chủ phụ khác. Từ lúc phát bệnh đến khi cây chết là 3 – 4 ngày. Thời gian tương đối ngắn nên nếu không xử lý kịp thời khả năng hư hại toàn bộ vườn ớt rất cao.
Tác hại bệnh héo tươi cây ớt: Lá héo khi còn xanh, rũ xuống như tình trạng mất nước do trời nắng. Điều này làm cho người trồng dễ bị lầm tưởng nên thường có xu hướng tưới nước cấp ẩm cho cây. Đẩy nhanh quá trình bệnh, sau cùng là gây héo và chết cây.
Bệnh đốm trắng lá ở cây ớt
Bệnh này còn phổ biến với tên gọi bệnh đốm mắt cua ở cây ớt do hình thù đặc trưng của các vết bệnh. Vết bệnh có hình tròn, viền nâu đậm, xuất hiện rải rác trên mặt lá.
Nguyên nhân gây bệnh là nấm Cercospora capsici. Nấm mốc tấn công thân cây và cuống ớt, trong một số trường hợp bệnh còn gây hại trên quả ớt. Khu vực trồng ớt thời tiết thay đổi thất thường, độ ẩm cao và đất không thoát nước là cơ sở để nấm phát sinh bệnh đốm lá.
Tác hại của bệnh đốm lá trắng cây ớt: Tình trạng đốm lá dày đặc ngăn cản quá trình quang hợp của cây ớt, khiến lá nhanh vàng và rụng sớm. Đồng thời giảm năng suất cây trồng, cây thiếu dinh dưỡng nên không thể cho ra trái ớt đạt chuẩn kích thước.
Bệnh thối đọt non ở cây ớt
Để biết cách trị bệnh trên cây ớt như bệnh thối đọt non, trước tiên cần tìm hiểu nguyên nhân đến từ đâu. Nấm Choanephora cucurbitarum phần lớn sinh trưởng trong mùa mưa, khi độ ẩm tăng cao là điều kiện thích hợp để nấm phát bệnh thối đọt non.
Nấm mốc tấn công trên đọt non, chồi hoa và hoa ớt. Khu vực nhiễm bệnh có màu nâu đen và đen. Một số trường hợp xuất hiện tơ nấm màu trắng xung quanh phần đọt bị thối.
Tác hại của bệnh thối đọt non cây ớt: Phần đọt bị bệnh sẽ chết và dần thối mềm. Giai đoạn ra đọt là thời điểm mẫn cảm của cây ớt, đọt non thối đồng nghĩa với năng suất vườn ớt bị sụt giảm. Sức khỏe cây trồng không ổn định và hiệu quả ra hoa đậu trái không cao.
Một số bệnh hại trên cây ớt khác có nguy cơ xảy ra: bệnh khảm virus, bệnh mốc xám cây ớt, bệnh chết cây ớt con, bệnh héo rũ gốc mốc trắng, bệnh đốm xám cây ớt, v.v
Nguyên nhân gây ra các bệnh trên cây ớt
Kỹ thuật bón phân chưa hiệu quả cũng là lý do khiến cây ớt bị bệnh. Đơn cử như trường hợp cây bị thiếu canxi (Ca). Thành phần canxi trong canh tác cây trồng là cần thiết nhằm giúp cây sinh trưởng khỏe mạnh. Khi bộ rễ phát triển, cây cũng cứng cáp hơn, khả năng kháng chịu bệnh được tối ưu đáng kể.
Cây ớt biểu hiện sự thiếu canxi qua các dấu hiệu như:
- Kích thước lá non bị nhỏ, biến dạng, có màu vàng.
- Ngọn cây bị ngừng sinh trưởng, chồi non chết.
- Lá trưởng thành chuyển vàng ở mép lá và gân lá ớt.
- Đuôi trái ớt bị thối báo động có bệnh trên cây ớt, cần bổ sung lượng canxi cần thiết cho đất trồng.
Thuốc đặc trị sâu hại trên cây ớt Ola insect in99
Một trong những chế phẩm sinh học trừ sâu được đánh giá mang lại hiệu quả cao: Ola insect in99 – Tiêu diệt tận gốc sâu bệnh và côn trùng gây hại. Sản phẩm độc quyền thuộc Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ.
Ola insect in99 là sự kết hợp giữa các chủng vi sinh Bacillus thuringenis, nấm ký sinh ức chế như Beauveria sp, Metarhizium spp, Paecilomyces sp, v.v tăng khả năng xử lý triệt để sâu bệnh, côn trùng gây hại. Thuốc ảnh hưởng lên mọi giai đoạn sinh trưởng từ trứng đến thành trùng. Vì thế bà con không cần lo lắng dù sử dụng Ola insect in99 ở bất kỳ thời điểm nào.
Ngoài ra, trong thuốc còn có các tinh dầu thực vật và giấm gỗ với công dụng xua đuổi đối tượng gây hại ra khỏi vườn ớt. Ngăn ngừa tối đa khả năng sinh sản, không gây hại đến các loài thiên địch ở khu vực trồng ớt.
Thuốc đặc trị các bệnh trên cây ớt do nấm gây ra – Chatomium AQ11
Thuốc đặc trị các bệnh trên cây ớt do nấm mốc gây ra – Chatomium AQ11 do Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ nghiên cứu, sản xuất và phân phối đến bà con nông dân.
Với hàm lượng bào tử nấm Chaetomium 1.5×10^6 CFU/g, thuốc xử lý dứt điểm các vấn đề như: héo rũ, phấn trắng, đốm lá, thối đọt, thán thư, v.v.
Chatomium AQ11 là một sản phẩm đáng tin cậy nhờ tác động tăng cường sức đề kháng cho vườn ớt, đồng thời cải tạo độ phì nhiêu của đất trồng, kích thích bộ rễ sinh trưởng mà không gây ra bất kì ảnh hưởng xấu nào.
Mua thuốc đặc trị bệnh trên cây ớt ở đâu uy tín, giá tốt?
AQ biết rằng không bà con nào muốn nhìn thấy vườn ớt của mình trong tình trạng báo động. Điều này gây thiệt hại nặng đến nguồn kinh tế gia đình, ảnh hưởng sâu sắc đến hoạt động nông nghiệp lâu dài. Vì thế, AQ đề cao công tác phòng bệnh trên cây ớt ngay từ những bước đầu tiên để ngăn ngừa các tác nhân gây hại cho khu vực trồng ớt. Kết hợp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tăng cường hiệu quả phòng và trị các bệnh trên cây ớt.
Trên đây là những thông tin về các bệnh thường gặp trên cây ớt, các loài côn trùng và nấm mốc gây hại, cách nhận biết và hướng điều trị phù hợp. Mong rằng bài viết này sẽ hỗ trợ bà con trong công tác phòng trị cây ớt bị bệnh, tạo ra vườn ớt năng suất cao, đem lại nguồn thu nhập ổn định theo thời gian.