Các bệnh trên cây mít thường gặp và Cách phòng trừ hiệu quả

Các bệnh trên cây mít thường gặp và Cách phòng trừ hiệu quả

19/08/2024

Kích thước chữ

Bệnh trên cây mít là vấn đề quan trọng được nhiều bà con chuyên canh dòng cây ăn trái này quan tâm. Các bệnh hại này làm giảm chát lượng và năng suất khi thu hoạch mít vào cuối vụ, dẫn đến giá trị thương phẩm giảm theo.

Vậy cây mít thường bị những bệnh hại nào, nguyên nhân gây ra và cách phòng trị như thế nào? Mời bà con cùng AQ tìm hiểu qua bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về cách phòng trị bệnh hại ở cây mít hiệu quả và an toàn cho cây.

Tìm hiểu về các bệnh trên cây mít

Mít là 1 trong 14 cây ăn quả chủ lực của ngành nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030 với các số liệu dự kiến như: đạt 50.000 ha diện tích trồng, sản lượng thu hoạch đạt 600 – 700.000 tấn theo từng kỳ.

Cùng với đó là đẩy mạnh công tác xây dựng hệ thống giống đầu dòng, cung cấp cây mít giống chất lượng thông qua giống phục tráng và các giống mít mới có hiệu quả kinh tế ổn định.

Vì vậy, việc ngăn chặn các căn bệnh trên cây mít xảy ra là điều cần được ưu tiên hàng đầu để tiến tới mục tiêu kinh tế – xã hội cho cây trồng nói chung và cây mít nói riêng đã đề ra trước đó.

Các bệnh trên cây mít thường gặp

Trong phần này, AQ sẽ giới thiệu đến quý bà con 4 căn bệnh trên cây mít thường gặp nhất tại các vùng chuyên trồng ở Việt Nam. Bệnh được ghi nhận về mức độ gây hại nghiêm trọng đến năng suất và chất lượng trái giai đoạn sau thu hoạch, làm giảm giá trị kinh tế và ảnh hưởng xấu đến đời sống của bà con nông dân.

1️⃣ Bệnh thối trái mít non

2️⃣ Bệnh thối nhũn trái mít

3️⃣ Bệnh xơ đen trái mít

4️⃣ Bệnh nứt thân xì mủ cây mít

Bệnh thối trái mít non

Các bệnh trên cây mít thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
(1), (2): Bệnh thối trái mít non; (3), (4): Bệnh thối nhũn trái mít

🔶 Tác nhân gây bệnh:

  • Nấm Rhizopus nigricans thường tấn công hoa và trái mít non.
  • Lưu tồn trong đất, nguồn nước tưới và tàn dư thực vật.
  • Lây truyền nhờ gió hoặc côn trùng gây hại.

🔶 Triệu chứng bệnh trên cây mít: 

  • Xuất hiện các đốm màu nâu đen trên vỏ trái.
  • Sau đó lan rộng thành mảng lớn khiến trái mít non bị thối đen, rụng sớm.
  • Có các sợi nấm trắng và hạch nấm đen mọc tua tủa xung quanh vết thối.

🔶 Điều kiện phát sinh:

  • Nhiệt độ sinh trưởng mạnh từ 25 – 30°C.
  • Hoạt động tốt ở độ pH từ 2,2 – 9,6.
  • Thời tiết nóng ẩm, nắng mưa xảy ra thất thường.

Bệnh thối nhũn trái mít

🔶 Tác nhân gây bệnh:

  • Vi khuẩn Dickeya dadantii (tên gọi trước đây: Erwinia chrysanthemi) chỉ tấn công trái lớn và phát sinh giai đoạn sau thu hoạch.
  • Lây lan qua nguồn nước tưới, dụng cụ làm vườn bị ô nhiễm, hạt giống và côn trùng (ví dụ rệp đậu).

🔶 Triệu chứng bệnh trên cây mít:

  • Côn trùng chích hút trên vỏ trái tạo thành vết thương hở, vi khuẩn xâm nhiễm thông qua vết hở đó khiến đầu gai có màu đen.
  • Vỏ trái từ xanh chuyển sang vàng nhạt rồi thâm đen dần, toả ra mùi hôi thối.
  • Gai phát triển không đồng đều, cuống mềm.
  • Bên ngoài hình thành vết lõm, ruột trái nhão nhừ, xuất hiện tình trạng bể trái do áp suất bên trong quá lớn.
  • Bệnh thối nhũn gây hại từ giai đoạn trái mít đạt đường kính 12 – 15cm.

🔶 Điều kiện phát sinh:

  • Nhiệt độ sinh trưởng mạnh từ 22 – 34°C.
  • Chuyển giao giữa mùa khô và mùa mưa, nặng nhất là trong mùa mưa.

Bệnh xơ đen trái mít

Các bệnh trên cây mít thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
(1), (2): Bệnh xơ đen trái mít; (3), (4): Bệnh xì mủ trên cây mít

🔶 Tác nhân gây bệnh:

  • Vi khuẩn Pantoea stewartii tấn công cây mít từ lúc đậu trái đến khi thu hoạch thông qua 2 đường: hoa cái và khe hở giữa các múi mít.
  • Đối với hoa cái, vi khuẩn lây lan nhờ nước mưa, sau đó di chuyển vào nướm – vòi nhuỵ – bầu noãn khiến múi không thể thụ tinh, hột lép.
  • Chúng di chuyển từ nướm đến vòi nhuỵ rồi qua bầu nhoãn, múi không thụ tinh và hột thường bị lép.

🔶 Triệu chứng bệnh trên cây mít:

  • Cuống ốm yếu, trên thân cuống xuất hiện các chấm đen, cuống mất dần màu xanh ban đầu, phần cuối của cuống giáp với mầu trái mít khô rám.
  • Mầu trái bị biến dạng, trái non phát triển kém, móp méo, lớn chậm.
  • Trái khi thu hoạch vỏ không sáng vàng, gai không nở.
  • Múi mít và xơ mít xuất hiện các đốm đen hoặc vết nâu đen có kích thước đa dạng, cả hai sẽ dính chặt vào nhau khi bệnh trở nặng

🔶 Điều kiện phát sinh:

  • Phát sinh mạnh vào mùa mưa từ tháng 6 – tháng 10 (AL) (mùa khô có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn).
  • Phân bón thiếu Bo cũng tạo cơ hội cho bệnh trở nặng

Bệnh nứt thân xì mủ cây mít

🔶 Tác nhân gây bệnh: Vi khuẩn Pectobacterium carotovorum (tên gọi trước đây: Erwinia carotovora) gây hại chủ yếu ở những cây mít 2 năm tuổi.

🔶 Triệu chứng bệnh trên cây mít:

  • Trên thân cây xuất hiện các giọt mủ màu trắng chảy ra, mùi thối
  • Cạo lớp vỏ thân sẽ phát hiện các mạch dẫn bị hoá nâu.
  • Hiện tượng nứt thân xảy ra khi cây mít đã chết một thời gian do bệnh.
  • Lá chuyển vàng và rụng sớm, lá mới mọc lên kích thước nhỏ.
  • Ngọn cây mít thường bị trụi lá, khô dần và chết.

🔶 Điều kiện phát sinh: Bệnh loét xì mủ vi khuẩn thường phát sinh mạnh vào mùa mưa.

Hướng dẫn cách phòng trị bệnh trên cây mít hiệu quả cao

Các bệnh trên cây mít thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
Thực hiện tốt và đầy đủ các biện pháp canh tác giúp ngăn ngừa bệnh trên cây mít đạt hiệu quả cao

✅ Gieo trồng vườn mít đúng mật độ, phù hợp với diện tích vườn hiện có.

✅ Thực hiện mô hình xen canh cây mít với cây ớt, cây dừa, cây chanh để tạo hiệu quả kinh tế tối đa, đồng thời tiết kiệm chi phí sản xuất cũng như phòng ngừa sâu bệnh hại hiệu quả.

✅ Loại bỏ những trái mít không đạt tiêu chuẩn từ sớm tránh trái non bị rụng, giúp cây mít tập trung dinh dưỡng nuôi thân, cành, lá và những trái khác còn lại trên cây khoẻ mạnh.

✅ Tạo tán, cắt tỉa cành lá vô hiệu định kỳ giúp vườn mít thông thoáng, tạo không gian cho cây mít sinh trưởng và phát triển.

✅ Thu gom tàn dư thực vật, làm cỏ thường xuyên, tránh cỏ mọc um tùm sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây mít.

✅ Nuôi dưỡng các loài thiên địch trong vườn hỗ trợ tiêu diệt sâu bệnh hại cây mít.

✅ Cải tạo đất trước khi trồng mít, dùng vôi bột hoặc Bio Soil để xử lý mầm bệnh và điều chỉnh pH đất trồng phù hợp.

✅ Theo dõi tình hình thời tiết để kịp thời phòng trị các bệnh hại ở cây mít từ sớm, giảm thiểu nguy cơ thiệt hại về chất lượng và năng suất trái do bệnh hại gây ra.

✅ Bón phân cân đối, tưới nước theo nhu cầu phát triển của cây mít giúp cây khoẻ mạnh, tăng cường sức chống chịu.

✅ Khi phát hiện cây mít nhiễm bệnh, tiến hành cách ly và xử lý cây bệnh và phun phòng cho toàn vườn, tránh nấm bệnh, vi khuẩn lây lan trên diện rộng.

Thuốc đặc trị các bệnh trên cây mít hiệu quả và an toàn cho cây

Nhằm hỗ trợ bà con tối đa trong công tác phòng ngừa và chữa trị các bệnh hại ở cây mít đạt hiệu quả cao, đội ngũ kỹ sư nông nghiệp chuyên môn cao tại Công ty Cổ phần Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ đã nghiên cứu, điều chế ra một số sản phẩm thuốc sinh học có khả năng xử lý và phòng ngừa nấm, vi khuẩn gây bệnh hại ở vườn mít.

Tribe Vacci Gold (new) – Thuốc đặc trị bệnh xơ đen thối nhũn trái mít

Các bệnh trên cây mít thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
Các chủng vi sinh đặc hiệu được bổ sung giúp cây mít khoẻ mạnh, phát triển hiệu quả

💠 Thành phần:

  • Chitosan dạng nano: 1.000 ppm;
  • Nấm đối kháng Chaetomium spp và các hoạt chất sinh học được chiết xuất từ vi nấm, vi khuẩn Rhodopseudomonas spp.

💠 Công dụng:

  • Cô lập và xử lý ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn gây bệnh trên cây mít.
  • Phòng trừ bệnh xơ đen, bệnh thối nhũn trái hiệu quả ở vụ sau.
  • Tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng trái mít thu hoạch.

💠 Cách sử dụng:

  • Pha 250ml Tribe Vacci Gold (new) + 400 – 600 lít nước.
  • Phun kỹ khu vực tán lá mít và vùng dưới gốc.
  • Nhắc lại sau mỗi lần phun từ 5 – 7 ngày.

Phy Fusaco và Nano Cu Gold – Bộ đôi trị nứt thân xì mủ cây mít

Các bệnh trên cây mít thường gặp và Phòng trừ hiệu quả
Bộ đôi Phy FusaCo và Nano Cu Gold được nhiều bà con tin dùng cho vườn mít nhà mình

💠 Công dụng thuốc sinh học Phy FusaCo:

  • Ngăn chặn vi khuẩn gây loét xì mủ trên cây mít lây lan đến những cây khoẻ mạnh, đồng thời diệt sạch nấm bệnh gây thối trái mít non.
  • Kích hoạt cơ chế phòng vệ cho vườn mít, nâng cao khả năng chống chịu thời tiết tốt.
  • Phòng trừ một số bệnh hại liên quan như đốm lá, héo rũ, sương mai, thán thư, phấn trắng, v.v.

💠 Công dụng thuốc liền sẹo Nano Cu Gold:

  • Bảo vệ vết hở trên thân cây mít, rút ngắn thời gian làm lành vết thường.
  • Xử lý sạch rong rêu trên thân và nấm mốc trong đất trồng mít.
  • Cung cấp các vi lượng cần thiết giúp cứng cây, cây mít sinh trưởng và phát triển khoẻ mạnh hơn.
  • Công thức đồng mát không làm nóng cây trồng.

💠 Cách sử dụng:

  • Dùng nước và khăn sạch để làm sạch vết xì mủ trên thân cây mít.
  • Lấy dao sạch, bén để cạo bỏ lớp vỏ thân cây.
  • Pha 100ml Phy FusaCo + 100ml Nano Cu Gold + 5 lít nước, sau đó phun đẫm thân cây và khu vực xung quanh cây mít.

Bài viết trên đây đã giải đáp câu hỏi “cây mít thường bị bệnh gì” với những thông tin về các bệnh trên cây mít hay gặp nhất tại Việt Nam. Hy vọng từ những chia sẻ từ phía AQ đã giúp bà con hiểu hơn về tình hình bệnh hại, từ đó chủ động thực hiện tốt các biện pháp canh tác và phun phòng. Đảm bảo ổn định năng suất cây trồng, nâng cao chất lượng mít trái đầu ra.

Sản phẩm được đề xuất cho bài viết này

-24%
Công dụng: 💠 Phòng trừ bệnh do Phytopthora, Fusarium, Collectotricum....gây ra các bệnh nứt thân, xì mủ, thán thư, thối…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-27%
Công dụng: Phòng trừ bệnh do các loại nấm Phytophthora, Fusarium, Colletotrichum,... gây nứt thân xì mủ, thán thư, thối…
4.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-34%
Công dụng: Loại trừ rong rêu trên cây trồng, các loại nấm mốc. Tiêu diệt nấm khuẩn gây hại và…
5.00 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page
-29%
Công dụng: Phòng trừ xoăn ngọn, xoăn lá, khảm lá virus, sượng trái do virus gây ra, tiêu diệt nấm…
4.25 out of 5
Mua ngay This product has multiple variants. The options may be chosen on the product page

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *