Nhận biết bệnh trên cây dưa lưới phổ biến và cách phòng trị

Nhận biết bệnh trên cây dưa lưới phổ biến và cách phòng trị

25/07/2023

Kích thước chữ

Bệnh trên cây dưa lưới gây thiệt hại về năng suất, chất lượng của mùa vụ mà bà con gieo trồng. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân, cách phòng trị hiệu quả cho cây trồng từ AQ Bice nhé!

Tìm hiểu về các bệnh trên cây dưa lưới

Nhận biết bệnh trên cây dưa lưới phổ biến và cách phòng trị
Dưa lưới thường bị những bệnh nào, làm sao để nhận biết và phòng trị kịp thời

Bênh trên cây dưa lưới thường có một số loại bệnh phổ biến, thường gặp ở các nhà vườn như sương mai, thán thư, nứt thân xì mủ, héo rũ,… Cây bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong quá trình sinh trưởng, quả ra kém chất lượng, gây mất giá trị nông sản.

Nhưng bà con không phải lắng về những loại bệnh gây hại dưa lưới này, bởi hiện nay đã có biện pháp xử lý hiệu quả. Phòng trị bệnh hại ở cây dưa lưới hiệu quả với biện pháp sinh học, an toàn, không độc hại, điều trị tận gốc, mang lại nguồn nông sản sạch, xanh, an toàn cho người tiêu dùng.

Tổng quan về cây dưa lưới

Cây dưa lưới là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao cho bà con nông dân, bởi giống cây này cho ra những quả dưa lưới ngọt lịm, thanh mát, chứ nhiều nguồn dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe con người.

Trên thị trường nhu cầu sử dụng loại nông sản này rất cao, do đó mà quả dưa lưới rất có giá, nhiều bà con, nhà vườn trồng dưa lưới có nguồn thu nhập rất tốt từ giống cây này mang lại.

Đặc điểm của cây dưa lưới

Cây dưa lưới hay còn được nhiều người gọi với cái tên là dưa vàng, đây là giống cây thuộc họ bầu bí, thân leo.

Khi cây vào giai đoạn ra hoa đậu quả, thì quả có hình tròn dài, lớp da màu xanh khi còn non và chuyển sang màu vàng khi chín, ngoài ra trên lớp vỏ quả có nhiều đường gân trắng đan xen.

Lớp thịt của trái dưa lưới có màu vàng cam, hoặc màu vàng đỏ, khi ăn vào có cảm giác giòn, ngọt dịu và mùi thơm nhẹ nhàng.

Giá trị dinh dưỡng của cây dưa lưới

Quả dưa lưới chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi, rất tốt cho sức khỏe con người, giúp bảo vệ cơ thể con người trước nhiều căn bệnh nguy hiểm, đem lại một cơ thể khỏe mạnh.

Nhận biết bệnh trên cây dưa lưới phổ biến và cách phòng trị
Dưa lưới là loại trái cây có chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao, đặc biết có lợi cho sức khỏe con người

Sau đây là giá trị dinh dưỡng về chất khoáng, Vitamin có trong 100g dưa lưới:

  • Lượng nước trong quả dưa lưới chiếm đến 88%.
  • Trong 100g có chứa 300mg potassium, nhờ vào hàm lượng này mà trái có tính năng thanh lọc, lợi nệu rất tốt.
  • Chất xơ 1g/100g có khả năng nhuận trường rất tốt.
  • Chứa hàm lượng vitamin C và beta caroten.
  • 0.734 mg Nianci.
  • 21 μg Acid Folic
  • 2020 μg beta-carotene.
  • 12 mg Magiê.
  • 0,21 mg sắt.
  • 9mg canxi.
  • 36,7 mg vitamin C.
  • 169 μg vitamin A.
  • 34 kcal năng lượng.

Tổng hợp các loại bệnh trên cây dưa lưới thường gặp

Bệnh trên cây dưa lưới thường thấy như sương mai, nứt thân chảy nhựa, thán thư, héo rũ,… Các bệnh này do nhiều nguyên nhân khác nhau cụ thể như sau:

Bệnh nứt thân chảy nhựa trên dưa lưới

Bệnh nứt thân chảy nhựa là do nấm Mycosphaerella melonis gây hại, và chúng thường tồn tại ở trong tàn dư của cây. Loại nấm này sẽ phát triển mạnh trong điều kiện thời tiết nóng ẩm và có mưa nhiều. Bệnh gây hại trên thân là chủ yếu, đôi khi trên cả lá và cuống quả.

Nhận biết bệnh trên cây dưa lưới phổ biến và cách phòng trị
Nhận biết dưa lưới bị bệnh nứt thân chảy nhựa qua một số biểu hiện trên thân, lá và cuống

Dấu hiệu nhận biết khi cây dưa lưới bị nứt thân chảy nhựa bao gồm:

Trên thân: Vết bệnh lúc ban đầu sẽ có hình bầu dục màu xám trắng với kích thước từ 1-2cm, vết bệnh hơi lõm vào nên sẽ làm khuyết một bên thân, nhánh của cây. Ở vùng bệnh thì nhựa màu nâu đỏ sẽ ứ thành từng giọt rồi chuyển sang nâu sẫm và khô cứng lại. Bệnh khiến cho thân cây bị nứt những vật dài, chảy nhiều nhựa hơn.

Trên lá, cuống lá: Đốm bệnh không đều, lan rộng và có màu xám nhạt. Vết bệnh sẽ xuất hiện ở bìa lá và lan vào bên trong, trên đó có ổ bào tử màu đen, làm lá cháy khô và rụng. Ở cuống lá thì bệnh biểu hiện khá giống phần thân, nứt chảy nhựa, cho ra trái nhỏ và bị rụng trứng.

Bệnh sương mai trên dưa lưới

Bệnh sương mai do nấm mang tên Pseudoperonospora cubensis gây ra. Loài nấm này bám chặt vào phần mặt dưới của lá cây sau đó hút hết các chất dinh dưỡng của cây. Chúng di chuyển lang dần từ lá cho đến ngọn.

Nhận biết bệnh trên cây dưa lưới phổ biến và cách phòng trị
Quan sát bề mặt của lá dưa lưới phát hiện những đốm màu trắng, vàng đây là dấu hiệu cho thấy cây bị bệnh sương mai

Dấu hiệu nhận biết bệnh sương mai ở cây dưa lưới:

Bệnh này khá dễ phát hiện với những vết bệnh có màu trắng hoặc màu vàng ở phần mặt dưới của lá. Ở phần mặt trên của lá, vết bệnh sẽ có màu xanh nhạt, lúc già đi thì chuyển thành màu vàng hoặc màu nâu sậm.

Vết bệnh sẽ lan dần từ tầng lá ở bên dưới lên đến ngọn, bệnh sẽ khiến lá bị khô héo, và bị xoăn lại, rất dễ rụng.

Bệnh chạy dây, héo rũ trên dưa lưới

Nhận biết bệnh trên cây dưa lưới phổ biến và cách phòng trị
Loài nấm Fusarium sp tấn công làm cho những cây dưa lưới non bị chết nhiều thành chùm

Bệnh chạy dây héo rũ là do nấm Fusarium sp. gây nên, và chúng tấn công cả cây dưa con cũng như cây dưa trưởng thành.

Dấu hiệu nhận biết khi cây dưa lưới bị chạy dây héo rũ:

Bấm Fusarium sp tấn công làm cho cây con bị chết thành đám, cây trưởng thành ra hoa kết trái bị nhiễm bệnh sẽ khiến cho cây bị mất nước, dần khô héo và chết.

Bệnh thán thư trên dưa lưới

Bệnh thán thư xuất hiện ở thời tiết khắc nghiệt, trời mưa nắng thất thường khiến cây dễ mắc bệnh và lan nhanh hơn.

Nhận biết bệnh trên cây dưa lưới phổ biến và cách phòng trị
Trên lá dưa lưới có nhiều đốm tròn màu đen, viền màu vàng, vết bệnh này lớn dần khi bệnh phát triển

Dấu hiệu nhận biết khi cây dưa lưới bị bệnh thán thư như sau:

Lá cây dưa lưới sẽ xuất hiện những vết bệnh có hình vòng tròn đồng tâm bằng nhau, màu đậm và to hơn khi chúng phát triển nặng dần.

Khi cây bị nhiễm bệnh nặng hơn sẽ tạo thành các vệt dài màu đen ở trên lá, quả. Những vết lõm màu nâu ở bề mặt quả to dần và gây thối quả dưa lưới.

Biện pháp phòng trị các bệnh trên cây dưa lưới hiệu quả, an toàn

Đối với các bệnh trên cây dưa lưới, bà con có thể tham khảo một số phương pháp để phòng trị hiệu quả cho cây cụ thể như sau:

Phòng trừ bệnh nứt thân chảy nhựa trên dưa lưới

Để phòng bệnh nứt thân chảy nhựa ở cây dưa lưới, bà con hãy thu dọn tàn dư cây trồng và làm sạch đất. Đảm bảo cung cấp lượng phân đạm vừa đủ cho cây.

Sử dụng Phy FusaCo đến từ Công ty TNHH Trung Tâm Sản Phẩm cho cây trồng để trị các bệnh như nứt thân xì mủ, thối nhũn, thán thư, thối thân, thối gốc,… an toàn, hiệu quả cho cả con người và môi trường xung quanh. Sản phẩm giúp nâng cao chất lượng nông sản, cũng như tăng cường sức miễn dịch cho cây trồng, hiệu lực nhanh và thời gian kéo dài.

Phòng trừ bệnh sương mai trên dưa lưới

Bà con hãy giữ cho đất trồng được thông thoát, thực hiện thu gom và tiêu hủy toàn bộ những cây bị bệnh, thường xuyên làm sạch cỏ dại, và rơm rạ. Kiểm tra độ thoát nước, không để xảy ra hiện tượng ngập úng vào thời điểm mưa nhiều, hoặc đất có độ ẩm cao sẽ khiến cho nấm dễ phát triển.

Chọn giống dưa lưới tốt, có khả năng kháng bệnh hiệu quả, luân canh cây trồng cũng như cắt tỉa cành lá bị bệnh.

Antafungal được nghiên cứu, sản xuất và cung cấp từ Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ Bice sẽ là lựa chọn phù hợp cho bà con trong việc xử lý bệnh sương mai ở cây dưa lưới.

Nhận biết bệnh trên cây dưa lưới phổ biến và cách phòng trị
Phòng ngừa và điều trị tận gốc bệnh sương mai gây hại ở cây dưa lưới, cho cây khỏe mạnh, phát triển ra trái chuẩn

Cách sử dụng Antafungal phun phòng ngừa và điều trị dứt điểm bệnh sương mai ở dưa lưới hiệu quả:

Sử dụng Antafungal phun trị bệnh sương mai dưa lưới: Dùng liều lượng 250g Antafungal pha cùng 200 lít nước và thực hiện phun tưới kỹ cho cây mỗi lần thực hiện cách nhau từ 5 đến 10 ngày.

Sử dụng Antafungal phun trị bệnh sương mai dưa lưới: Sử dụng 250g Antafungal pha cùng 400 lít nước để sử dụng cho mỗi vụ từ 2 đến 3 lần.

Sản phẩm giúp phòng trừ những tác nhân bệnh hại gây ra đốm lá, chết cây con, phấn trắng, sương mai, nấm hồng,… Ngoài ra còn giúp bảo vệ môi trường, cân bằng hệ vi sinh và hệ sinh thái.

Phòng trừ bệnh chạy dây héo rũ trên dưa lưới

Nhận biết bệnh trên cây dưa lưới phổ biến và cách phòng trị
Tribe Vacci Gold (new) ngăn ngừa và chữa trị dứt điểm bệnh chạy dây, héo rủ ở dưa lưới một cách an toàn

Bà con lưu ý làm đất thông thoáng, sạch cỏ, nhổ bỏ và tiêu hủy những cây bị bệnh để loại trừ sạch mầm bệnh trước khi trồng. Tiến hành bón thêm phân chuồng để tăng dinh dưỡng cho đất.

Sử dụng Tribe Vacci Gold (new) giúp phòng trừ nhiều tác nhân gây bệnh cho các cây trồng khác nhau mà đặc biệt hiệu quả ở cây cà chua, bầu bí, ớt, chanh dây,… như héo rũ, cháy lá, thối rễ, thán thư,…

Cách sử dụng Tribe Vacci Gold (new) phòng ngừa, điều trị bệnh chạy dây, héo rũ ở dưa lưới dứt điểm:

Sử dụng Tribe Vacci Gold (new) phun phòng bệnh chạy dây, héo rũ dưa lưới: Hòa cùng 800 đến 1000 lít nước, phun kỹ lên cây ở vị trí tán lá đều đặn 1-2 lần/tháng.

Sử dụng Tribe Vacci Gold (new) phun trị bệnh chạy dây, héo rũ dưa lưới: Hòa 250ml Tribe Vacci Gold (new) cùng 400 đến 600 lít nước, rồi phun kỹ cho cây mỗi lần cách nhau đảm bảo từ 5 đến 7 ngày.

Phòng trừ bệnh thán thư trên dưa lưới

Nhận biết bệnh trên cây dưa lưới phổ biến và cách phòng trị
Sử dụng Phy Fusaco cho vườn dưa lưới có tác dụng ngăn ngừa sự tấn công của bệnh thán thư và trị dứt điểm tận gốc mầm bệnh

Hướng dẫn sử dụng Phy Fusaco phòng ngừa và điều trị bệnh thán thư ở dưa lưới hiệu quả:

Sử dụng Phy FusaCo đối với vườn dưa lưới bị bệnh sương mai: Bà con sử dùng liều lượng 250ml sản phẩm với 200-300 lít nước để phun kỹ cho cây với khoảng cách mỗi lần từ 5 đến 7 ngày.

Sử dụng Phy FusaCo để phòng bệnh sương mai cho vườn dưa lưới: Bà con sử dụng liều lượng 250ml sản phẩm pha cùng 400-500 lít nước để áp dụng định kỳ từ 15-30 ngày mỗi lần.

Sản phẩm giúp tăng miễn dịch cho cây, phòng trừ bệnh do nấm bệnh như Phytophthora, Fusarium gây ra nứt thân xì mủ, thán thư, chết dây, sương mai,… Nâng cao chất lượng của nông sản mà không gây độc hại cho con người hay cây trồng.

Trung Tâm Sản Phẩm Sinh Học AQ cung cấp những thông tin hữu ích đến bà con về bệnh trên cây dưa lưới trong bài viết trên. Mọi người theo dõi và đọc thêm những bài viết của chúng tôi về kỹ thuật canh tác cũng như phòng trừ sâu bệnh hiệu quả cho cây trồng nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *