Cách phòng trị bệnh thán thư trên đu đủ và Nguyên nhân
Kích thước chữ
Bệnh thán thư trên đu đủ là một loại bệnh phổ biến trên loại cây này, khiến nhiều bà con phải lo lắng, gặp nhiều khó khăn trong quá trình canh tác. Vậy bệnh nguyên nhân do đâu, dấu hiệu nhận, tác hại và cách phòng trị thế nào hãy theo dõi bài viết dưới đây cùng AQ.
Tìm hiểu về bệnh thán thư trên đu đủ là gì?
Bệnh thán thư trên đu đủ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng quả, gây thiệt hại về kinh tế của bà con. Các vết bệnh xuất hiện trên quả, lan rộng dần, ngày càng phá hủy trái làm cho phần thịt bên trong bị thối nhũn.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh thán thư trên đu đủ?
🔶Cây đu đủ bị thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides tấn công, các bào tử nấm sẽ lây lan tạo thành những vết bệnh lớn xâm chiếm diện tích bề mặt của quả, ăn sâu vào bên trong phần thịt quả.
🔶Nấm bệnh lây lan các bào tử nhờ gió và mưa hắt từ khi quả còn xanh, gặp điều kiện thuận lợi nấm bệnh sẽ phát triển mạnh mẽ và gây bệnh nặng hơn.
🔶Khi nhiệt độ từ 18 – 28 độ C, độ ẩm cao (trên 97%), độ pH từ 5.8 – 6.5 sẽ là yếu tố thuận lợi để bệnh phát triển.
Dấu hiệu ban đầu của bệnh thán thư trên đu đủ ra sao?
🔶Bệnh thán thư ở cây đu đủ xuất hiện trên khắp bộ phận của cây đu đủ như cuống trái, thân, lá và quả.
🔶Những đốm tròn màu vàng nhạt xuất hiện trên lá, khi vết bệnh lan rộng ra sẽ chuyển thành màu nâu. Các vết bệnh có vòng tròn đồng tâm, liên kết với nhau tạo thành các mảng cháy lớn.
🔶Trên trái, có những vết đốm bệnh màu xanh tái, đường kính từ 3 – 5mm, hơi lõm xuống so với bề mặt, có hiện tượng úng nước. Bệnh phát triển mạnh, sẽ làm cho vết bệnh lan rộng, vùng bị bệnh sẽ bị phá hủy, thịt quả thối nhũn.
🔶Bệnh còn tấn công trên cuống trái và thân cây đủ đủ, cũng xuất hiện các vết đốm màu nâu, bệnh nặng hơn vết đốm lan rộng, cuống trái dễ bị rụng, thối, thân cây lõm xuống.
Tác hại do bệnh thán thư trên đu đủ gây ra như thế nào?
🔶Bệnh tấn công trên lá làm cho lá bị rụng, ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.
vQuả thối nhũn, hư hại nặng nề, ảnh hưởng đến chất lượng quả, năng suất của cây.
🔶Cây dễ bị nhiễm các bệnh nguy hiểm khác bởi sức đề kháng đang bị suy yếu do không thể chống lại bệnh.
🔶Trái dễ bị rụng sớm, không thể đạt năng suất như mong muốn, ảnh hưởng đến kinh tế của bà con.
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh thán thư trên đu đủ
Để ngăn ngừa bệnh hiệu quả, bà con cần áp dụng các biện pháp phòng trị bệnh như sau:
✅ Lựa chọn khu vực trồng có đất thoát nước tốt, tơi xốp, giàu dinh dưỡng.
✅ Chọn giống đu đủ không bị nhiễm bệnh, chất lượng tốt, có sức đề kháng khỏe.
✅ Mật độ trồng đu đủ vừa phải, phù hợp, không trồng quá dày.
✅ Không nên để gốc cây quá ẩm, tránh nhiễm nấm bệnh.
✅ Vệ sinh vườn đu đủ sạch sẽ, dọn cỏ, tàn dư thực vật để tạo điều kiện cho bệnh xuất hiện.
✅ Cần tiêu hủy những cây trồng, bộ phận bị nhiễm bệnh để tránh lây lạn sang những cây khác hay toàn vườn.
✅ Kiểm tra vườn thường xuyên để nhanh chóng phát hiện ra bệnh, kịp thời xử lý.
✅ Tưới tiêu hợp lý, phù hợp với từng mùa, tránh tưới quá nhiều gây ngập úng cho cây.
✅ Bón phân để giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cây phát triển và có sức đề kháng để chống lại nhiều bệnh cây trồng.
Thuốc đặc trị bệnh thán thư trên đu đủ hết ngay Antafungal an toàn cho cây
Bà con có thể tham khảo sử dụng thuốc sinh học Antafungal để điều trị bệnh thán thư trên đu đủ. Thuốc có các thành phần được điều chế từ các chế phẩm sinh học, chuyên tiêu diệt nấm gây bệnh đặc biệt với bệnh thán thư trên cây trồng. Hiệu quả lâu dài, an toàn và bảo vệ môi trường.
Thành phần thuốc trị bệnh thán thư cây đu đủ Antafungal
Thành phần chính trong thuốc Antafungal gồm:
Vi sinh tổng số: 107CFU/g (Chaetomium spp, Trichoderma spp, Paecilomyces sp các chủng nấm cộng sinh và các chủng vi khuẩn lên men cải tạo đất, các loại Humic, nhiều loại vi lượng dạng EDTA và Fluvic,…)
Công dụng thuốc trị bệnh thán thư cây đu đủ Antafungal
✅ Điều trị và ngăn ngừa các loại bệnh hại cây trồng như: Thán thư, đốm lá, rỉ sắt, chết cây con, phấn trắng, nấm hồng, sương mai.
✅ Chống lây lan hiệu quả, khoanh vùng dập dịch, cây sinh trưởng và phát triển tốt.
✅ Giúp cân bằng vi sinh, bảo vệ hệ sinh thái và môi trường.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh thán thư cây đu đủ Antafungal
✅ Phòng trị bệnh thán thư ở đu đủ: 250g/200 lít nước, phun và tưới kỹ trên tán cây và dưới gốc, mỗi lần cách nhau 5-10 ngày/lần.
✅ Phòng bệnh thán thư trên đu đủ: 250g/ pha với 400 lít nước, sử dụng 2-3 lần/vụ.
Phía trên là bài viết về bệnh thán thư trên đu đủ, AQ đã cung cấp đầy đủ thông tin về bệnh như nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, các tại hại và cách phòng trị bằng các biện pháp chăm sóc và sử dụng thuốc trị phù hợp. AQ chúc bà con điều trị bệnh thán thư thành công và có một vụ màu đu đủ sai trĩu quả. Hãy theo dõi website của chúng tôi để liên tục cập nhập thêm nhiều kiến thức về cây trồng.