Phòng trị bệnh thán thư trên cây lựu hết nhanh & nguyên nhân

Phòng trị bệnh thán thư trên cây lựu hết nhanh & nguyên nhân

08/05/2024

Kích thước chữ

Bệnh thán thư trên cây lựu là một trong những căn bệnh thường thấy ở loại cây trồng này. Xảy ra hầu hết ở các quốc gia có trồng lựu như: Anh, Đức, Tây Ban Nha, Pháp và Việt Nam. Bệnh có khả năng lây lan mạnh khi điều kiện khí hậu tương thích, vì thế cần có biện pháp kiểm soát chặt chẽ để hạn chế rủi ro do bệnh thán thư cây lựu gây ra.

Tìm hiểu về bệnh thán thư trên cây lựu là gì?

Nhận biết bệnh thán thư trên cây lựu & Phòng trừ hiệu quả
Bệnh thán thư tấn công lá, quả, thân, cành cây lựu khiến các bộ phận này khô héo và thối hư khi bệnh tiến triển nặng

Bệnh thán thư trên cây lựu (Anthracnose in Pomegranate) tác động trực tiếp đến chất lượng và tính thẩm mỹ của quả lựu. Hầu như những quả lựu nhiễm bệnh thán thư đều không thể bán ra, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của người trồng. Mặt khác, nếu vườn lựu không được xử lý mầm bệnh triệt để, khả năng cao những vụ trồng tiếp theo có nguy cơ tái nhiễm nặng hơn.

Thời tiết là yếu tố bất khả kháng, không thể kiểm soát thông qua hoạt động canh tác. Vì thế bà con cần có những hiểu biết nhất định về loại bệnh hại này để có phương án phòng ngừa hữu hiệu.

Tác nhân chính gây ra bệnh thán thư trên cây lựu

Nấm Glomerella cingulata hay còn được gọi với tên gọi phổ biến Colletotrichum gloeosporioide – tác nhân của bệnh thán thư ở cây lựu. Loại nấm tấn công đa dạng các loại cây trồng, từ cà phê, chè, cây có múi, rau củ quả đến các giống cây ăn trái như xoài, đu đủ, lựu, v.v.

Chúng cư trú trên tàn dư vật chủ đã nhiễm bệnh, bề mặt đất hoặc quả khô. Nhiệt độ sinh trưởng dao động từ 25 – 30°C, vì thế mùa xuân là thời điểm phát bệnh thán thư lý tưởng của loại nấm này.

Đường lây truyền của nấm Glomerella cingulata gồm có: nước mưa, gió, tổn thương vật lý và côn trùng cắn phá.

Giai đoạn cây lựu ra hoa và phát triển quả là 2 giai đoạn cây dễ bị nấm thán thư tấn công nhất. Vì vậy bà con lưu ý thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe cây trồng vào 2 thời điểm trên.

Nhận biết bệnh thán thư trên cây lựu qua dấu hiệu nào?

Nhận biết bệnh thán thư trên cây lựu & Phòng trừ hiệu quả
Một số dấu hiệu nhận biết bệnh thán thư trong vườn lựu

✅ Trên lá: Xuất hiện các đốm đen nằm rải rác trên mặt lá, theo thời gian đốm bệnh lớn dần có quầng vàng bao quanh, lá xanh chuyển vàng toàn bộ và rụng sớm.

✅ Trên quả: Các vết bệnh sẫm màu xuất hiện gần cuống quả, vết bệnh lớn dần và có màu đen, sũng nước, có xu hướng biến dạng, phần hạt bên trong thối rữa.

✅ Trên cành, nhánh cây lựu cũng bị tróc vỏ, héo khô, thối mục khi bệnh thán thư trên cây lựu tiến triển nặng.

Tác hại do bệnh thán thư trên cây lựu gây ra cho cây trồng

Đặc trưng của những cây lựu bị thán thư là mầm bệnh tiềm ẩn. Trong quá trình vận chuyển giai đoạn sau thu hoạch, ở điều kiện nhiệt độ phù hợp cho phép bệnh khởi phát tạo những đốm bệnh trên trái chín. Điều này ảnh hưởng nặng đến khả năng tiêu thụ của số lượng trái lựu thu hoạch.

Mặt khác, bệnh thán thư trên cây lựu có nguy cơ gây mất mùa trên diện rộng nếu không có những biện pháp kiểm soát kịp thời thông qua phun thuốc phòng ngừa.

Một số giải pháp phòng trị bệnh thán thư ở cây lựu đơn giản, hiệu quả

Nhận biết bệnh thán thư trên cây lựu & Phòng trừ hiệu quả
Một số biện pháp canh tác hữu hiệu ngăn ngừa bệnh thán thư trên cây lựu

Việc áp dụng các kỹ thuật canh tác đúng cách và đầy đủ giúp nâng cao hiệu quả phòng trừ các loại bệnh do nấm gây ra (bao gồm nấm Glomerella cingulata gây bệnh thán thư trên cây lựu).

Cách chăm sóc phòng tránh bệnh thán thư cây lựu xuất hiện

☑️ Chỉ trồng những cây giống khỏe mạnh, chống sâu bệnh hại tốt.

☑️ Số lượng cây lựu được trồng tương thích với mật độ vườn, không trồng dày đặc tạo điều kiện ẩm ướt cho nấm bệnh sinh sôi.

☑️ Cắt tỉa định kỳ giúp vườn trồng luôn được thông thoáng.

☑️ Xây dựng hệ thống thoát nước hiệu quả cho vườn trồng khi lượng mưa tăng cao.

☑️ Cân đối dinh dưỡng trong phân bón, hỗ trợ cây lựu sinh trưởng hiệu quả.

☑️ Hạn chế gây ra thương tổn vật lý trong quá trình trồng và chăm sóc cây lựu.

☑️ Áp dụng các biện pháp sinh học để ngăn côn trùng cắn phá, hút chích hại vườn lựu.

☑️ Thường xuyên thăm vườn để vệ sinh vườn trồng, đồng thời kiểm soát sự phát triển của cỏ dại (nhất là giai đoạn cây lựu nở hoa và nuôi quả).

☑️ Kết hợp phun thuốc phòng trừ từ đầu vụ hạn chế nấm gây bệnh thán thư trên cây lựu khởi phát.

Sử dụng thuốc hóa học xử lý bệnh thán thư cây lựu

AQ khuyến khích bà con nên tham khảo Danh mục thuốc BVTV cho phép sử dụng tại Việt Nam để phun trị bệnh thán thư cho vườn lựu nhà mình. Một số hoạt chất có hiệu quả ngăn chặn nấm Glomerella cingulata: Boscalid, Chlorothalonil, Cytosinpeptidemycin, v.v.

Thuốc đặc trị bệnh thán thư trên cây lựu – Antafungal

Nhận biết bệnh thán thư trên cây lựu & Phòng trừ hiệu quả
Antafungal gồm các chủng vi sinh và vi khuẩn khỏe mạnh, vừa tiêu diệt nấm thán thư vừa hỗ trợ cây lựu sinh trưởng hiệu quả nhất

Nhằm kiểm soát tình hình bệnh thán thư hại cây lựu, AQ xin giới thiệu đến bà con một chế phẩm sinh học chuyên trị các loại nấm bệnh, phục hồi sức khỏe cây ăn trái trong điều kiện thời tiết thất thường: Antafungal – Thuốc đặc trị bệnh thán thư trên cây lựu.

Thành phần thuốc trị bệnh thán thư cây lưu Antafungal

Tổng số vi sinh: 1 x 107 CFU/g gồm các vi sinh cộng sinh như: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Paecilomyces sp; các chủng vi khuẩn lên men cải tạo đất; Axit Humic, Axit Fulvic; các loại vi lượng dạng EDTA, v.v.

Công dụng thuốc trị bệnh thán thư ở cây lựu Antafungal

Thuốc trị bệnh thán thư trên cây lựu Antafungal với những công dụng hữu hiệu như:

✔️ Cách ly khu vực cây lựu nhiễm bệnh thán thư, chống lây lan và xử lý tận gốc mầm bệnh.

✔️ Kích thích cây trồng phát triển khỏe mạnh, đạt năng suất tối đa.

✔️ Phòng trừ một số loại bệnh liên quan như: sương mai, phấn trắng, nấm hồng, đốm lá, chết cây con, rỉ sắt.

✔️ Cân bằng hệ vi sinh trong đất trồng, bảo vệ môi trường tự nhiên.

Cách sử dụng thuốc trị bệnh thán thư cây lựu Antafungal

Phun thuốc trị bệnh thán thư ở cây lựu: 250g Antafungal + 200 lít nước. Mỗi đợt phun cách nhau 5 – 10 ngày.

Phun thuốc phòng bệnh thán cây lựu: 250g Antafungal + 400 lít nước. Mỗi vụ xử lý từ 2 – 3 lần.

Kỹ thuật phun: Phun và tưới kỹ khu vực trên tán cây và dưới gốc những cây lựu nhiễm bệnh.

Mong rằng những thông tin về bệnh thán thư trên cây lựu mà AQ chia sẻ đã giúp bà con hiểu hơn về tình hình bệnh hại trong vườn. Từ đó chủ động hơn trong công tác phòng ngừa, canh tác đạt hiệu quả cao thúc đẩy sự sinh trưởng của vườn lựu mang lại nguồn thu nhập đáng kể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *