Cách phòng trị bệnh sọc lá chuối hiệu quả và an toàn cho cây
Kích thước chữ
Bệnh sọc lá chuối là một căn bệnh phổ biến ở hầu hết các giống chuối. Mầm bệnh có thể đã xuất hiện trên cây giống, vì thế bệnh được cảnh báo về mức nguy hại đối với năng suất và chất lượng chuối thu hoạch.
Để rõ hơn về tình trạng bệnh hại và cách phòng trừ phù hợp, mời bà con cùng AQ theo dõi qua bài viết bên dưới.
Tìm hiểu về bệnh sọc lá chuối là gì?
Bệnh sọc lá chuối – hay còn gọi là bệnh Sigatoka trên cây chuối, được xem là mối đe dọa ở những năm trước đây với những vườn chuyên canh. Người trồng đoán nguyên nhân gây bệnh do côn trùng hút chích, vì thế đã tốn nhiều tiền để mua thuốc trừ sâu nhưng không mang lại kết quả, làm gia tăng chi phí sản xuất cây trồng.
Việc điều trị không được chẩn đoán đúng dẫn đến hoạt động kiểm soát không hiệu quả, gây ra tổn thất lớn đến nguồn kinh tế của bà con nông dân.
Nguyên nhân nào gây bệnh sọc lá chuối?
Nấm Mycosphaerella fijiensis (tên khoa học: Mycosphaerella fijiensis M. Morelet) là nguyên nhân chính khiến cây chuối bị sọc lá. Chúng sinh sôi tốt ở nhiệt độ từ 22 – 29°C, độ ẩm > 90% liên tục trong 2 ngày liên tục.
Các yếu tố môi trường khác:
- Thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, có sương.
- Đất trồng thoát nước kém, đất dư đạm.
- Mật độ trồng cây chuối dày đặc.
Dấu hiệu của bệnh sọc lá chuối ra sao?
Bệnh hại tấn công chủ yếu ở hai mặt lá chuối. Nấm bệnh hình thành đốm nhỏ màu nâu đỏ/xanh vàng song song với gân lá. Theo thời gian, đốm bệnh lan rộng chuyển thành màu đen, bao quanh là quầng vàng.
Sau cùng, chúng chuyển thành màu đen, ở giữa đốm bệnh có màu xám. Lá nhiễm bệnh rất dễ rách thành từng miếng, sau cùng là héo khô và rũ xuống.
Tác hại do bệnh sọc lá chuối gây
Nếu không kịp thời kiểm soát sự lây lan của nấm bệnh, lá chuối sẽ sớm héo khô và chết do sự sinh sôi của nấm sọc lá. Quày và nải chuối đều nhỏ, khi ăn vào có vị chát, trái lâu chín.
Bệnh sọc lá chuối ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây, làm giảm phẩm chất trái đáng kể. Mặt khác có thể gây chết cây do toàn bộ lá đã nhiễm bệnh, không có lá mới thay vào.
Một số cách phòng trị cây chuối bị sọc lá đơn giản, hiệu quả
Canh tác là hoạt động quan trọng đối với mỗi vườn cây, canh tác đúng kỹ thuật sẽ giảm bớt nỗi lo cây chuối bị sọc lá xuất hiện. AQ xin chia sẻ với bà con một vài kỹ thuật canh tác hữu hiệu giúp cho việc trồng và chăm sóc cây chuối trở nên dễ dàng hơn nhé.
Phương pháp chăm sóc phòng ngừa bệnh sọc lá ở cây chuối
✅ Chọn cây chuối giống có nguồn gốc rõ ràng, sạch bệnh.
✅ Đảm bảo đất vườn chuối có độ pH trung tính hoặc hơi kiềm.
✅ Xây dựng hệ thống thoát nước cho đất, nhất là vào mùa mưa để tránh bệnh sọc lá chuối phát sinh.
✅ Đảm bảo khu vực trồng thông thoáng, có không gian để cây chuối phát triển tối đa.
✅ Dọn sạch cỏ dại và tàn tích vụ trồng trước tránh nấm bệnh trú ẩn.
✅ Sử dụng phân bón hữu cơ đã qua xử lý để bón lót cho vườn chuối.
✅ Cắt bỏ những lá chuối có dấu hiệu bệnh sọc lá là bước đầu tiên ngăn ngừa sự lây lan. Bao gồm những cây con chưa trổ bông, cần phải loại bỏ sạch và tiêu huỷ xa vườn.
Sử dụng thuốc hoá học xử lý bệnh sọc lá ở cây chuối
Hiện tại, thuốc hoá học cho phép sử dụng ở Việt Nam chưa có sản phẩm đặc trị bệnh sọc lá cây chuối. Vì vậy bà con có thể tham khảo các hoạt chất sau để xử lý bệnh hại: Dimethomorph, Fosetyl-aluminium, Metalaxyl, Oxathiapiprolin.
Bà con lưu ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn trên bao bì, không pha nhiều hay phun quá liều theo quy định tránh ảnh hưởng sức khoẻ cây trồng và người sử dụng.
Thuốc đặc trị bệnh sọc lá chuối Phy FusaCo an toàn cho cây
Tình trạng sọc lá ở cây chuối cần có biện pháp xử lý dứt điểm để tránh nguy cơ lây lan và tái nhiễm ở vụ sau. Thuốc đặc trị bệnh sọc lá cây chuối Phy FusaCo với thành phần nấm đối kháng hữu hiệu, ngăn chặn nấm bệnh gây hại vườn trồng chuối.
Thành phần của thuốc trị bệnh sọc lá cây chuối Phy FusaCo
Vi sinh tổng số đạt 1,5 x 108 CFU/ml gồm: Chaetomium spp, Trichoderma spp, Bacillus subtilis.
Phy FusaCo được sản xuất bằng công nghệ kết hợp bào tử gốc với các hoạt chất emzyme ngoại bào và nano chitosan.
Công dụng của thuốc trị bệnh sọc lá cây chuối Phy FusaCo
✅ Nấm Trichoderma chuyên diệt nấm bệnh trên cây trồng, xử lý dứt điểm quần thể nấm gây bệnh sọc lá trên cây chuối.
✅ Tăng cường sức đề kháng cho vườn chuối trước sự biến động của thời tiết.
✅ Phòng trị một số bệnh hại liên quan như: thán thư, thối nhũn, thối gốc, thối thân, sương mai, héo rũ, loét do vi khuẩn, v.v.
✅ Đảm bảo chất lượng chuối thu hoạch, nâng cao giá trị kinh tế cho vườn cây.
✅ Thời gian phòng trừ kéo dài sau khi sử dụng thuốc, đảm bảo sức khoẻ cho vườn chuối.
Hướng dẫn sử dụng thuốc trị bệnh sọc lá cây chuối Phy FusaCo
Phun trị cây chuối bị sọc lá: 250ml Phy FusaCo + 400 – 600 lít nước, mỗi đợt cách nhau từ 5 – 7 lần.
Phun phòng bệnh sọc lá ở cây chuối: 250ml Phy FusaCo + 800 – 1000 lít nước, mỗi đợt phun phòng cách 15 – 30 ngày.
Cách phun: Tập trung khu vực lá – cành – thân – dưới gốc cây chuối.
Trên đây là những thông tin về bệnh sọc lá chuối mà AQ muốn chia sẻ đến quý bà con. Mong rằng đã giúp bà con hiểu hơn về tình hình bệnh hại trong vườn, từ đó chủ động phun phòng, chăm sóc kỹ lưỡng đảm bảo sự sinh trưởng của cây chuối được tối ưu, khoẻ mạnh, không bệnh hại,